Thần ôn dịch tránh người lương thiện, ai kính Thần người ấy bình an [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành, thế giới đảo lộn kèm theo là bao cảnh chết chóc: con mất cha, vợ mất chồng, cảnh kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, tiếng khóc tang thương không ngừng lan rộng trên phạm vi toàn thế giới. Virus Corona Vũ Hán khiến cho tất cả các quốc gia đều bận rộn ứng phó với tình hình dịch bệnh đang không ngừng lan nhanh...

Tuy nhiên có một điều đặc biệt đó là bệnh dịch chỉ ảnh hưởng mạnh tới những người, tập thể, quốc gia có liên quan mật thiết với ĐCSTQ - với bản chất Giả - Ác - Đấu, đi ngược lại với những nguyên lý về Chân - Thiện - Nhẫn của vũ trụ, nên sẽ gặp nguy hiểm khi Thiên pháp vận hành.

Trong cuốn Hoàng Đế Nội Kinh. Tố Vấn có ghi lại một đoạn như sau:

Hoàng Đế: Dịch bệnh phát tán đều có tính truyền nhiễm, bất luận người lớn hay trẻ nhỏ, phàm sau khi nhiễm bệnh đều có biểu hiện tương đồng. Phải dùng biện pháp gì mới có thể cứu chữa và tránh bị lây nhiễm?

Kỳ Bá: Người không bị truyền nhiễm nhất định là người bên trong cơ thể có nhiều chính khí, như vậy mới có thể tránh được cảm thụ tà khí vào trong.

Chính khí ở đây có thể hiểu là những người mà tâm địa chính trực, suy nghĩ thiện lương, sống có đức... thì trong mình có nhiều chính khí, ắt sẽ tránh được tà khí; còn tà khí ở đây chính là các loại ôn dịch truyền nhiễm.

"Hoàng Đế Nội Kinh" (Bảo tàng Cung điện Đài Bắc)
"Hoàng Đế Nội Kinh" (Bảo tàng Cung điện Đài Bắc)

Sứ giả ôn Thần tránh né Triệu Quỳ

Thời Nam Tống có một vị trạng nguyên rất nổi tiếng, tên gọi Triệu Quỳ. Cũng như Nhạc Phi, ông là người có chủ trương kháng Kim, từ chối sự lôi kéo của Tần Cối, không nhận vàng bạc châu báu hối lộ nên khiến Tần Cối căm giận bài trừ. Ngược lại, nhờ vào phẩm hạnh của mình, ông được Tống Cao Tông hết mực sủng ái, phong cho chức Lễ bộ viên Ngoại lang. Triệu Quỳ từng nói:

Tư Mã Quang không vượt lễ nghĩa mà thu nhận nữ sắc, không nhận tài vật trái với đạo nghĩa. Tuy phẩm hạnh của ta không xứng được gọi là đạo nhưng cũng rất muốn bản thân có thể học theo Tư Mã Quang làm người".

Trong sách sử có chép, năm Triệu Quỳ 8 tuổi cùng cha mẹ đến Tứ Xuyên ở. Hồi nhỏ Triệu Quỳ rất thích thổi sáo, hơn nữa lại có thói quen thường xuyên đứng bên đường thổi sáo. Một năm khu vực Tư Châu có ôn dịch bùng phát, Triệu Quỳ lại vẫn như thường lệ thích thổi sáo bên đường. Một hôm ông mang sáo đến quán trà ngồi thổi, có lão phu nhân lại gần nói với ông: “Gần đây có năm người đến đây uống trà, vừa nhìn thấy cậu thổi sáo liền vội vàng đứng dậy đi mất. Điều lạ kỳ hơn là ôn dịch cũng từ đó không còn nữa, mọi người đều cho rằng đó là năm vị sứ giả của ôn Thần".

Sau này có một vị dung mạo rất giống Bính Linh Công - đệ tử thứ ba của Đông Nhạc Đại đế - đến quán uống trà nói với lão phu nhân: “Triệu Quỳ có tâm tế bần, ngày sau nhất định có thiện quả", nói xong cũng liền không thấy bóng dáng đâu cả. Sau đó lão phu nhân gặp Triệu Quỳ kể lại sự việc này.

Triệu Quỳ nghe xong liền đến miếu Thần bái tạ, đang bái tạ đột nhiên có tiếng vọng từ không trung truyền tới: “Năm sau cậu nhất định vang danh thiên hạ”, quả nhiên năm sau Triệu Qùy đỗ đạt trạng nguyên".

sống lương thiện
Vì Triệu Quỳ là người có phẩm hạnh, không nhận tài vật trái với đạo nghĩa nên Thần ôn dịch cũng rời xa. (Ảnh: Miền công cộng)

Giàu có cứu người, âm đức vô lượng

Trước đây có một thành trì phát sinh đại ôn dịch, mọi người đang không biết phải làm sao thì có một vị lão nhân tóc trắng như cước xuất hiện, lão nhân đến gặp một nhà đại phú gia trong thành, yêu cầu người này mua thuốc ban phát cho dân chúng. Dân trong thành sau khi có thuốc uống thì rất nhanh chóng khỏi bệnh, ôn dịch cũng nhờ đó mà được khống chế, cả nhà phú giả cũng bình yên vô sự.

