Thảm kịch tàn khốc ít người biết đến: Thảm sát Tây Tạng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm quyền và tiến vào "giải phóng" Tây Tạng, thì có những sự thực đến nay vẫn bị che giấu.

Tây Tạng là vùng đất bí ẩn, là nóc nhà của thế giới, đã từng là đế quốc thống nhất thế kỷ thứ 7. Dưới thời nhà Nguyên, Thanh, Tây Tạng là một khu vực thuộc kiểm soát của thiên tử thiên triều, nhưng có chế độ tự trị cao độ, nhà Nguyên, Thanh hoàn toàn không tác động đến văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Tây Tạng. Đến năm 1912, nhà Thanh sụp đổ, Tây Tạng độc lập. Sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm quyền và tiến vào "giải phóng" Tây Tạng, thì có những sự thực đến nay vẫn bị che giấu.

Ngày 10 tháng 3 năm 1959, Cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng. (Getty Images)
Ngày 10 tháng 3 năm 1959, Cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng. (Getty Images)

Câu chuyện này hoàn toàn không nói đến vụ oanh tạc Norbulingka. "Nhiều đường tấn công" và "những trận chiến ngắn ác liệt" chỉ đề cập đến quá trình chiếm đóng sau trận oanh tạc; quan trọng hơn, đoạn văn này đã bỏ đi mệnh lệnh "Nếu quân nổi dậy đột phá vòng vây vào ban đêm, dù tập trung hay phân tán, đều phải bất kể mệt mỏi, kiên quyết tiêu diệt". Lệnh này có nghĩa là trong "Trận chiến Lhasa", người Tây Tạng bất kể chạy trốn "tập trung" hay "phân tán", thì cũng đều bị giết hết không cần bàn luận. Hoặc là không đánh, một khi đánh thì sử dụng vũ lực quá mức, để giết dân thường một cách bừa bãi vì mục đích này. Đây là một sự thật mà ĐCSTQ cố tình né tránh.

Sông Lhasa đỏ

Cư Khâm Đồ Đan, người Đức Các Mạch Túc, và những người bạn của mình nằm trên đỉnh đồi cạnh Nhiên Mã Cương. Có một trận địa pháo binh nhỏ trên sườn núi bên dưới họ, với một số khẩu pháo được dựng lên, giữa mỗi khẩu còn có một khẩu súng máy. Họng pháo nhắm vào Norbulingka, và súng máy nhắm vào bờ sông Lhasa.

Sau khi trời sáng, hàng chục người dân xung quanh Norbulingka chạy về phía bến phà sông Lhasa. Ngô Thần, trung đoàn phó trung đoàn 159 ra lệnh, súng máy lập tức khai hỏa, giết chết tất cả những người này. Một lúc sau, một nhóm người khác chạy đến, và tất cả đều bị giết trước khi đến được bờ sông.

Cư Khâm Đồ Đan và những người khác chỉ có những khẩu súng trường cũ kiểu Anh, không có súng máy hay lựu đạn cầm tay. Họ đã bắn cả chục phát đạn vào sườn núi, nhưng đều vô ích.

Quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (PLA) vượt sông Mekong trước trận chiến. (Wikipedia)
Quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (PLA) vượt sông Mekong trước trận chiến. (Wikipedia)

Khi buổi tối đến gần, hàng nghìn người lao ra khỏi Norbulingka và chạy về phía bến phà, cố gắng băng qua sông Lhasa để trốn thoát. Bến phà Nhiên Mã Cương nối liền Norbulingka đến sông Lhasa là một bãi sông rộng, vắng người, trên bãi sông đầy sỏi, ổ gà và cồn cát nhỏ, đôi khi có những bụi cây rậm mọc um tùm.

