Thần Biển mời người dạy con - Ký sự xuống biển của thư sinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đến đêm thứ ba, khi họ chuẩn bị về nhà, đột nhiên một người từ dưới nước trồi lên, đó là con trai của họ. Ngay khi hai người vươn tay ôm lấy con trai thì cậu bé như bị một lực nào đó đẩy chạy về phía tây, vẫn nhanh như một cơn gió.

Vào năm, Minh Hiến Tông thứ 19 thời nhà Minh (năm 1483), có một vi Chu Ngoại lang (cách xưng hô với thư lại nha môn) ở ngoài cổng phía đông của Gia Định, ông có cậu con trai 13 tuổi. Một ngày nọ, khi tiểu công tử nhà họ Chu đang khoác cặp sách chuẩn bị đi học, mới đứng ở cửa thì cậu bất ngờ ném cặp sách xuống, dường như có một sức mạnh nào đó đã khiến cậu lao về phía đông, tốc độ nhanh như một cơn gió và biến mất.

Vợ chồng Chu Ngoại lang thấy vậy vội triệu tập mọi người đuổi theo nhưng không kịp. Trong quá trình rượt đuổi, dọc đường liên tiếp nghe được có người nói hướng đi của tiểu công tử, cuối cùng đuổi đến bãi biển, có người cho biết đã trông thấy Chu công tử lao xuống biển. Cha mẹ cậu nhìn ra biển, bất lực và khóc bên bờ biển ba ngày.

Đến đêm thứ ba, khi họ chuẩn bị về nhà, đột nhiên một người từ dưới nước trồi lên, đó là con trai của họ. Ngay khi hai người vươn tay ôm lấy con trai thì cậu bé như bị một lực nào đó đẩy chạy về phía tây, vẫn nhanh như một cơn gió. Nhà họ Chu nghĩ rằng, cậu lo chạy về nhà, nhưng họ vẫn không thấy cậu đâu. Đứa con trai nhỏ lại biến mất, và cả gia đình lại rơi vào cảnh đau buồn.

Ngày hôm sau, một người ăn xin đến báo rằng đêm qua anh ta đang ngủ trong miếu thờ Thổ Địa ở thôn Tiền và thấy một đứa trẻ đang ngủ trên mặt đất. Người ăn xin thấy đó là con của nhà họ Chu nên đến báo tin để người nhà họ Chu mang về.

Cha mẹ đều rất ngạc nhiên và vui mừng, vội vàng đi theo người ăn xin đến miếu Thổ Địa, thấy cậu bé đang ngủ dưới đất nên dìu cậu về nhà. Nhưng tiểu công tử vẫn cứ mơ mơ màng màng, may mắn thay, ngay sau khi về nhà thì cậu mở mắt ra. Người nhà sắc thuốc cho cậu uống, phải mất một ngày mới bình phục hoàn toàn.

Mọi người đều rất tò mò chuyện gì đã xảy ra. Tiểu công tử cho biết, hôm đó cậu đang đứng dựa vào cửa thì bất ngờ nhìn thấy một thiếu niên từ phía đông đến, dáng vẻ rất khôi ngô, quần áo sang trọng. Người thiếu niên cưỡi trên con tuấn mã trắng như tuyết, phi như bay, anh có ba mươi tùy tùng đi theo sau. Nhưng tất cả bọn họ đều chỉ có thân người, còn đầu là tôm, ốc, rùa, cá. Khi người thiếu niên đó nhìn thấy công tử Chu mang theo một cặp sách, anh ta lập tức lệnh cho tùy tùng đưa cậu về phía đông.

Công tử Chu muốn hét lớn nhưng không thể phát ra âm thanh, cố gắng hết sức vẫn không được. Khi đoàn người đến bờ biển, nước biển tự tách ra và một con đường hiện ra. Đám người vây quanh Chu công tử bước xuống con đường xuống biển. Một lúc sau thì đến một tòa thành với cánh cổng màu đỏ và một cung điện lộng lẫy rực rỡ bên trong. Người thiếu niên dừng lại ngoài cửa, và lệnh cho thị vệ đi vào thông báo rằng anh ta đã phụng mệnh mời một thư sinh đến. Những người thị vệ đó cũng là loài thủy tộc loại cá và rùa.

