Thanh Hương Nhã Cú (P-11): Nhân tâm nguy hiểm, Đạo tâm mơ hồ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bởi vì con người đều có nhân tâm, biểu hiện là vị tư, tham lam, tật đố v.v., khi người ta bị ảnh hưởng bởi nhân tâm, sẽ hành xử thiếu lý trí, có thể tranh giành và tổn thương nhau. Tuy nhiên con người cũng có Đạo tâm, biểu hiện ra là sự quang minh chính đại, thiện lương, bình hòa, nhẫn nại và nhường nhịn. Khi Đạo tâm triển hiện, con người tự khắc biết quan tâm, yêu thương và hòa ái lẫn nhau.

Căn nguyên trong văn hóa truyền thống phương Đông là Phật gia, Đạo gia và Nho gia. Vị Hoàng Đế tổ tiên, còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế, là một vị quân chủ huyền thoại và là một trong Tam Hoàng Ngũ Đế, ông là người có tâm cầu Đạo và cuối cùng đã đắc Đạo. Trong văn hóa Đạo gia giảng rằng: nói lời chân làm việc chân, cuối cùng phản bổn quy chân. Trong văn hóa Phật gia tin rằng con người có nhân quả luân hồi, cho nên làm người nên thiện với nhau. Trong văn hóa Nho gia giảng về khoan dung nhẫn nhượng, khắc chế bản thân và tuân theo lễ nghi truyền thống, mọi người trở về với bản chân của mình.

Mục đích chân chính của tất cả những văn hóa này đều là để con người trở thành người tốt, thậm chí tốt hơn nữa, tìm về được chân ngã của mình, từ đó thoát khỏi bể khổ và có được cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trong tôn giáo tin rằng sinh mệnh con người là luân hồi chuyển sinh qua đời đời kiếp kiếp, cho nên khuyên chúng ta không nên quá coi trọng chuyện được-mất hay vinh-nhục trong cuộc đời này.

Những giá trị văn hóa này là nền tảng và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con người trong cuộc sống, trong những lúc đối diện với muôn vàn phiền não và hoàn cảnh khó khăn, thì có thể xem nhẹ và buông bỏ. Người xưa thông qua văn hóa nghệ thuật mà điều tiết nhân tâm, để cho cảm xúc được bộc lộ ra, khiến con người, tự nhiên và vũ trụ tương hợp với nhau, từ đó bản thân trở nên vui vẻ và quên đi âu lo.

Đối diện với được và mất, có một câu thế này “Mệnh lý hữu thời chung tu hữu, mệnh lý vô thời mạc cưỡng cầu”. (Tăng Quảng Hiền Văn)

Ý rằng: “Nếu trong mệnh có thì cuối cùng ắt có, còn nếu trong mệnh không có thì dẫu cưỡng cầu cũng không có được.” Câu nói này nhắc nhở người ta làm người nên rộng rãi độ lượng với tất cả.

Còn khi đối diện với hoàn cảnh khó khăn, thì có 8 loại hình văn hóa nghệ thuật (Bát nhã) như Cầm Kỳ Thư Họa Thi Vũ Hoa Trà (Đàn, cờ, thư pháp, hội họa, thơ ca, vũ đạo, hoa, trà), tất cả những hình thức tiêu khiển này có thể giúp người ta từ trong khổ mà vượt thoát ra được. Tuy nhiên, con người mà, sống trên đời chưa bao giờ có được quá 3 ngày vui, phiền não vô tận, vậy có bao giờ chúng ta tự hỏi những phiền não này từ đâu đến không?

Bởi vì con người đều có nhân tâm, biểu hiện là vị tư, tham lam, tật đố v.v., khi người ta bị ảnh hưởng bởi nhân tâm, sẽ hành xử thiếu lý trí, có thể tranh giành và tổn thương nhau. Tuy nhiên con người cũng có Đạo tâm, biểu hiện ra là sự quang minh chính đại, thiện lương, bình hòa, nhẫn nại và nhường nhịn. Khi Đạo tâm triển hiện, con người tự khắc biết quan tâm, yêu thương và hòa ái lẫn nhau.

Vậy, làm sao để khắc chế nhân tâm, và thay thế bằng Đạo tâm?