Lúc này, Vương Quốc Trân, đại đội trưởng đại đội 3 của trung đoàn pháo binh 308 đang đứng trong đài quan sát pháo binh trên sườn núi Giáp Ba Nhật và nhìn thấy những người này đang chạy về phía sông Lhasa:

Khi loạt đạn pháo thứ hai và thứ ba rơi xuống, họ bất ngờ mở cổng phía nam, la hét và liều chết lao thẳng vào bến phà cũ đột phá vòng vây. Tôi lập tức lệnh cho pháo binh nhanh chóng chuyển hướng về phía trước hướng xung kích của phiến quân, vừa tiến hành bắn chặn quyết liệt. Quân nổi dậy sợ bức tường lửa chết chóc này, bèn đổi hướng bỏ chạy. Tôi lại chuyển hỏa lực về hướng chúng đang chạy, và ra lệnh “Mau bắn bốn phát đạn!” Đạn bắn tứ tung và nổ tung giữa đám phiến quân.

Sông Lhasa. (Wikimedia Commons)
Sông Lhasa. (Wikimedia Commons)

Cát Dữu Quyền cũng xác nhận vụ thảm sát bên ngoài Cổng Nam của Norbulingka trong "Phim tài liệu dẹp phản loạn Tây Tạng":

Một hoặc hai nghìn kỵ binh nổi dậy và hàng trăm bộ binh ở sông Lhasa lao về phía bến phà Nam, Ngô Thần lập tức yêu cầu Miêu Trung Cầm nhanh chóng sử dụng pháo binh mạnh nhất để hỗ trợ bến phà Nam. Anh ta nói: "Các chiến hữu, nhanh lên hỗ trợ bến phà Nam, chúng nó đến đây hàng ngàn tên. Càng bắn mạnh càng tốt".

Miêu Trung Cầm ngay lập tức ra lệnh cho tất cả pháo của cả trung đoàn yểm trợ cho bến phà Nam, đạn pháo thành từng hàng từng hàng trên sông Lhasa và nổ trên bãi sông bến phà Nam, quân nổi dậy không thể chịu được sự bắn phá dữ dội và rút lui về bờ Bắc.

Cư Khâm Đồ Đan đang ở trên đỉnh núi, chứng kiến ​​từng loạt từng loạt người lao ra từ Cổng Nam Norbulingka và chạy đến bãi sông trống trải. Những người này, những người dân thường chưa từng thấy chiến tranh bao giờ, hoàn toàn không biết điều đó, họ vừa vặn nằm ​​trong tầm bắn của đại pháo và súng máy. Dù là một vị tướng cầm “Thượng Phương Bảo Kiếm” hay một chiến sĩ lòng đầy “thù hận giai cấp” thì điều mà chúng ta chờ đợi chính là một khoảnh khắc như vậy. Đạn pháo rơi đến đâu, máu thịt bay tứ tung đến đó.

Quân đội PLA thôn tính Tây Tạng. (Biter Winter)
Quân đội PLA thôn tính Tây Tạng. (Ảnh chụp video)

Những viên đạn đã thể hiện sức mạnh to lớn giữa những nhóm phiến quân, xé toạc lồng ngực những kẻ nổi loạn, phạt lìa đầu những kẻ nổi loạn và làm nổ tung con ngựa của chúng. Trong khói bụi của những vụ nổ, những kẻ nổi dậy la hét và ngã xuống. Những con ngựa bị thương chạy tán loạn, những tên phiến quân hoảng sợ chạy điên cuồng.

Hồi ký của Kham Khung Đạt Nhiệt Đa A Tháp Khâm viết rằng:

Vào lúc 3 giờ chiều, bên mạn phà Nhiên Mã Cương ở Cổng Nam Norbulingka, đạn pháo rơi như mưa trên bãi sông đối diện với bến phà, trận pháo kích kéo dài trong khoảng hai giờ. Trong làn khói pháo mịt mù, hàng trăm người và ngựa chạy qua lại trong khói, những người này cho biết họ là những người dân tình nguyện cố thủ Norbulingka, và những người vừa chuẩn bị ngựa để trốn thoát khỏi Norbulingka. Hàng nghìn người Tây Tạng đã bị tàn sát trong trận pháo kích này. Các nhân viên chính phủ thiệt mạng trong trận pháo kích bao gồm Lạc Đóa Ích Tây, Tư Trọng Kiên Tán Trát Tây, Cống Xác Đa Đan Chu Cổ, Tang Đa Lộc Cách Đăng Mao. Tại sao mọi người dân lại chạy vào ngày này? Nguyên nhân chính là họ nghe tin Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chạy rồi nên họ đã bỏ chạy. Vả lại, thấy pháo của người Hán quá dữ dội, không địch lại được, không có khả năng thắng nên bỏ chạy.

Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1956. (Wikipedia)
Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1956. (Wikipedia)

Thảm sát Norbulingka

Bãi sông rộng, không có gì che chắn ở phía nam Norbulingka đã trở thành một nơi thảm sát thực sự. Một số người chạy trốn cưỡi ngựa bắt được từ trong chuồng ngựa của triều đình, trong tiếng nổ, những con ngựa của triều đình giơ vó trước đứng dậy, hí lên một tiếng dài rồi nặng nề ngã xuống. Con ngựa bị thương quăng ngã người cưỡi trên lưng, trên thân ngựa chảy ra máu đỏ sẫm, bờm dài tung bay, trên bãi sông lồng lộn sang trái sang phải. Được thúc đẩy bởi bản năng sinh tồn, những người trên bãi sông đội pháo lửa chạy nhanh về phía trước. Trước mặt họ, dòng nước xanh biếc trong veo lặng lẽ chảy, giống như dải lụa mềm trên áo của một vị Bồ Tát, từ trên không trung thong thả nhẹ nhàng bay lượn xuống Thung lũng sông Lhasa. Dòng sông trong vắt chảy nhàn nhã bên thành Thánh, đã nuôi dưỡng những người dân vùng tuyết trắng sinh sống và sinh sôi ở đây qua nhiều thế hệ. Giờ phút này, dòng sông xinh đẹp như chiếc áo trời kia đã trở thành một đường sinh tử. Đám đông trên bãi sông đang đọ sức với cái chết, bọn họ không biết rằng dù có lao qua bãi sông cũng không thể sống sót.

Các khẩu súng máy ở sườn núi của bờ Nam điên cuồng nhả đạn, và những quả đạn pháo tạo nên một bức tường lửa. Trong khói bụi của những vụ nổ, những mảnh vỡ của thân thể và tứ chi bay lên không trung, hóa thành một trận mưa máu rơi xuống bãi sông. Tiếng súng, tiếng đạn pháo, tiếng nổ, tiếng ngựa hí và tiếng kêu của những người sắp chết đan xen vào nhau thành một khúc quân hành chết chóc.

Chiều ngày 20 tháng 3 năm 1959, trên bãi vắng ở bờ Bắc sông Lhasa, “cách mạng” và “tàn sát” đã dắt tay nhau ca hát vui vẻ, khai sinh ra “đứa trẻ Thần Thánh” mang tên “Giải phóng”. Trong quá trình lớn lên, "đứa trẻ Thần Thánh" này sẽ nuốt chửng vô số sinh linh, bao gồm cả bà đỡ của nó. Những người lính điên cuồng trút đạn và đạn pháo mà không biết rằng một nạn đói bi thảm đang len lỏi trong góc tối của lịch sử và dòm ngó họ. Một loạt sự kiện mang theo sát khí đằng đằng đang dàn trận tràn đến, và cái chết sẽ lan tràn khắp nơi như chướng khí. Trong những thập kỷ tới, nỗi sợ hãi sẽ trở thành trạng thái sinh tồn của mọi người. Trong giết chóc và cướp bóc, không ai nên mong đợi một mình bảo vệ mình. Tiếng reo hò hôm nay sẽ trở thành tiếng rên rỉ của ngày mai. Từ chủ tịch nước đến dân thường, ai cũng trở thành vật hy sinh của “cách mạng” và “giải phóng”.

Bãi sông rộng, không có gì che chắn ở phía nam Norbulingka đã trở thành một nơi thảm sát thực sự.
Bãi sông rộng, không có gì che chắn ở phía nam Norbulingka đã trở thành một nơi thảm sát thực sự. (Ảnh chụp video)

Tuy nhiên, đến thời điểm này, lịch sử vẫn chưa hé lộ thiên cơ. Đại đội trưởng pháo binh vẫn đang tận hưởng cảm giác sung sướng khi giết chóc:

Lúc này, tôi phát hiện ra rằng một số quân nổi dậy đã thoát khỏi vòng vây và chạy về phía Bắc đang tập trung gần quan đình, không biết là sẽ phản kích hay là chạy trốn. Tôi không quan tâm đến ba bảy hai mốt, một trận pháo nổ, vẫn “đánh trước bắn sau" như trước, quét sạch tại chỗ đám người đó, khiến các đồng chí bộ binh vui sướng bật dậy vỗ tay hoan hô.

