Cha mẹ làm gương chính là hành trang quý nhất trên con đường trưởng thành của trẻ [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một gia đình giàu có nhất là một gia đình có thể nuôi dưỡng được một đứa trẻ như thế này...

Lần nọ, trên tàu điện ngầm, chúng tôi nhìn thấy một cậu bé nhường chỗ ngồi cho một phụ nữ với chiếc xe đẩy em bé. Người mẹ ấy mệt quá nên nghỉ ngơi một chút, cậu bé ấy bèn dùng tay đặt lên thành ghế để người mẹ có thể tựa vào và chợp mắt, bên cạnh đó còn trông coi giúp cô ấy cái túi xách.

Một nhà văn đã từng diễn thuyết: Là cha mẹ, thành tựu lớn nhất là nuôi dạy được những đứa trẻ hòa nhập với thế giới.

Một cuộc khảo sát đã được thực hiện trên Internet như sau: Nếu ông bố nào không thể chăm sóc con nhỏ với thời gian 12 giờ trong một tuần thì sẽ bị tước danh hiệu làm cha, bạn có ủng hộ quan điểm này không?

Kết quả khảo sát cho thấy: Tỷ lệ ủng hộ đạt đến 79%, nhận được nhiều phiếu đồng ý vượt trên cả phiếu phản đối. Nhưng khi ban tổ chức chương trình phỏng vấn một số đứa trẻ, trong đó có câu trả lời của 3 em đã gây bất ngờ rằng: Không đồng ý, không ủng hộ. Và lý do là:

Bởi vì ông ấy là bố của cháu;

Bố cháu mãi mãi là người bố tốt nhất;

Bố cháu làm việc cả tuần vất vả, thật khó khăn.

Con yêu bố.
Ảnh minh họa: Pexels.

Trước lời này của con trẻ, ông bố hạnh phúc ấy đã xúc động chia sẻ: Vốn nghĩ rằng tất cả các đứa trẻ đều sẽ nói đồng ý, nhưng không ngờ lại nhận được câu trả lời thẳng thắn đầy chân thành như thế này của con mình. Bản thân làm bố cũng không nghĩ tới điều này, vì bình thường có khá ít thời gian chăm con, tuy vậy trong tâm con mình vẫn cảm kích và đưa ra nhận xét ấm áp như vậy.

Jenny Elim, tác giả chuyên về chăm sóc và giáo dục trẻ em người Mỹ từng nói:

Không sợ trẻ nhỏ có những khiếm khuyết, mà điều đáng sợ nhất là ở phương pháp dạy dỗ và quan niệm giáo dục gia đình thiếu đúng đắn của các bậc cha mẹ.

Vì sinh lý và tâm lý của trẻ chưa đủ trưởng thành, nên hầu như tất cả các phản ứng với thế giới bên ngoài đều dựa trên phản ứng tự nhiên và bắt chước. Nên cha mẹ cần kiên nhẫn dẫn dắt từng bước, đồng thời dạy con thế nào thì mình làm gương thế ấy. Đây chính là hành trang quý giá nhất trên con đường trưởng thành cho con trẻ.

Đối với trẻ con thì nên nhẫn nại nhiều hơn và ít quở mắng hơn; có thể thấu hiểu và ít oán trách hơn; dẫn dắt nhiều hơn và ít phê bình hơn. Hãy để trẻ con có cơ hội cùng tham gia những hoạt động trong gia đình, bồi dưỡng tâm hồn trẻ để trẻ hiểu được thế nào là tấm lòng chân thành và một trái tim biết cảm ơn, đây cũng là phúc khí lớn nhất của các bậc làm cha mẹ.

Vì tâm sinh lý của trẻ chưa đủ trưởng thành, nên hầu như tất cả các phản ứng với thế giới bên ngoài đều dựa trên phản ứng tự nhiên và bắt chước. Nên cha mẹ cần kiên nhẫn dẫn dắt và làm gương.
Vì tâm sinh lý trẻ chưa đủ trưởng thành, nên hầu như tất cả các phản ứng với thế giới bên ngoài đều dựa trên phản ứng tự nhiên và bắt chước. Nên cha mẹ cần kiên nhẫn dẫn dắt và làm gương. (Pexels)

Ở bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một cậu bé 13 tuổi tên là Jaequan Fauikner. Sau khi nghỉ hè, những đứa trẻ khác mau chóng tham gia vào các trại hè khác nhau, nhiều chuyến du lịch thú vị và nhiều hoạt động vui chơi khác. Tuy nhiên, dưới áp lực của gia đình, Jaequan đã chọn mở một quầy thức ăn nhỏ ngay trước cửa nhà để bán xúc xích, đồ uống, khoai tây chiên và một số món ăn nhẹ khác v.v.

