Khi ‘phú nhị đại’ Trung Quốc khoe khoang giàu có, 'phú nhị đại' Nhật Bản làm gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phú nhị đại hay còn gọi là "thế hệ siêu giàu thứ hai", cụm từ này dùng để chỉ tầng lớp các cậu ấm cô chiêu được sống cuộc sống xa hoa từ trong trứng nước, hầu như họ đều là con của những chủ tập đoàn, công ty lớn.

Tại sao phú nhị đại hàng đầu Nhật Bản không khoe giàu?

Nếu bạn hỏi người Nhật Bản: “Con của Son Masayoshi là ai?”, thì ước tính trong 10.000 người không có ai trả lời được. Nếu bạn lên mạng tìm con trai của Tadashi Yanai là ai? Đoán chừng có thể miễn cưỡng tìm thấy hai người trả lời. Hai vị doanh nhân người Nhật này lần lượt là: Son Masayoshi, 63 tuổi, là người sáng lập SoftBank, là tỷ phú công nghệ, truyền thông di động và đầu tư; Tadashi Yanai, 71 tuổi, là người sáng lập Uniqlo, tính đến tháng 5 năm 2020, ông được Forbes xếp hạng 41 người giàu nhất thế giới và là người giàu nhất Nhật Bản, với giá trị tài sản ròng ước tính là 24,3 tỷ USD. Tuy nhiên, thực sự ít người biết được con của họ đang làm gì?

Một số cư dân mạng đã vào trang Yahoo.com của Nhật Bản để kiểm tra thông tin thì thông tin họ nhận được là Son Masayoshi đã có hai cô con gái, nhưng không tìm thấy một tấm ảnh hay tên của họ. Có bốn tin tức về con của doanh nhân Tadashi Yanai. Con trai cả của ông Tadashi Yanai là Kazumi Yanai, sau khi tốt nghiệp đại học thì làm việc cho Goldman Sachs, ông mới gia nhập Uniqlo cách đây vài năm và giữ chức chủ tịch của một công ty con. Con trai út Koji Yanai sau khi tốt nghiệp đại học thì làm việc tại Tập đoàn Mitsubishi, mới gia nhập Uniqlo cách đây vài năm để chịu trách nhiệm về mảng quảng cáo.

Tadashi Yanai, 71 tuổi, là người sáng lập Uniqlo, tính đến tháng 5 năm 2020, ông được Forbes xếp hạng 41 người giàu nhất thế giới và là người giàu nhất Nhật Bản.
Tadashi Yanai, 71 tuổi, là người sáng lập Uniqlo, tính đến tháng 5 năm 2020, ông được Forbes xếp hạng 41 người giàu nhất thế giới và là người giàu nhất Nhật Bản. (Getty)

Về hiện tượng này, cựu biên tập viên cũ của tạp chí kinh tế Nhật Bản “Toyo Keizai”, ông Moriuchi cho biết: Nguyên nhân rất đơn giản, dù là SoftBank hay Uniqlo, sở dĩ họ thành công, ngoài việc Son MasayoshiTadashi Yanai có khả năng kinh doanh tốt, thì còn có các yếu tố toàn diện khác như sự hỗ trợ của ngân hàng, sự tận tâm của cổ đông, sự siêng năng của nhân viên và hỗ trợ của khách hàng. Vì vậy, mặc dù Son MasayoshiTadashi Yanai là doanh nhân và điều hành của hai công ty này, nhưng họ không phải là những người duy nhất đóng góp vào thành công của công ty. Nói cách khác, công ty không phải là một "vật sở hữu tư nhân", mà là "sở hữu của tất cả mọi người." SoftBank và Uniqlo có được ngày hôm nay là thành quả chung sức của mọi người, nếu bạn “cá nhân hóa” nó, coi nó như “công ty của tôi” thì kết quả sẽ là “mọi người xa lánh”. Vì vậy, là thành viên gia đình, là tuyệt đối không thể đánh lấy cờ hiệu của công ty hoặc là gia tộc để rêu rao khắp nơi.