Những dãy núi lặng thinh, con sông dài tĩnh lặng. Thời gian đứng yên tại thời điểm này. Tiếng gầm thét chói tai cuối cùng sẽ biến thành im lặng. Chỉ có núi và sông là bằng chứng từ bao đời nay: nơi đây, đã có vô số sinh linh nơi đất Phật đã ngã xuống, tại đây đã xảy ra một thảm cảnh tàn khốc như thế này.

Trong những tiếng nổ loạt này vừa dứt thì loạt khác nổi lên, mặt trời dần lặn về hướng Tây. Hoàng hôn đầu xuân trên cao nguyên vẫn lộng lẫy và tráng lệ như xưa. Những ngọn núi màu nâu ở hai bên thung lũng sông được nhuộm màu đỏ vàng bởi mặt trời lặn; hàng trăm triệu đốm sáng đập trên mặt sông Lhasa, như thể nó được hình thành bởi sự tập hợp của những ngọn đèn bơ nhiều như số cát bên sông từ xưa đến nay vậy.

Những người may mắn xông qua được bức tường lửa lao về phía sông Lhasa. Súng máy trên sườn núi phun ra từng tràng từng tràng lửa, đạn như mưa rào, bắn tung tóe mặt sông. Người và ngựa tới tấp rơi xuống sông, máu đỏ tươi chảy vào dòng nước tinh khiết, từng tia từng tia, từng dòng từng dòng, dần dần hòa thành một mảng màu đỏ sẫm.

Cung điện Ka Đạt Đãn Minh Cửu Pha Chương (Cung Vĩnh Hằng Bất Biến) ở Norbulingka (Wikipedia)
Cung điện Ka Đạt Đãn Minh Cửu Pha Chương (Cung Vĩnh Hằng Bất Biến) ở Norbulingka. (Wikipedia)

Cư Khâm Đồ Đan thần tình tê dại. Nạn cực lớn thì không sợ hãi, bi thường cực lớn thì không nói năng. Sau một trận pháo nổ vang, trên bãi sông không còn có người đứng thẳng, dưới sông cũng không còn có người đứng thẳng, cả thế giới đều chết ở trước mặt anh ta. Tiếng súng đột ngột dừng lại, xung quanh bốn bề im lặng. Ở sông Lhasa, xác của người và ngựa được xếp chồng lên nhau tầng tầng, và tạo thành một con đập được xây dựng trên sông. Nước tinh khiết từ những ngọn núi phủ đầy tuyết dần dâng lên bên cạnh đập xác chết, dềnh lên thành một hồ nước đỏ. Nước sinh mệnh dâng lên càng lúc càng cao, đột nhiên xô vỡ con đê chết chóc, sóng đỏ cuốn xác ào ào đổ xuống hạ lưu, vô số thi thể nổi lên chìm xuống, chậm rãi lướt qua chân núi. Cư Khâm Đồ Đan hai mắt đỏ hoe, và mọi thứ anh nhìn thấy đều đẫm máu. Hoàng hôn đỏ, bầu trời đỏ, dòng sông đỏ, bãi sông đỏ. Những ngọn núi phủ tuyết trắng phía xa và những thung lũng gần đó đều chìm trong màu đỏ tươi.

Tiếng hét phá vỡ bầu không khí im lặng ngắn ngủi, và một loạt đạn pháo khác phát nổ ở Norbulingka. Cư Khâm Đồ Đan ngẩng đầu lên và nhìn về phía Norbulingka xa xa. Trong làn khói bụi, mái của ngôi chùa vàng xanh lộng lẫy, và bánh xe Pháp và đôi hươu vẫn đang phát ra ánh sáng vàng kim say đắm lòng người.

Hoàng Mai
Tác giả: Lý Giang Lâm - Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Thảm kịch tàn khốc ít người biết đến: Thảm sát Tây Tạng