'Thăng hoa' trong nghịch cảnh cuộc đời 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhân sinh tại thế, mọi thứ đều có nhân quả, vạn sự đều có luân hồi. Ác làm nhiều rồi, tất nhiên có báo ứng, thiện hạnh nhiều, nhất định được phúc báo.

Như lời Kinh Phật nói: "Mọi thứ bạn cho người khác, cuối cùng đều sẽ trở về với bạn".

Bởi vậy, muốn được yêu, trước hết hãy yêu người khác; Muốn nhận được, phải học cách cho đi.

Sinh mệnh, chính là thăng hoa trong sự "cho đi".

Cho đi là một loại khoáng đạt

Có câu nói rằng: "Hút mật từ hoa là hạnh phúc của loài ong; nhưng cho ong hút mật cũng là hạnh phúc của loài hoa".

Người sống trên đời này, tuyệt đối không nên vì một chút việc nhỏ nhặt mà tính toán chi li, người sống như vậy là người mệt mỏi nhất.

Cả ngày tính toán lợi ích được mất, dần dần sẽ hãm sâu trong vũng bùn, không cách nào tự kiềm chế. Lúc nào cũng so đo ân tình đúng sai, kết quả là mất hồn mất vía, tâm lực tiều tụy.

Ngược lại, nếu đối xử mọi người có thể cảm thông nhiều hơn một chút, làm các việc bao dung nhiều hơn một chút, bạn sẽ thấy cuộc sống thật êm đềm và sáng suốt.

Làm người, thắng bởi khoan dung, thua vì so đo.

Có một câu chuyện như vậy.

Ở nước Thục vào thời kỳ Tam Quốc, sau khi Gia Cát Lượng qua đời đã bổ nhiệm Tưởng Uyển chủ trì triều chính. Thuộc hạ của ông có một người tên là Dương Hí, tính cách quái gở, kiệm lời ít nói. Tưởng Uyển nói chuyện với anh ta, anh ta cũng là chỉ nghe mà không đáp. Có người thấy vậy không quen mắt, bèn nói thầm với Tưởng Uyển: "Dương Hí đối với ngài lãnh đạm như thế, quá không ra gì!"

Tưởng Uyển lại thản nhiên cười một tiếng và nói: "Con người mà, đều có bản tính của riêng mình. Để Dương Hí ở trước mặt nói tán dương ta, đó cũng không phải là bản tính của anh ta; Để anh ta trước mặt mọi người nói ta không phải, thì anh ta sẽ cảm thấy ta sẽ bị mất thể diện. Cho nên, anh ta đành phải không lên tiếng. Kỳ thực, đây chính là chỗ đáng ngưỡng mộ của anh ta".

Rất nhiều người đều cho rằng, nhượng bộ là một loại nhu nhược.

Kỳ thực không phải vậy.

Trong biển người mênh mông, mỗi người đều có ý nghĩ của riêng mình, cho nên khó tránh khỏi có xung đột, khó tránh khỏi va vấp. Nếu như mọi chuyện đều so đo, chỉ làm cho mình cùng người khác gia tăng vô hạn gánh nặng. Chỉ có cho đi sự thấu hiểu, cho đi sự khoan dung tha thứ, mới là một loại thái độ xử sự khoáng đạt.

Bởi như câu nói rằng, "lui một bước trời cao biển rộng, nhẫn nhất thời gió êm sóng lặng".

Những người có thể cho người khác không gian riêng, cấp cho người khác sự thuận tiện, mới thật sự là người rộng rãi.

Sinh mệnh, chính là thăng hoa trong sự "cho đi". (Nguồn: Pxhere)
Sinh mệnh, chính là thăng hoa trong sự "cho đi". (Nguồn: Pxhere)

Cho đi là một loại trí tuệ

Người sống một đời, có buông bỏ mới có được.

Có người nói: "Không buông bỏ không có được, buông bỏ nhỏ thì có được nhỏ, buông bỏ lớn thì có được lớn". Nhiều khi, cho không phải mất đi, mà là một loại khác của thu hoạch.

Trước đây có một câu chuyện như vậy.

Có một người nông dân, hàng năm đều nhận được giải thưởng người sở hữu giống ngô tốt nhất. Điều khiến mọi người khó tin là người nông dân này luôn sẵn sàng hào phóng phân phát giống ngô này cho những người nông dân khác trong làng.

Có một người đem thắc mắc này hỏi ông: “Vì sao ông lại dễ dàng phân phát giống ngô tốt của mình cho người khác như vậy?”

Người nông dân trả lời: “Tôi đối tốt với người khác, kỳ thực là đối tốt với bản thân mình! Hoa ngô trong quá trình thụ phấn nhờ gió thổi, nếu như ngô của những nhà xung quanh đều có phẩm chất kém thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ngô của tôi. Bởi vậy, tôi sẵn sàng phân phát giống ngô tốt của mình cho mọi người, vừa là để tốt cho mọi người nhưng cũng chính là tốt cho bản thân mình!”

