Thanh hương Nhã Cú (P-12): Vân tại thanh thiên thủy tại bình - mây tại trời xanh, nước tại bình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kỳ thực, bản chất của mây và nước đều là nước, chỉ là khi nó thành mây, nó tự do cuồn cuộn ở trên không trung, du du tự tại. Còn khi nó trở thành nước, thì nó tĩnh tĩnh an nhiên ở trong bình.

Mây trên trời xanh, nước ở trong bình

Trong triều đại nhà Đường có một vị cao tăng tên là Duy Nghiễm, ông đã tu hành hơn 30 năm và là người rất nổi tiếng trong vùng.

Trong vùng cũng có một vị quan Thái thú tên là Lý Cao, cuộc sống của Lý Cao thấm đẫm ưu phiền. Thái thú hy vọng có thể diện kiến và được vị cao tăng này chỉ điểm. Tuy nhiên thỉnh mời rất nhiều lần nhưng vẫn chưa được mãn ý.

Không còn cách nào khác, Thái thú đành phải đích thân lên núi viếng thăm, trải qua muôn ngày gian khổ, cuối cùng ông cũng tìm đến được chỗ của cao tăng. Khi ấy vị cao tăng chẳng mảy may đoái hoài gì đến ông, cao tăng chỉ ngồi tĩnh tâm đọc Kinh sách.

Thái thú đợi rất lâu, ngay lúc rất thất vọng muốn rời đi, thì vị cao tăng bỗng ngẩng đầu nhìn ông, rồi dùng ngón tay chỉ lên trời và chỉ xuống đất, hỏi rằng: “Ngài hiểu điều này có ý nghĩa gì không?”

Thái thú rất bối rối lắc lắc đầu, lúc này cao tăng mới nói một câu: “Vân tại thanh thiên thủy tại bình”.

Ý là: Mây ở trời xanh, nước ở trong bình.

Câu nói này khiến Thái thú lập tức ngộ ra tất cả.

Mây bay cao tận trời xanh
Nước nằm tĩnh lặng vô thanh trong bình

Kỳ thực, bản chất của mây và nước đều là nước, chỉ là khi nó thành mây, nó tự do cuồn cuộn ở trên không trung, du du tự tại. Còn khi nó trở thành nước, thì nó tĩnh tĩnh an nhiên ở trong bình.

chỉ cần trong tâm bảo trì được sự an nhiên trong sáng, bản chân bất biến, thì dẫu ngoại cảnh thay đổi, cũng chỉ là sự thay đổi thuận ứng theo hoàn cảnh tất yếu mà thôi
chỉ cần trong tâm bảo trì được sự an nhiên trong sáng, bản chân bất biến, thì dẫu ngoại cảnh thay đổi, cũng chỉ là sự thay đổi thuận ứng theo hoàn cảnh tất yếu mà thôi

Con người cũng vậy, chỉ cần trong tâm bảo trì được sự an nhiên trong sáng, bản chân bất biến, thì dẫu ngoại cảnh thay đổi, cũng chỉ là sự thay đổi thuận ứng theo hoàn cảnh tất yếu mà thôi, chẳng thể nào tác động được đến tâm con người.

Vì vậy Thái thú đã viết một bài thơ:

"Thân hình luyện được giống hạc hình
Dưới ngàn gốc tùng mấy hòm kinh
Hỏi Đạo không giảng chỉ câu nói
Mây ở trời xanh nước ở bình

Nguyên văn: “Luyện đắc thân hình tự hạc hình,
Thiên chu tùng hạ lưỡng hàm kinh.
Ngã lai vấn đạo vô dư thuyết,
Vân tại thanh thiên thủy tại bình”
(Đường, Lý Cao “Trình Dược Sơn thiền sư)

Trong bài thơ này, câu nổi tiếng nhất là: “Vân tại thanh thiên thủy tại bình”. Về sau, người đời thường dùng câu thơ này để tự nhắc nhở bản thân rằng chỉ cần bảo trì nội tâm an nhiên điềm tĩnh, thì ngoại cảnh không gì khác ngoài sự thích nghi tất yếu mà thôi.

Cao Nguyên

Theo The Epochtime



BÀI CHỌN LỌC

Thanh hương Nhã Cú (P-12): Vân tại thanh thiên thủy tại bình - mây tại trời xanh, nước tại bình