Tây Du Ký tiết lộ quan hệ giữa Nghiệp lực và Dịch bệnh, Tai họa [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bệnh tât, tai họa, thiên tai, dịch bệnh... chúng đến ngẫu nhiên hay có quy luật nào? Từ góc độ văn hóa truyền thống, đọc Tây Du Ký có thể giúp chúng ta hé mở câu trả lời.

Chương thứ 71 của "Tây Du Ký" "Hành giả giả danh giáng quái thú Quan Âm hiện tướng phục yêu vương" miêu tả Đường Tăng và các trò đến Chu Tử quốc để chuyển đổi giấy thông hành, đúng lúc nhà vua đang ốm nặng, trong thành dán yết thị mời thầy thuốc chữa bệnh. Ngộ Không liền xé yết thị đến giúp nhà vua trị khỏi bệnh.

Thì ra, Hoàng hậu của vương quốc Chu Tử bị yêu quái bắt mất. Cứ cách một khoảng thời gian, yêu quái lại đến yêu cầu nhà vua nộp ra hai cung nữ, nhà vua ngày đêm lo lắng nên lâm bệnh suốt ba năm trời. May mắn thay, gặp được Tôn Ngộ Không đã giúp chữa khỏi.

Lúc này, Quan Âm Bồ Tát đến thu phục yêu quái và nói với Ngộ Không rằng: Con yêu quái là Thú Kim Mao, thú cưỡi của Bồ Tát, nó tự ý xuống trần gian để lừa hoàng hậu và giúp nhà vua tiêu tai. Khi còn là hoàng tử, vua thích săn bắn đã bắn chết hai đứa con của Khổng Tướng Đại Minh Vương Bồ Tát. Nhà Vua mắc bệnh là do phải hoàn trả tội nghiệp này. Bây giờ, oán khí ba năm đã qua đi, may là ngươi đến chữa khỏi bệnh cho hoàng thượng. Ta đến là để thu con yêu quái này về.

Vua bị bệnh ba năm, bề ngoài là Tôn Ngộ Không chữa khỏi bệnh nguyên nhân sâu xa là tội nghiệp bắn chết con công non đã hoàn trả hết. Có thể thấy, con người mắc bệnh không phải vô duyên vô cớ, tất cả đều có quan hệ nhân duyên.

Nguyên nhân sâu xa nỗi bất hạnh của con người

Những người làm điều xấu hoặc tổn thương người khác sẽ phải nhận lấy nghiệp. Khi con người có nhiều nghiệp lực sẽ phải mắc bệnh tật, xui xẻo, khó khăn, tai ương, thậm chí tai nạn. Khi một vùng có nhiều nghiệp lực thì sẽ có cảnh nghèo đói, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh cũng chính là do con người tạo thành v.v.

"Tây Du Ký" Chương 87: "Quận Phụng Tiên nhờn Trời bị hạn, Tôn Đại Thánh khuyến thiện được mưa": Bốn thầy trò Đường Tăng đến quận Phụng Tiên, ở đây vốn rất giàu có mà lại bị hạn hán liên tiếp ba năm liền khiến 2/3 dân chúng chết đói, Quận Hầu đang chiêu mộ đại sư cầu mưa cứu dân, Ngô Không đến để giúp đỡ.

Tôn Ngộ Không đến Tây Thiên Môn và biết được lý do tại sao quận Phụng Tiên không mưa là do Trời trừng phạt: Ba năm trước khi Ngọc Hoàng đang du hành, Ngài nhìn thấy Quận Hầu ném lương thực chay xuống để cho chó ăn, và nói những lời dơ bẩn, như vậy đã tạo tội nghiệp với Ngọc Hoàng. Lúc đó, vợ không có tài đức, lúc nào cũng tranh đấu cãi nhau liên hồi. Vì vậy, Ngọc Hoàng đã cho dựng “núi gạo, núi mỳ, khóa vàng” ở Phi Hương Điện, gà mổ thóc, chó ăn mỳ cho hết, đèn cháy chảy ổ khóa, thì mới cho mưa xuống quận Phụng Tiên.

Ngộ Không trở lại hạ giới và khuyên Quận Hầu rằng: “Hãy thành tâm hướng thiện, niệm Phật đọc kinh, ta sẽ làm giúp được, nếu không thay đổi, sẽ sớm bị trừng phạt, tính mạng cũng sẽ không được cứu”.

Quận Hầu phát nguyện quy y, mời các tăng đạo đến tổ chức lễ tạ ơn Trời Đất tại đại trường. Đường Tam Tạng cũng niệm kinh cho Quận Hầu. Mọi người trong và ngoài thành, mọi nhà, già trẻ nam nữ đều thắp hương niệm Phật. Từ đó xuất những lời thiện tâm vang vang khắp nơi. Trong tích tắc, không còn gạo không còn mì, ổ khóa cũng bị tan chảy, Ngọc Hoàng truyền chỉ làm mưa. Người dân quận Phụng Tiên từ đó đã gột rửa sạch tâm, một lòng hướng thiện, kính Trời tín Phật.

Quận Hầu khi làm trai đàn cúng tế Trời đã đấu khẩu với vợ, thái độ không cung kính khiến người dân trong vùng cai quản của ông bị nạn. Tôn Ngộ Không có bản sự to lớn đến thế cũng không giúp được gì. Quận Hầu cần phải thành tâm niệm Phật mới có thể giải trừ tai họa.

"Tây Du Ký" lưu lại cho người đời gợi mở rằng: Kính Thần, hành thiện tích phúc có thể miễn trừ tai họa. (Nguồn ảnh: Miền công cộng)

Thiên mệnh quan Thiên- nhân hợp nhất

Người ta ngày nay rất khó hiểu những điều này vì chịu sự trói buộc của khoa học thực chứng hiện đại. Y học phương Tây hiện đại không thể sánh với Y học cổ đại phương Đông.

Người xưa cho rằng “Thiên - nhân hợp nhất” và “Dịch - Y đồng nguyên”. Dược Vương Tôn Tư Mạc nói: "Không biết Kinh Dịch thì không đủ làm thái y".

Đạo gia coi thân thể người như một tiểu vũ trụ, và thân thể người có mối quan hệ tương ứng với vũ trụ bên ngoài. Trời có tứ thời và ngũ hành, nóng lạnh thay đổi, con người có tứ chi và ngũ tạng, cũng như sinh, lão, bệnh, tử.

Các nhà y học cổ đại trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, ở giữa thì biết các sự kiện lớn sắp xảy ra. Họ có thể chữa bệnh cứu người, dự đoán tương lai, đoán trước phúc họa sống chết và vận mệnh của con người.

Vào thời Xuân Thu, đại danh y là Y Hòa đã tiên đoán sự sống chết của Tấn Bình Công và vận mệnh nước Tấn, đều ứng nghiệm. Danh y Tôn Tư Mạc đã dự ngôn cháu nội ông sẽ làm thuộc hạ của Lư Tề Khanh, sau đó, Lư Tề Khanh trở thành Thứ sử Từ Châu, cháu nội Tôn Tư Mạc là Tôn Phổ trở thành Huyện lệnh huyện Tiêu Từ Châu.

Đây là công năng đặc dị của người tu luyện, các y học gia thời viễn cổ đều có. Trong giới tu luyện có nhiều người có công năng, họ có thể nhìn được các tầng không gian khác.

Huy Hải
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Tây Du Ký tiết lộ quan hệ giữa Nghiệp lực và Dịch bệnh, Tai họa [Radio]