Jaequan sinh ra trong một gia đình rất nghèo và thậm chí mắc chứng trầm cảm. Bố cậu nghiện rượu, và mẹ cũng không có công việc ổn định, gia đình cậu thường bị người ta đến đòi nợ, ngôi nhà trống rỗng và nghèo khó. Tuy nhiên, Jaequan là một cậu bé có trách nhiệm, cậu muốn cải thiện tình hình kinh tế của gia đình tốt hơn một chút, bên cạnh đó, cậu cũng không muốn chiếm dụng vỉa hè công cộng, nên cậu đã mở một quầy bán thức ăn nhẹ ngay trước cổng nhà của mình với sự giúp đỡ của bà ngoại.

Khi cảnh sát đến, họ không tịch thu quầy hàng, cũng không tịch thu thức ăn. Sau khi họ hiểu ra hoàn cảnh gia đình của Jaequan, cảnh sát đã dẫn cậu đi kiểm tra sức khỏe, kết quả là sức khỏe của cậu hoàn toàn bình thường; rồi đến Bộ y tế kiểm tra chất lượng vệ sinh gian hàng và an toàn thực phẩm, tất cả cũng đủ tiêu chuẩn.

Cuối cùng, cảnh sát còn giúp cậu bằng cách tự chi trả 87 đô cho giấy phép kinh doanh của Jaequan, thậm chí còn cho phép cậu mở một quầy hàng ở trước cổng đồn cảnh sát.

Jaequan là một cậu bé có trách nhiệm, cậu muốn cải thiện tình hình kinh tế của gia đình, nên cậu đã mở một quầy bán thức ăn nhẹ ngay trước cổng nhà của mình với sự giúp đỡ của bà ngoại.
Jaequan là một cậu bé có trách nhiệm, cậu muốn cải thiện tình hình kinh tế của gia đình, nên cậu đã mở một quầy bán thức ăn nhẹ ngay trước cổng nhà của mình với sự giúp đỡ của bà ngoại. (Pixabay)

Nhận được sự quan tâm ấm áp từ xã hội, Jaequan cũng muốn đền đáp một chút, cậu quyết định lấy ra 25 xu lợi nhuận trong mỗi que xúc xích bán được để đóng góp cho Tổ chức ngăn chặn trầm cảm và tự tử ở thanh thiếu niên.

Tuy số tiền không nhiều nhưng nó thể hiện tấm lòng chân thành của cậu. Gian hàng dưới ánh nắng mặt trời là tất cả hy vọng của Jaequan. Cậu bé hiểu chuyện và mạnh mẽ, lạc quan và đầy lòng biết ơn, tất cả những điều ấy sẽ mang lại cho cậu một cuộc sống ấm no và hạnh phúc về sau.

Dĩ nhiên một gia đình có đầy đủ điều kiện vật chất cũng rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ, khi chúng ta rót vào tâm hồn trẻ sự chân thành và tình yêu thương, tương lai nhất định trẻ cũng hiểu được thế nào là trân quý bản thân và yêu cuộc sống, càng dễ dàng hiểu được sự tôn trọng và cảm ơn sự phó xuất của người khác.

Cha mẹ yêu thương con cái của mình, đó chính là bản năng bẩm sinh. Thậm chí đại đa số các bậc cha mẹ ở Châu Á còn dành cả cuộc đời để sống vì con cái của mình. Vì để con cái được ăn no mặc ấm, họ đều không ngần ngại gánh lấy trách nhiệm và áp lực trên vai, sẵn sàng ôm đồm tất cả mọi chuyện, quả là một đời vì con vì cháu.

Vì để con cái được ăn no mặc ấm, họ đều không ngần ngại gánh lấy trách nhiệm và áp lực trên vai, sẵn sàng ôm đồm tất cả mọi chuyện, quả là một đời vì con vì cháu.
Vì để con cái được ăn no mặc ấm, họ đều không ngần ngại gánh lấy trách nhiệm và áp lực trên vai, sẵn sàng ôm đồm tất cả mọi chuyện, quả là một đời vì con vì cháu. (Pxfuel)

Nhưng, chúng ta cũng biết rằng, những kinh nghiệm do giáo dục không phù hợp thường lưu lại nhiều bài học đau đớn và sâu sắc nhất.

Chẳng hạn như một số trường hợp đáng tiếc đã xảy ra ở Trung Quốc trong thời gian gần đây:

Vào ngày 2 tháng 12 năm 2018, có một cậu bé 12 tuổi ở Hồ Nam, đang học lớp sáu, khi cậu bị mẹ mắng vì hút thuốc, bèn chạy ngay vào bếp lấy một con dao và đâm hơn 20 nhát vào cơ thể của bà. Cậu bé ấy đã sát hại chính người mẹ đẻ của mình.

Ngày 16 tháng 3 năm 2019, Một cậu bé 13 tuổi ở Giang Tô đã giết mẹ mình vì không phục cách quản giáo nghiêm khắc của bà.

Vào tháng 8 năm 2017, một cậu bé chưa đầy 14 tuổi ở An Huy đã nhẫn tâm giết mẹ đẻ của mình một cách dã man chỉ vì bị mẹ quản thúc trong việc chơi điện thoại di động quá nhiều.