Có một tích cổ về sự tranh chấp giữa hai nhà Ngu và Nhuế, chuyện rằng:

Vào những năm cuối của nhà Thương, có hai nước chư hầu nhỏ là Ngu quốc và Nhuế quốc. Lãnh thổ của hai nước này đều rất nhỏ, vào thời ấy họ tranh chấp gay gắt với nhau một cánh đồng. Tranh nhau hằng mấy năm trời nhưng vẫn bất phân thắng bại. Lúc đó có người mách rằng: Ở Chu quốc có Quốc quân Cơ Xương (tương lai là Chu Văn vương, vua nước Chu). Ông ấy là người rất nhân nghĩa, chi bằng hai vị tìm ông ấy bình luận một phen.

Hai vị Quốc quân cùng đến Chu quốc, nào ngờ đến đây thì thấy nông dân trên cánh đồng đã nhường ranh giới đất cho nhau, người qua lại cũng nhường đường cho nhau. Sau khi đến triều đình thì thấy các quan viên cũng hành xử khiêm nhường với nhau, rất có lễ tiết.

Hai vị Quốc quân cùng đến Chu quốc, nào ngờ đến đây thì thấy nông dân trên cánh đồng đã nhường ranh giới đất cho nhau, người qua lại cũng nhường đường cho nhau.
Hai vị Quốc quân cùng đến Chu quốc, nào ngờ đến đây thì thấy nông dân trên cánh đồng đã nhường ranh giới đất cho nhau, người qua lại cũng nhường đường cho nhau. (Ảnh qua Epoch Times)

Hai vị thấy vậy thì trong lòng cảm thấy vô cùng xấu hổ, rằng những gì họ đang tranh chấp lại là những điều mà mọi người đang nhường và chia sẻ cho nhau. Sau khi hai vị về nước, đều không còn tranh giành mảnh đất ấy nữa, đổi lại còn biến nó thành nơi nghỉ dưỡng chung.

Trong văn hóa truyền thống, thời vua Nghiêu, vua Thuấn và vua Vũ đã tìm ra phương pháp trị nhân tâm, nó bao gồm 16 chữ, được truyền từ vua Nghiêu đến vua Thuấn, rồi từ vua Thuấn đến Đại Vũ; ấy là: “Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung” (Thượng Thư - Đại Vũ mô)

Ý rằng: Nhân tâm rất nguy hiểm, Đạo tâm rất mơ hồ, chỉ có thời thời bảo trì sự cảnh tỉnh và chuyên nhất tinh tấn, mới có thể bước đi ngay chính trên con đường đạo đức.

Vậy làm sao mới có thể trung dung bước đi ngay chính trên con đường đạo đức? Hình thức biểu hiện ra trong văn hóa truyền thống chính là lễ, cho phép con người ta bày tỏ tình cảm nhưng nó chỉ dừng lại ở lễ. Mặc dù con người có nhân tâm, nhưng có thể dùng lễ để ước thúc hành vi và cử chỉ sao cho phù hợp với quy phạm đạo đức, khiến con người có thể bước đi giữa “nguy” và “vi”. Và, từ việc tu thân, tề gia, trị quốc cho đến bình thiên hạ, không ngừng triển hiện ra ánh sáng rực rỡ của Đạo tâm.

Tương truyền rằng thời nhà Chu rất chú trọng và thúc đẩy việc lấy lễ trị quốc, khiến cho triều đình nhà Chu thịnh vượng trong 800 năm, trở thành một triều đại lâu dài nhất trong lịch sử văn hóa 5.000 năm. Chu Công “chế lễ tác nhạc”, ông đã tạo ra văn hóa lễ nhạc mà hàng nghìn năm sau vẫn có sức ảnh hưởng sâu sắc, từ đó được mệnh danh là “lễ nghĩa chi bang”.

Lễ nghĩa ấy thể hiện ra trong văn hóa và mọi khía cạnh cuộc sống, từ tế tự, quân sự, điển chế quốc gia; cho đến trật tự nhân luân, hôn nhân, ma chay, yến tiệc, kiến trúc, ẩm thực, phục sức, giao tế, v.v. đâu đâu cũng thể hiện ra, đúng như một câu trong Lễ ký: “Nhân hữu lễ tắc an, vô lễ tắc nguy”.

Cao Nguyên

Theo The Epochtime



BÀI CHỌN LỌC

Thanh Hương Nhã Cú (P-11): Nhân tâm nguy hiểm, Đạo tâm mơ hồ