Công ty không phải là một "vật sở hữu tư nhân", mà là "sở hữu của tất cả mọi người." SoftBank và Uniqlo có được ngày hôm nay là thành quả chung sức của mọi người.
Công ty không phải là một "vật sở hữu tư nhân", mà là "sở hữu của tất cả mọi người." SoftBank và Uniqlo có được ngày hôm nay là thành quả chung sức của mọi người. (Pxhere)

Một phương diện khác, mặc dù thu nhập cá nhân hàng năm của Son Masayoshi đã lên đến 10 tỷ yên, nhưng số tiền nộp thuế cá nhân hàng năm của ông ấy đã lên tới gần 4 tỷ yên, cho dù là đối với công ty hay xã hội, ông ấy đều là người có công lao. Tuy nhiên, nếu con gái ông ấy khoe khoang thì sẽ gây ra hai vấn đề lớn: Thứ nhất, hành vi bồng bột của con gái hoặc bê bối cá nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người cha, làm tổn hại đến hình ảnh và uy tín của người cha, thậm chí ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty. Thứ hai, con cái của những người giàu nếu khoe khoang bản thân, họ có thể sẽ trở thành “kẻ thù của xã hội”, bởi vì vốn liếng và của cải mà bạn công khai không phải do bạn tạo ra, mà thuộc về sự giàu có của cha mẹ, dưới góc độ đạo đức cá nhân, họ đã thuộc hàng cậu ấm cô chiêu “thấp kém nhất”.

Nếu muốn con cái của mình lên thay, ở Nhật Bản nhất thiết phải dùng phương pháp của những nhà tu hành khổ hạnh để "thiên chuy bách luyện, lao tâm khổ tứ”. Không nói đâu xa, hãy nói về Chủ tịch Tập đoàn Ô tô Toyota, Akio Toyoda.

Akio Toyoda là cháu trai cả đời thứ tư của người sáng lập Toyota Kiichiro Toyota. Ông tốt nghiệp trường Đại học Keio nổi tiếng của Nhật Bản, sau đó hoàn thành bằng thạc sĩ tại trường Đại học Babson, Hoa Kỳ. Ông làm việc cho Ngân hàng Đầu tư Liên bang tại Hoa Kỳ trong 2 năm, tìm hiểu về các công ty Mỹ và phương thức vận hành vốn của Mỹ. Năm 1984, ông Akio, 27 tuổi, gia nhập Tập đoàn ô tô Toyota và cuối cùng đảm nhận vị trí chủ tịch công ty ở tuổi 52. Con đường đi đến vị trí lãnh đạo này đã kéo dài ròng rã 25 năm.

Năm 1984, ông Akio, 27 tuổi, gia nhập Tập đoàn ô tô Toyota và cuối cùng đảm nhận vị trí chủ tịch công ty ở tuổi 52. Con đường đi đến vị trí lãnh đạo này đã kéo dài ròng rã 25 năm.
Năm 1984, ông Akio, 27 tuổi, gia nhập Tập đoàn ô tô Toyota và cuối cùng đảm nhận vị trí chủ tịch công ty ở tuổi 52. Con đường đi đến vị trí lãnh đạo này đã kéo dài ròng rã 25 năm. (Getty)

Trong 25 năm đó, ông đã làm được gì ở Toyota Motor Corporation? Trước khi vào công ty, cha ông đã nói với ông rằng: “Từ nay về sau, con chỉ là một nhân viên bình thường của công ty, sẽ không được đối xử đặc biệt”. Vì vậy, Akio cũng giống như những sinh viên tốt nghiệp đại học không quen biết khác, nộp hồ sơ xin việc cho bộ phận nhân sự của công ty (tất nhiên, lý lịch gia đình đã được cố tình giấu trong bản lý lịch), sau đó được bộ phận nhân sự phỏng vấn và thi viết, cuối cùng ông được tuyển dụng và phân công đến một thành phố nhỏ chỉ có 5 nhân viên, làm đại lý bán xe trong 3 năm. Người quản lý đại lý không biết danh tính thực sự của ông, chỉ thấy rằng ông đã duy trì kỷ lục bán xe ở vị trí số một.