Có người nhìn thấy từng có hai sứ giả của ôn thần đi qua cửa nhà đại phú gia nói chuyện với nhau. Một trong hai người nói: “Vị phú gia này âm đức vô lượng, có chư Thần bảo hộ, chúng ta sao dám bước vào?”.

Đối với vấn đề này, Lưu Khuê Bình từng bình luận trong tập Tùng Phong Thuyết: “Âm đức vô lượng, đây thực sự là biện pháp tốt để trừ dịch. Người thế nhân nên nhớ kỹ trong lòng".

Xưa nay những chuyện thiện nhân gặp thiện quả có rất nhiều, ví như câu chuyện về gia đình Thẩm Văn Bảo sống bên Thái Hồ dưới đây:

Trước đây những người sống bên bờ Thái Hồ thường ngày hay yêu thích bắt cá bẫy chim làm thú vui. Năm này qua năm khác, không biết tiết chế bản thân. Gia đình Thẩm Văn Bảo thì ngược lại, hay bỏ tiền ra mua cá mua chim của những người bắt được thả chúng về tự nhiên, mọi người đều cho rằng gia đình Thẩm Văn Bảo thật ngốc.

Rồi một năm, cả vùng Thái Hồ bị ôn dịch, có người nhìn thấy rất nhiều quỷ ôn dịch tay cầm cờ phướn, trên đó viết: “Ngoài gia đình Thẩm Văn Bảo phóng sinh hành thiện, còn lại tất cả nhà dân đều phải treo cờ trước cửa”.

Sau đó mấy ngày, hơn 300 khẩu ở vùng Thái Hồ đều bị bệnh truyền nhiễm, người dân chết quá nửa, chỉ có gia đình Thẩm Văn Bảo vẫn bình an vô sự.

tích đức hành thiện
Vì gia đình Thẩm Văn Bảo thường xuyên phóng sinh nên ôn dịch đến thì đều bình an vô sự. (Ảnh: fotolia)

Tín Thần được bình an

Trước đây có một thuyền phu sống bằng nghề lái thuyền trên sông Trường Giang, thuyền phu này bình thường kính ngưỡng Thần Phật, tin vào nhân quả, lại hay đi bái lễ. Một buổi tối, người thuyền phu mơ gặp Thần Phật nói với mình: “Ngày mai có 5 người muốn qua sông, không được chở. Bây giờ ta sẽ viết lên tay con 3 chữ, nếu như bọn họ cố tình cưỡng chế qua sông, con hãy đợi cho họ xuống thuyền rồi đưa tay cho họ xem".

Sau khi Thuyền phu tỉnh dậy, nhớ lại giấc mơ rồi mở tay ra xem, quả nhiên trong tay có 3 chữ phù hiệu".

Tối hôm sau, quả nhiên có 5 người cưỡng chế thuyền phu, bắt ông phải đưa họ qua sông, thuyền phu liền đưa tay ra cho họ xem, 5 người xem xong đột nhiên biến mất, chỉ để lại một cái hòm trúc. Thuyền phu mở ra xem, hoá ra đó là hòm ôn dịch chuẩn bị mang xuống Giang Nam phát tán.

Sau đó thuyền phu đến Giang Tô và kể lại giấc mơ của mình cho mọi người nghe, đồng thời đưa tay ra cho mọi người xem 3 chữ phù hiệu đó. Nhiều người tin rằng đó là phù hiệu hộ mệnh nên chép ra dán lên cửa nhà mình. Tuy nhiên cũng có nhiều người không tin, cho rằng đó là việc mơ hồ. Sau đó ôn dịch xảy ra, những ai tin theo mà dán phù hiệu đó lên trước cửa nhà thì đều vô sự.

Lịch sử là bài học quý giá cho các thế hệ sau này học hỏi, từ đó mà đối chiếu bản thân, sửa đổi lỗi lầm. Tuy nhiên xã hội ngày này, khi nói đến đạo đức lại có người tin người không tin, thật là khó bề cứu vớt.

Thật ra, xã hội dẫu có thay đổi đến đâu thì tiêu chuẩn đạo đức làm người vẫn mãi trường tồn bất diệt. Sống nhân đức Trời cao bảo hộ, người làm ác thì họa theo như hình với bóng. Tin hay không tất cả đều là lựa chọn của mỗi người…

Minh Vũ

Theo: epochtimes.com



BÀI CHỌN LỌC

Thần ôn dịch tránh người lương thiện, ai kính Thần người ấy bình an [Radio]