Thanh Hương Nhã Cú (P-10): Vì sao ‘Biển xanh hóa nương dâu’?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong dòng sông dài lịch sử của trái đất này, vì sao văn minh xuất hiện rồi lại đột nhiên tiêu mất, từ trong đó muốn khải thị điều gì cho nhân loại đây?

Hoàng lịch trong văn hóa truyền thống là những sách nói về thời tiết ngày tháng, ý nghĩa của phương thức làm lịch là bao hàm tấm lòng kính trọng của con người đối với tự nhiên và sống thuận theo quy luật tự nhiên. Nói một cách đơn giản, khi con người sống thuận theo trật tự bốn mùa mới có thể đạt được thân tâm an hòa và ổn định.

Vậy, mối liên hệ giữa con người và tự nhiên không chỉ thể hiện qua thời gian mà nó còn phản ánh trong không gian, nếu chúng ra có thể mở rộng nhận thức, có lẽ phiền não của cá nhân cũng sẽ trở nên nhỏ bé không đáng kể. Trong dòng sông lịch sử mênh mông vô tận, biết bao những cung điện nguy nga tráng lệ, biết bao những phố thị phồn vinh, có lẽ đều thuận theo thời gian, theo vật đổi sao dời mà phát sinh biến đổi.

Thế giới này của chúng ta đã xảy ra những thay đổi vô cùng to lớn, mọi người thường dùng câu “Biển xanh hóa nương dâu” để hình dung ý tứ ấy. Nghĩa là đồng ruộng từng bị nhấn chìm dưới đáy biển, và đáy biển cũng từng dâng lên thành ruộng đồng.

Có bao giờ chúng ta tự hỏi, trong dòng sông dài lịch sử của trái đất này, có bao nhiêu lần đã xảy ra hiện tượng “Biển xanh hóa nương dâu”? Vì sao văn minh xuất hiện rồi lại đột nhiên tiêu biến mất, từ trong đó muốn khải thị điều gì cho nhân loại đây?

Có rất nhiều bí ẩn trên thế giới này chưa giải thích được. Ví dụ dưới nhiều đáy đại dương đã phát hiện những thành phố cổ nơi con người từng sinh sống trước khi bị chìm xuống đáy biển. Chẳng hạn như thành phố Atlantis từng là một đế quốc cổ đại có nền văn minh phát triển cực cao, thành phố được thiết kế theo dạng vòng tròn đồng tâm, có cung điện và nhiều bức tượng điêu khắc vô cùng tinh mỹ v.v. Tuy nhiên, theo ghi chép thì Atlantis đã bất ngờ chìm xuống đáy biển hơn 10.000 năm trước.

Ví dụ dưới nhiều đáy đại dương đã phát hiện những thành phố cổ nơi con người từng sinh sống trước khi bị chìm xuống đáy biển.
Ví dụ dưới nhiều đáy đại dương đã phát hiện những thành phố cổ nơi con người từng sinh sống trước khi bị chìm xuống đáy biển. (Ảnh qua Phinemo.com)

Vì sao bỗng nhiên biến mất như vậy? Đó vẫn là một ẩn đố mà bao nhiêu năm qua con người vẫn luôn đi tìm câu trả lời. Tuy nhiên, gió mưa bão tuyết giữa đất trời ấy, và những thay đổi của thiên nhiên dường như không thay đổi thuận theo suy nghĩ của con người, cũng không hề xoay chuyển dựa trên ý chí của con người.

Trong văn hóa truyền thống có câu:

“Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu”

Tạm dịch:

“Trời đất không có tình thương, coi vạn vật như chó rơm”

Chó rơm là một loại đồ mã, được bện ra để đốt trong tế lễ. Ý nghĩa là: Trong trời đất vốn dĩ có tồn tại Đạo và quy luật, trời đất đối với vạn vật là bình đẳng, không có bất kỳ thiên vị nào, khi vạn sự vạn vật hợp với Đạo, tự nhiên sẽ được phồn vinh thịnh vượng, còn nếu trái ngược với Đạo, tự khắc sẽ tiến đến diệt vong.

Cho dù là văn minh Đông phương hay Tây phương cũng vậy, thì đều lưu lại văn hóa về việc Thần tạo ra con người. Văn hóa Tây phương cho rằng Thượng Đế dùng bùn đất tạo ra con người, còn trong văn hóa Đông phương Nữ Oa đã dùng bùn đất tạo ra con người. Vậy, bất kể Đông Tây văn hóa truyền thống đều cho rằng con người là do Thần tạo ra, các vị Thần đã dùng hình tượng của bản thân để tạo ra hình dáng con người, cũng lưu lại cho con người tiêu chuẩn và văn hóa làm người. Khi con người kính trọng Thần, cũng đồng nghĩa với tôn trọng nguồn gốc của bản thân mình, cá nhân và quốc gia sẽ được ổn định và thịnh vượng. Còn nếu con người quay lưng lại với Thần, cũng chính là quay lưng lại với nguồn gốc của mình, khi ấy khác gì cây không có rễ, nước không có nguồn, cuối cùng rồi sẽ tiến đến suy kiệt và diệt vong thôi.

Hình minh hoạ Nữ Oa. (Ảnh: Wikipedia)

Tương truyền rằng vào thời kỳ cuối của nền văn minh Atlantis, con người sống rất xa hoa và trụy lạc, cuối cùng bất ngờ bị chìm xuống đáy biển, dẫn đến diệt vong. Đế quốc La Mã hùng mạnh cũng vậy, lãnh thổ rộng lớn đến tận Châu Âu, Châu Á và Châu Phi, thông qua các tác phẩm điêu khắc và hội họa, chúng ta đều có thể chiêm ngưỡng được nền văn minh La Mã rực rỡ biết nhường nào. Tuy nhiên, vì Hoàng đế Nero bức hại Cơ Đốc giáo, làm cho dân chúng thời đó từ bỏ tín ngưỡng đối với Thần, về sau Thiên thượng đã giáng xuống đế chế này một trận ôn dịch khủng khiếp khiến người chết như rạ, cuối cùng cũng dẫn đến diệt vong.

Thế thì, trong nền văn minh lần này của chúng ta lại xuất hiện những thiên tai nhân họa nào, vì sao lại xuất hiện và mức độ tiêu hủy ra sao, ảnh hưởng đến nhân loại như thế nào, chúng ta đã thử suy nghĩ sâu sắc ngụ ý trong những khải thị ấy hay chưa?

Cao Nguyên

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Thanh Hương Nhã Cú (P-10): Vì sao ‘Biển xanh hóa nương dâu’?