Vào tháng 8 cùng năm, ông Lý ở Tứ Xuyên không cho phép con trai chơi điện thoại di động và thu hồi lại máy. Nhưng không ngờ là con trai đợi bố mình ngủ say lúc nửa đêm đã nhấc chiếc ghế gỗ đánh ông trọng thương, khiến ông Lý phải khâu 7, 8 mũi. Sau khi vết thương lành rồi còn để lại một vết sẹo dài 5cm trên đó.

Tuy nhiên, những kinh nghiệm do giáo dục không phù hợp cũng không ít lần lưu lại nhiều bài học đau đớn và sâu sắc.
Tuy nhiên, những kinh nghiệm do giáo dục không phù hợp cũng không ít lần lưu lại nhiều bài học đau đớn và sâu sắc. (Piqsels)

Các chuyên gia chăm sóc và giáo dục trẻ em chia sẻ: Những năm đầu đời của trẻ nhỏ rất quan trọng, khi trẻ trước 6 tuổi, chúng ta cần dạy chúng những phép tắc trong hành xử, để chúng hiểu được điều gì có thể làm và điều gì không được phép làm.

Từ nhỏ đã có nề nếp, trẻ tự nhiên sẽ biết trân trọng bản thân và trân trọng những thành viên khác trong gia đình, sẽ không tự dưng làm tổn hại bản thân cũng chính là không bao giờ làm tổn hại người khác, dìu dắt và giáo dục trẻ theo cách phù hợp quan trọng hơn nhiều so với việc để chúng lớn lên không nghe lời rồi mới áp dụng kỷ luật và la mắng.

Giáo sư Stephen Baskerville của Đại học Howard cho biết: Về cơ bản, mọi vấn đề xã hội quan trọng đều liên quan đến việc con cái thiếu cha. Bạo lực, tội phạm, nghiện ma túy, nghiện rượu, mang thai ở tuổi vị thành niên, tự tử, v.v. đều liên quan trực tiếp đến việc thiếu sự giáo dục từ người cha.

Trẻ có tự tin hay không, có mạnh mẽ hay không, có phát triển đúng đắn hay không, là hoàn toàn không thể thiếu vắng bóng dáng người cha trong đó.
Trẻ có tự tin hay không, có mạnh mẽ hay không, có phát triển đúng đắn hay không, là hoàn toàn không thể thiếu vắng bóng dáng người cha trong đó. (Pixabay)

Chúng ta đều biết rằng, vai trò của người cha trong gia đình là không gì có thể thay thế được. Sức ảnh hưởng của người cha trong quá trình trưởng thành của trẻ thực sự quan trọng hơn nhiều so với bạn nghĩ. Trẻ có tự tin hay không, có mạnh mẽ hay không, có phát triển đúng đắn hay không, là hoàn toàn không thể thiếu vắng bóng dáng người cha trong đó. Về phương diện này thì tôi có một trải nghiệm thực tế:

Gia đình tôi khá đơn chiếc, vợ chồng sống riêng không có ông bà hay cô chú bác bên cạnh, công việc của chồng tôi lại thường đi công tác xa nhà. Khi ấy con trai tôi mới hơn 1 tuổi, chỉ mới chập chững biết đi.

Dẫu tôi có cố gắng hết sức dạy dỗ con từ cả hai khía cạnh cha và mẹ, bù đắp cho sự vắng nhà thường xuyên của cha, dẫu muốn cậu bé mạnh mẽ thế nào thì kết quả dường như ngược lại.

Bình thường thì cậu bé cũng vui chơi bình thường và cũng khá hòa đồng. Nhưng trong suốt một thời gian dài, hễ khi nào cậu đang đi dạo cùng tôi, chỉ cần thấy từ xa một bóng dáng cao lớn của bất cứ một người đàn ông nào, thì cậu bé lập tức dừng lại và nép sát vào chân tôi, mặt cũng giấu vào chân mẹ mà không dám bước tiếp. Dỗ kiểu nào cậu cũng không chịu đi cho đến khi bóng dáng người đàn ông kia khuất dần.

Rõ ràng là cậu bé mất tự tin và trở nên nhút nhát hẳn khi thiếu sự chăm sóc và dạy dỗ thường xuyên của cha. Thậm chí còn hình thành một “nỗi sợ vô hình”, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tính cách sau này của cậu, một trong những thiếu sót ấy là khả năng tương tác tập thể và trong cộng đồng.

Chợt nghĩ, dù người mẹ có muốn thay thế vai trò người cha cũng không thể nào có thể thay thế được. Lúc này tôi mới hiểu, con có cha có mẹ là sự giáo dục trọn vẹn nhất và hoàn thiện nhất trên đời này, thiếu một trong hai sẽ vĩnh viễn là khiếm khuyết không bao giờ bù đắp được.

Cao Nguyên
Theo Secretchina

 



BÀI CHỌN LỌC

Cha mẹ làm gương chính là hành trang quý nhất trên con đường trưởng thành của trẻ [Radio]