Sau ba năm bán xe, Akio Toyoda biết khách hàng cần loại xe nào, những bộ phận nào của xe Toyota chưa làm hài lòng người tiêu dùng. Sau khi bán xe, ông được chuyển đến một nhà máy ô tô ở tỉnh Shizuoka đảm nhận vị trí “trưởng bộ phận” nhỏ (đội trưởng) để học sản xuất lắp ráp ô tô. Kết quả là vào năm thứ ba, một sai sót xảy ra, ông bị cách chức trưởng phòng, xuống làm nhân viên. Nhưng Akio Toyoda đã làm việc chăm chỉ và cuối cùng đã trở thành phó giám đốc của xưởng. Sau đó, ông được chuyển đến Hoa Kỳ để làm quản lý bán xe ô tô, học cách bán xe cho người Mỹ, và mở cửa thị trường ở Mỹ.

Toyota Motor là một công ty ô tô đa quốc gia của Nhật Bản có trụ sở chính tại thành phố Toyota, tỉnh Aichi, Nhật Bản, hiện là nhà sản xuất ô tô số một thế giới về doanh số. (Getty)
Toyota Motor là một công ty ô tô đa quốc gia của Nhật Bản có trụ sở chính tại thành phố Toyota, tỉnh Aichi, Nhật Bản, hiện là nhà sản xuất ô tô số một thế giới về doanh số. (Getty)

Sau khi làm chủ tịch công ty bán hàng ở Mỹ, ông được điều động về Tổng bộ tập đoàn ô tô Toyota để tham gia quản lý sản xuất, sau đó chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tiêu thụ của công ty. Ông trở thành giám đốc của Toyota Motor Corporation vào năm 2000, sau 16 năm gia nhập công ty. Ông đảm nhiệm phó chủ tịch của công ty vào năm 2005, đến năm 2009 ông chính thức nhậm chức chủ tịch tập đoàn, năm đó ông 52 tuổi.

Ngay năm đầu tiên làm chủ tịch, ông Akio Toyoda đã gặp phải sự cố "phanh cửa", bị Bộ Giao thông Vận tải Mỹ, tòa án Mỹ và dư luận Mỹ tấn công. Lần đầu tiên Akio Toyoda cảm thấy bản thân mình chịu áp lực cực độ, may mắn thay, ông đã đáp lại bằng sự khiêm tốn và nghiêm túc, và cuối cùng đã giúp Toyota tránh được cú đánh lớn tại Hoa Kỳ.

Cuộc sống của Akio Toyoda thường rất giản dị. Thỉnh thoảng ông mời người khác đi ăn tối, nhưng cũng là đến một số nhà hàng bình thường, một ly bia, một vài xiên yakitori, theo phong cách sống cổ cồn trắng "bình dân", không bao giờ phô trương. Sở thích duy nhất của ông là lái xe hơi.

Ông Akio Toyoda cúi đầu xin lỗi vì một loạt các sự cố xảy ra liên quan đến vấn đề an toàn xe của hãng vào năm 2010.
Ông Akio Toyoda cúi đầu xin lỗi vì một loạt các sự cố xảy ra liên quan đến vấn đề an toàn xe của hãng vào năm 2010. (Getty)

Thế hệ phú nhị đại ở Trung Quốc thì trái ngược…

Wang Sicong (Vương Tư Thông) là con trai duy nhất của tỷ phú Trung Quốc Wang Jianlin (Vương Kiện Lâm). Theo bách khoa toàn thư tìm kiếm đại lục, Wang Sicong (Vương Tư Thông) hiện là chủ tịch của Beijing Pusi Investment và là giám đốc của Wanda Group (Tập đoàn Vạn Đạt, hay Đại Liên Vạn Đạt, là tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh). Cha của anh đã bỏ ra 500 triệu nhân dân tệ (khoảng 1.667 tỷ VNĐ) để cho con trai mình thành lập quỹ PE, Pusi Investment và để anh tự tay đầu tư. Wang Sicong nên biết ơn một người cha tốt, người có thể bỏ ra số tiền khủng khiếp như vậy để cho anh ta chơi, dù thắng hay thua cũng không quan trọng.