Sự việc nhìn như đơn giản, lại rất giàu tính triết lý.

Thế gian vạn vật, đều ở giữa mất và được. Cho trợ giúp, mới có thể nhận về cảm ân; Cho quan tâm, mới có thể nhận được nụ cười; Cho yêu thương, mới có thể có được thâm tình.

Chính như một câu thoại trong phim "Ngọa hổ tàng long": "Khi bạn nắm chặt hai tay, bên trong cái gì cũng không có; Khi bạn mở hai tay ra, cả thế giới đã nằm trong tay bạn".

Cho ra đi là một loại lựa chọn, là một loại thái độ, càng là một loại trí tuệ.

Người chân chính có đại trí tuệ, sẽ chịu bỏ, cũng dám buông bỏ.

Cho đi là một loại cảnh giới

Không biết, bạn đã bao giờ trải nghiệm điều này chưa:

Khi bạn có khả năng giúp đỡ người khác, dù là hỗ trợ vật chất hay động viên tinh thần, dù chúng không đáng kể, bạn cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc vì điều đó.

Điều này là do bản thân việc chia sẻ là một loại hạnh phúc. Như người xưa có câu “Trao người đóa hồng, bàn tay còn vương hương thơm”, đây là sự thật.

Tặng người hoa hồng, bàn tay còn vương hương thơm. (Ảnh: pxhere.com)
Tặng người hoa hồng, bàn tay còn vương hương thơm. (Ảnh: pxhere.com)

Trong cuộc sống, càng giữ chặt càng dễ gây ra vô số phiền phức. Nhưng khi bạn học cách chia sẻ, sẽ thấy tâm mình hạnh phúc!

Có một câu chuyện ngụ ngôn như vậy.

Một người đàn ông là người giàu nhất địa phương, đối mặt với sự giàu có của mình, anh ta thường lo lắng. Vì vậy, ông đã đặc biệt hỏi ý kiến ​​một vị thiền sư già đáng kính.

Nghe xong nỗi phiền muộn của người đàn ông, vị thiền sư già không hé miệng khuyên giải mà chỉ bảo anh ta xách hai cái xô thủng ra sông lấy nước.

Người đàn ông khó hiểu: "Xô nước bị thủng như vậy, làm sao tôi có thể múc nước?"

Thiền sư mỉm cười nói: “Con cứ đi múc đi, nhưng nhớ chú ý hai bên đường”.

Khi ra đến sông, người đàn ông đã cố gắng hết sức để múc đầy chiếc xô nhưng lỗ thủng quá lớn vẫn bị rò rỉ suốt dọc đường. Thấy nước trong xô ngày càng ít, người đàn ông cảm thấy rất bực mình, lúc này mới sực nhớ ra lời vị thiền sư đã nói, nên bắt đầu chú ý đến cảnh vật hai bên đường.

Anh sững sờ khi nhìn thấy những bông hoa mỏng manh như đang nhảy múa cùng đàn bướm.

Anh lại cúi đầu xuống và thấy hai cái xô thủng, nước chảy ra từ lỗ thủng tình cờ tưới những đóa hoa ven đường.

Người đàn ông chợt nhận ra.

Hóa ra hạnh phúc thực sự của một người, không phải là có được bao nhiêu thứ, mà là có thể mang đến cho người khác bao nhiêu thứ.

Trong đời người, chỉ có sự sẻ chia mới có thể nhân đôi niềm hạnh phúc, giảm đi một nửa nỗi thống khổ. Do đó, đừng keo kiệt, đừng xấu tính, cuộc sống hạnh phúc là vì biết cho đi.

Trạng thái cao nhất của nhân sinh, chính là một từ: "cho đi".

Biết khoan dung, tâm hồn rộng mở;

Sẵn sàng cho đi là một loại trí tuệ trong cuộc sống;

Học cách chia sẻ là một hình mẫu để làm người.

Gorky có một câu nói nổi tiếng: “Cho đi, bao giờ cũng hạnh phúc hơn là nhận lấy”.

Cuộc sống là một chặng đường dài phía trước, nếu bạn muốn có một ngày trở lại, bạn chắc chắn sẽ phải trải qua khó khăn và cố gắng. Người cuồng vọng thường nói xấu, oán trách người khác, còn người khiêm tốn thì biết tôn trọng khi kết giao với người khác, lòng người ấm áp như gió xuân, mưa thuận gió hòa, cuộc sống ngày càng suôn sẻ.

Đúng như Tăng Quốc Phiên đã từng nói: “Khiêm tốn và khoan dung là quý tướng”.

Người khiêm tốn, phúc khí mới dày sâu.

Làm người, thời khắc giữ tâm thái khiêm tốn, thiện chí giúp người, không ngừng tích lũy phúc báo cho bản thân, bởi biết nuôi rễ sâu thì ngày sau mới có được cành lá rậm rạp.

Quỳnh Chi
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

'Thăng hoa' trong nghịch cảnh cuộc đời