Một lúc sau, người thị vệ đi ra, ra lệnh đưa Chu đến một đại điện. Đại đường vô cùng cao và rộng, màu sắc giống như vỏ sò trắng muốt, nhưng lại tỏa sáng rực rỡ sáng lòa, khiến người ta không thể nhìn thẳng vào được.

Đánh giá một quốc gia có thịnh vượng yên ổn lâu dài hay không thì hãy xem cách thức những người đứng đầu quốc gia đó áp dụng, nhưng trên hết là hãy xem bản thân họ thực hành, chứ không chỉ ở lời nói.
Một lúc sau thì đến một tòa thành với cánh cổng màu đỏ và một cung điện lộng lẫy rực rỡ bên trong. (Miền công cộng)

Chu công tử bước vào đại điện và nhìn thấy một vị vua đang ngồi trên. Vua là một ông già râu tóc trắng như tuyết, ăn mặc lộng lẫy, mặc áo bào trắng thêu hoa văn bằng vàng, thắt lưng bằng ngọc trắng ngang hông. Nhà vua hỏi: “Anh có biết văn chương không?”

Chu công tử trả lời: “Tôi không biết”.

Nhà vua hỏi: “Thế anh biết gì?”

Chu công tử trả lời, tôi chỉ có thể làm câu đối bảy chữ.

Nhà vua liền ra một câu đối bảy chữ, Chu công tử đối lại. Dù nhà vua rất vui nhưng điều ông cần là một người thầy giỏi văn chương. Chu công tử không biết, mời anh ta đến cũng vô ích. Nhà vua ra lệnh cho thị vệ dẫn Chu công tử đi tham quan học quán, sau đó thả anh ta trở về.

Người thị vệ dẫn Chu công tử đến phòng phụ ở phía đông. Có một đứa trẻ mới vài tuổi, trông rất đẹp và trông rất lạ. Viên thư lại bên cạnh nói: "Đại vương muốn mời học giả đến dạy dỗ đứa nhỏ này".

Sau khi Chu công tử đi dạo hết một vòng cung điện của Thần Biển, cậu từ biệt nhà vua, nhà vua lệnh mang cậu trở về. Khi đi ra khỏi điện, cậu liền nhìn thấy người thiếu niên đó vẫn đang đợi ngoài cổng. Người thiếu niên lại cưỡi con bạch mã, cùng đoàn tùy tùng đỡ công tử chạy như bay. Khi đến ngôi miếu đó, Thần Thổ Địa ra đón và đối xử với người thiếu niên rất cung kính. Sau khi giao Chu công tử cho Thần Thổ Địa, người thiếu niên đó liền bỏ đi. Khi Chúc Chi Sơn viết lại câu chuyện này, công tử nhà họ Chu vẫn còn tại thế.

Trước đây, tôi có đọc những giai thoại tương tự, nhưng cũng chỉ coi đó là truyền thuyết, xem xong thì thôi. Lần này, câu chuyện này có những gợn sóng trong lòng tôi, cảm khái sự nhanh nhẹn và hoạt bát trong tư duy của người xưa. Kiến thức về cuộc sống và tầm nhìn rộng lớn của họ khiến lớp hậu bối chúng tôi kinh ngạc. Ngoài việc cúng tế trời đất, các hoàng đế các triều đại xưa thường cử các quan đi dâng lễ cúng tế núi và biển. Trong con mắt của người xưa, tất cả đều có sinh mệnh.

Nhiều sinh mệnh có các hình thức khác nhau và các thể hệ khác nhau. Núi có Thần Núi, biển có Thần Biển. Các vị Thần khác nhau có quyền hạn riêng và các vị Thần khác nhau để lại những điều kỳ diệu và truyền thuyết khác nhau. Nhìn lại, hóa ra thời xa xưa luôn có sự hiện diện của người và Thần.

(Nguồn: Chí quái lục)

Huy Hải
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Thần Biển mời người dạy con - Ký sự xuống biển của thư sinh