Trong tư liệu bách khoa có một "đánh giá nhân vật" cho Vương Tư Thông. Bản đánh giá cho biết: “Vương Tư Thông từ nhỏ đã được đưa ra nước ngoài, học tiểu học ở Singapore, trung học cơ sở và đại học ở Anh, cũng bởi vậy mà anh được cha coi là “người chuối”, bên ngoài da vàng bên trong da trắng. Vương Tư Thông trước đây thuộc “nhân vật bí ẩn” ở tập đoàn Wanda, nhiều người đã không gặp Wang cho đến khi anh du học ở Anh trở về và làm giám đốc của Wanda Group, sau đó mới dần dần lọt vào tầm ngắm của mọi người. Là con trai của người giàu nhất Trung Quốc Vương Kiệt Lâm và chủ sở hữu trẻ tuổi của Wanda Group, tuy nhiên tài khoản Weibo của Vương Tư Thông có rất ít nội dung về thị trường và kinh doanh, hầu hết là vui cười trào phúng, tùy ý phát biểu. Tuổi trẻ khinh cuồng, không giữ mồm giữ miệng, anh đang nỗ lực để trở thành một tài năng trẻ chú ý đến sự tiến bộ của thời đại và sự phát triển của xã hội".

Vương Tư Thông tuổi trẻ khinh cuồng, không giữ mồm giữ miệng, anh đang nỗ lực để trở thành một tài năng trẻ chú ý đến sự tiến bộ của thời đại và sự phát triển của xã hội".
Vương Tư Thông tuổi trẻ khinh cuồng, không giữ mồm giữ miệng, anh đang nỗ lực để trở thành một tài năng trẻ chú ý đến sự tiến bộ của thời đại và sự phát triển của xã hội". (Wikimedia Commons)

Lần đầu tiên Vương Tư Thông lộ diện trước công chúng là vào năm 2011, khi anh bóc mẽ nữ tỷ phú Zhang Lan, Chủ tịch South Beauty Group trên Weibo. Có một lần Vương Tư Thông đặt mua một chiếc bàn máy tính trên JD.com, do giao hàng chậm trễ, anh đã cáo buộc JD.com trên Weibo là "cửa hàng lớn bắt nạt khách hàng". Không ngờ, sự việc này lại khiến cư dân mạng vô cùng quan tâm. Từ một sự việc mua sắm thương mại điện tử đơn giản đã trở thành một sự kiện trực tuyến giải trí quốc gia. Kể từ đó, Vương Tư Thông đã đi vào cuộc sống của mọi người, đặc biệt là phụ nữ.

Có lần Vương Tư Thông còn nói trong một cuộc phỏng vấn: "Tôi kết bạn và không quan tâm có tiền hay không. Dù sao thì, tôi không có tiền". Hành động này khiến cư dân mạng điên cuồng bắt chước. Kể từ đó, ấn tượng của mọi người về Vương Tư Thông thay đổi từ công tử Wanda, “phú nhị đại” thành “phú nhị đại đặc biệt” và “người chồng quốc dân”.

Có lẽ không ai có quyền và tư cách chỉ trích Vương Tư Thông, chẳng qua là cảm thấy lo lắng thay cho anh ấy. Đối mặt với một phần gia nghiệp lớn như thế, Vương Kiện Lâm thật sự muốn bồi dưỡng con trai mình thành nhân tài, hoặc nếu muốn sau này nối nghiệp, thì nên để con trai có nhiều thời gian đến công trường để rèn luyện. Nên bắt đầu từ việc bán nhà khi còn là bê tông cốt thép, trau dồi thêm kiến ​​thức chuyên môn và kỹ năng quản lý..., đặt nền tảng vững chắc cho việc kế thừa công việc kinh doanh của gia đình, thay vì bận rộn trên sàn diễn.

Hòa An
Theo secretchina.com

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Khi ‘phú nhị đại’ Trung Quốc khoe khoang giàu có, 'phú nhị đại' Nhật Bản làm gì?