"Thập ác bất xá" là 10 tội ác nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Thập ác bất xá" theo nghĩa mặt chữ là 10 tội ác không thể tha thứ. Trong lịch sử có khi nào pháp luật đặt ra những loại tội này? Phật giáo cũng có nói về Thập ác, và khác với kiến giải về luật pháp. Chính trị nói về pháp và hình (pháp luật và hình phạt), còn Phật gia giảng tội và xá (tội lỗi và tha thứ).

Con người sống trên đời, ai có thể không có lỗi lầm? Mọi người muốn biết đến nhất có lẽ là tội lỗi "Thập ác bất xá" do tâm linh vô minh mà phạm phải, thì phải làm thế nào mới được xá tội. Tội lỗi và xá tội, làm thế nào được xá tội? Pháp luận và Phật Pháp cũng có điều khoản và kiến giải khác nhau.

10 tội ác theo hình pháp

Tôn chỉ của hình phạt là ở "dẹp loạn trừ bạo, cấm con người làm việc sai trái", và đã có từ thời cổ đại. 10 tội nặng có thể thấy trong "Tề Luật 12 thiên" thời Nam Bắc triều. Liệt kê rõ 10 tội ác đó là những tội nào?

Năm Hà Tĩnh thứ 3 đời Vũ Thành Đế nhà Bắc Tề, Thượng thư lệnh Triệu Quận Vương Duệ đã dâng tấu "Tề Luật 12 thiên" (Luật Bắc Tề), trong đó có 10 trọng tội là: "Thứ nhất là phản nghịch, thứ hai là đại nghịch, thứ ba là làm phản, thứ tư là đầu hàng, thứ năm là ác nghịch, thứ sáu là vô Đạo, thứ bẩy là bất kính, thứ tám là bất hiếu, thứ chín là bất nghĩa, thứ mười là nội loạn"

Hình phạt của luật Bắc Tề thuộc lọai hình phạt nghiêm khắc, những tội nhân phạm vào các điều trong 10 trọng tội này thì không được đưa vào nội dung luận đàm chuộc tội. Cũng có nghĩa là không được dùng tiền tài của cải hoặc lao dịch để giảm tội hoặc miễn trừ hình phạt, ắt phải chịu hình phạt hoặc tử hình. Đây chính là nguồn gốc của câu "Thập ác bất xá".

Đầu năm Khai Hoàng thứ nhất đời Tùy Văn Đế thế kỷ thứ 6, Lệnh Cao Quýnh thay đổi, đặt ra pháp luật mới, đa phần áp dụng pháp luật của triều Bắc Tề, và tiến hành điều chỉnh. Trong đó danh mục 10 trọng tội đại thể là giống nhau chỉ có khác biệt nhỏ. 10 trọng tội được ghi chép trong tùy thư theo thứ tự là: "Thứ nhất mưu phản, thứ hai mưu đại nghịch, thứ ba mưu phản bội, thứ tư ác nghịch, thứ năm vô Đạo, thứ sáu đại bất kính, thứ bẩy bất hiếu, thứ tám bất hòa, thứ chín bất nghĩa, thứ mười nội loạn".

Triều Tùy Văn Đế, người phạm tội trong 10 trọng tội này cũng có điều khoản đặc biệt được giảm nhẹ hình phạt, gọi là "Bát nghị" (8 điều bàn luận), người có 8 tình trạng thân phận có thể có có hội giảm nhẹ hình phạt đó là: Thân, cố, hiền, năng, công, quý, cần, tân. Nhưng phải xóa bỏ danh tính tịch quán và xóa bỏ tất cả những tư cách vốn có (gọi là trừ danh).

Sau khi pháp luật mới năm Khai Hoàng thứ nhất đời Tùy Văn Đế được thực thi, người phạm tội chịu hình phạt vẫn rất nhiều, Tùy Văn Đế xem xét đánh thấy pháp luật quá nghiêm khắc, nên lại lệnh cho Tô Uy, Ngưu Hoằng sửa đổi pháp luật, loại bỏ 81 loại tội chết và 1100 loại tội chịu hình phạt khác. Từ đó pháp luật triều Khai Hoàng đơn giản cốt yếu, mà lại không sơ suất sai sót.

10 trọng tội "Thập ác" như sau:

  1. Mưu phản: Mưu đồ nguy hại cho quốc gia xã tắc.
  2. Mưu đại nghịch: Mưu đồ hủy hoại tông miếu, lăng mộ, cung điện của quân chủ.
  3. Mưu phản bội: Mưu đồ phản bội tổ quốc, đầu hàng địch.
  4. Ác nghịch: Đánh đập hoặc mưu sát trưởng bối trực hệ như ông bà nội, cha mẹ; sát hại cô, dì, chú, bác, anh, chị, ông bà ngoại, chồng, ông bà chồng, cha mẹ.
  5. Vô Đạo: Sát hại cả nhà mà 3 người không đáng phải tội chết, và phân xác; tạo nuôi loài độc, dùng ma thuật tà pháp hại người.
  6. Đại bất kính: Hành vi đại bất kính đối với thiên tử. Bao gồm: Trộm cắp đồ thờ tế Thần, xe kiệu, y phục của thiên tử; trộm cắp và ngụy tạo quốc bảo; chế ngự dược mới không có hiệu quả như phương thuốc cũ; nếu làm món ăn cho vua, phạm cấm kỵ ẩm thực; chèo lái thuyền cho thiên tử, sai lầm khiến thuyền không vững vàng; chỉ trích thiên tử ngồi xe, tình lý đều tổn hại, và không có lễ quân thần.
  7. Bất hiếu: Trái ngược đạo hiếu. Mắng chửi ông bà, cha mẹ; khi ông bà, cha mẹ còn, lập hộ tịch khác, tài sản riêng, phụng dưỡng cha mẹ không đầy đủ. Cha mẹ chết, trong thời gian chịu tang cử hành cưới xin, bỏ tang phục vui chơi như lúc bình thường; nghe tin ông bà, cha mẹ chết, che giấu không cử hành tang lễ; giả nói ông bà, cha mẹ chết.
  8. Bất hòa: Là chỉ việc mưu hại lẫn nhau trong gia tộc, bao gồm mưu sát hoặc bán người thân trong gia tộc. Người thân ở đây là chỉ những người tôn trưởng mà khi chết phải mặc tang phục và họ hàng thân thuộc trong gia tộc.
  9. Bất nghĩa: Là chỉ việc tàn của người dưới với người trên, người trẻ với người già, còn có sự bất nghĩa của phụ nữ đối với chồng. Bao gồm: sát hại quan chức, thứ sử, huyện lệnh chính quyền, sát hại thầy dạy học, truyền nghề; thư lại binh lính sát hại trưởng quan ngũ phẩm trở lên; và vợ biết chồng chết nhưng che giấu không làm đám tang, vui chơi không mặc tang phục và cải giá.
  10. Nội loạn: Chỉ những hành vi loạn luân trong nội tộc. Bao gồm: gian dâm với người trong họ, và thiếp của ông, của cha.

Thập ác và nghiệp báo trong Kinh Phật

Trong Phật giáo cũng có thuyết pháp về phạm "Thập ác" sẽ chịu nghiệp báo ác. Trong "Vị tằng hữu kinh" có viết về 10 trọng tội "Thập ác" là: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, nói hai mặt, ác khẩu, nói thêu dệt, tật đố, giận dữ oán hận, kiêu ngạo tà kiến.

Nguồn gốc gây ra tội Thập ác, có cái khởi đầu từ hành động bản thân, có cái khởi đầu từ việc không tu khẩu, có cái khởi đầu từ ý niệm, chấp trước tự ngã.

Khởi đầu từ thân bất thiện gồm: sát sinh, trộm cắp, tà dâm.

Khởi đầu từ khẩu bất thiện tạo khẩu nghiệp gồm: vọng ngôn (nói lời cuồng vọng), nói lời hai mặt (lời lia gián), ác khẩu (ác ngữ), lời thêu dệt (lời ô uế tà vạy).

Khởi đầu từ ý niệm bất thiện, chấp trước tự ngã, tâm tranh đấu, tâm hiển thị gồm: tật đố (đố kỵ, ghen ghét), tức giận oán hận (nổi giận, nổi nóng), kiêu ngạo tà kiến.

Phật gia giảng, thập ác của con người đều sẽ chịu ác báo.

Mục Kiền Liên
Mặc dù Mục Kiền Liên là "Thần thông đệ nhất" trong các đệ tử của Phật Đà cũng không cứu được mẹ mình. (Ảnh: Wikipedia)

Trong chuyện cổ Phật gia Mục Kiền Liên cứu mẹ, mẹ của tôn giản Mục Kiền Liên khi còn sống không tu phúc, "thập ác" đều phạm, vì vậy bị đạo vào đạo ngạ quỷ ở địa ngục chịu ác báo. Mặc dù Mục Kiền Liên là "Thần thông đệ nhất" trong các đệ tử của Phật Đà cũng không cứu được mẹ mình. Thần thông quảng đại của ông cũng không hồi hướng tội nghiệp to lớn của mẹ, bởi vì tội nghiệp tự mình tạo thì phải tự mình hoàn trả.

Kinh Phật cũng dạy mọi người chân thành sám hối sửa chữa lỗi lầm, tu thiện, tu khẩu, tu bỏ tự tư tự ngã, thì có thể thay đổi được vận mệnh. Thế nên, người ở trong cõi mê phạm phải tội trong "Thập ác bất xá" thì làm thế nào có thể được miễn giảm xá tội? Vẫn có thể thông qua chịu khổ hoàn trả nợ nghiệp, thông qua cải thiện bản thân, tu thiện vị tha, tu bỏ tự tư, mà đắc được thiện đức chuyển hóa nghiệp lực của bản thân. Phật gia giảng, nguyên thần làm chủ sinh mệnh con người là bất diệt, đức và nghiệp của con người đều theo nguyên thần ra đi. Khi trả hết nợ nghiệp rồi thì mới có được tương lai tốt đẹp, có thể khởi đầu một kiếp sống mới.

Tường Hòa
Theo Dung Nãi Gia - Secretchina

Tài liệu tham khảo:
- Thông Điển - Đỗ Hựu
- Tùy Thư - Ngụy Trưng
- Pháp Uyển Châu Lâm



BÀI CHỌN LỌC

"Thập ác bất xá" là 10 tội ác nào?