Tâm trạng có hại cho sức khỏe nhất không phải là tức giận và đau buồn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đông y học đã ứng dụng tâm lý trị liệu từ rất sớm, gọi là "Ý liệu". Tâm lý học trị liệu nhất là đối với những bệnh về phương diện tinh thần thì không thể thiếu được, và thường đạt được hiệu quả tốt hơn trị liệu bằng thuốc

Ảnh hưởng của các loại tâm trạng đối với sức khỏe

Nhà tâm lý học nổi tiếng David R. Hawkins đã phân tích cấp độ năng lượng của các loại tình cảm, từ tình cảm tiêu cực nhất, tổn hại thân thể cho đến tình cảm tích cực nhất, nuôi dưỡng thân thể, trong tất cả các loại tình cảm thì xếp hang thấp nhất không phải là tức giận, đau buồn và sợ hãi, và xếp hạng cao nhất cũng không phải là tự hào, dũng cảm, yêu thương. Vậy xếp hạng thấp nhất và cao nhất là những loại tình cảm nào? Theo thang cấp độ năng lượng từ 0 đến 1000, dưới 200 là tiêu cực và có bệnh, trên 200 là tích cực và khỏe mạnh.

  1. Xấu hổ (shame): 20

Không ngờ tâm trạng gây tổn hại lớn nhất đối với thân thể lại là xấu hổ. Chẳng trách cổ kim Đông Tây thường thấy những người vì xấu hổ mà chết. Cấp độ năng lượng của xấu hổ gần với mức tử vong, nó giống như hành vi tự sát có ý thức. Dưới tâm trạng xấu hổ, chúng ta chỉ muốn tìm lỗ nẻ để chui xuống, hoặc là hy vọng mình có thể ẩn thân.

  1. Tội lỗi (guilty): 30

Cảm giác tội lỗi thể hiện dưới nhiều hình thức, ví dụ như hối hận, tự trách mình... cho đến tất cả những tình tiết bị tổn hại. Cảm giác tội lỗi vô ý thức sẽ dẫn đến bệnh tật của thân và tâm, và dẫn đến những hành vi tự sát bất ngờ. Nó thường biểu hiện là luôn phẫn nộ và mệt mỏi.

  1. Lãnh đạm (apathy): 50

Cấp độ năng lượng này biểu hiện là nghèo khổ, thất vọng và bất lực. Thể giới và tương lai đối với họ xem ra là không còn hy vọng. Lãnh đạm có nghĩa là cảm thấy bất lực, khiến con người trở thành người bị hại trong các phương diện cuộc sống. Họ thiếu thốn không chỉ là tài nguyên mà con thiếu vận khí. Trừ phi có người giúp đỡ từ bên ngoài dẫn dắt, nếu không thì họ có thể chán ngán đến chết.

  1. Đau buồn (grief): 75

Đây là cấp độ năng lượng đau buồn, thất bại và tính ỷ lại. Người ở cấp độ năng lượng này sống cuộc đời thất vọng và chán nản. Cuộc sống tràn đầy nỗi hối hận, tự trách và đau buồn. Người sống trong đau buồn nhìn thế giới này đều là gam màu xám.

  1. Sợ hãi (fear): 100

Người ở cấp độ năng lượng này nhìn thế giới thì thấy đâu đâu cũng đầy rẫy nguy hiểm, hãm hại và đe dọa. Một khi họ bắt đầu chú ý đến sợ hãi thì thực sự có vô số điều khiến người ta cảm thấy bất an ập đến. Sau đó nó hình thành nỗi sợ hãi mạnh mẽ, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá tính, cuối cùng dẫn đến áp lực. Bởi vì nó khiến năng lượng chảy đến sự sợ hãi, nên những hành vi có tính áp lực này không thể thăng hoa lên tầng thứ cao hơn được.

  1. Ham muốn (desire): 125

Ham muốn khiến chúng ta tiêu hao nỗ lực lớn để đạt được mục tiêu, để giành được hồi báo. Đây cũng là một cấp năng lượng dễ gây nghiện, không biết lúc nào đó, một ham muốn sẽ lớn mạnh hơn cả bản thân sinh mệnh. Ham muốn có nghĩa là sự tích lũy và lòng tham. Nguyện vọng có thể giúp chúng ta bước đến con đường có thành tựu, nhưng ham muốn lại không thể trở thành bàn đạp để chúng ta lên tầng thứ cao hơn được.

  1. Tức giận (anger): 150

Nếu có người có thể nhảy thoát khỏi vòng lãnh đạm và tội lỗi, đồng thời thoát khỏi sự khống chế của sự sợ hãi, thì người đó bắt đầu có ham muốn, mà ham muốn thì dẫn đến cảm giác thất bại khi không đạt được, tiếp đến sẽ gây ra phẫn nộ. Tức giận thường biểu hiện là oán hận và tâm lý phục thù, nó dễ thay đổi và nguy hiểm. Tức giận đến từ ham muốn mà không thỏa mãn, đến từ cấp năng lượng thấp hơn. Cảm giác thất bại đến từ việc phóng đại tầm quan trọng của ham muốn. Phẫn nộ dễ gây ra ghét hận, nó sẽ dần dần gặm nhấm tâm hồn con người.

  1. Kiêu hãnh (pride): 175

So với những cấp năng lượng thấp hơn thì mọi người cảm thấy cấp năng lượng này là tích cực. Trên thực tế, kiêu hãnh chỉ là khiến người ta cảm giác tốt hơn một chút so với các tâm trạng có mức năng lượng thấp hơn mà thôi. Kiêu hãnh là có tính phòng ngự và dễ bị công kích, bởi vì nó là cảm nhận được kiến lập từ điều kiện bên ngoài. Hễ điều kiện đó không đủ thì rất dễ rơi vào cấp độ năng lượng thấp hơn. Tự thổi phồng mình chính là chất kích thích của kiêu hãnh tự cao tự đại, khiến tự mình thường dễ bị công kích. Vì vậy xu thế diễn hóa của kiêu hãnh là ngạo mạn và phủ nhận, mà những điều này lại ngăn cản trưởng thành.

  1. Dũng cảm (courage): 200

Đến mức năng lượng 200 này, động lực mới hiển thị đầu mối. Đây là điểm mấu chốt quan trọng. Dũng cảm là nền tảng phát triển bản thân, đạt được thành tựu, kiên trì không lay chuyển và quyết đoán quyết sách. Ở các cấp năng lượng thấp hơn, người ta nhìn thế giới là bất lực, thất vọng, thất bại, sợ hãi. Nhưng đến cấp năng lượng của sự dũng cảo, cuộc sống xem ra là cảm động lòng người, tràn đầy thử thách, tươi mới và thú vị. Ở cấp độ năng lượng năng động này, con người có năng lực nắm bắt các cơ hội trong cuộc sống. Vì vậy, sự phát triển cá nhân và tiếp thu giáo dục là con đường có tính khả thi. Những trở ngại có thể hạ gục những người ở cấp năng lượng thấp hơn 200, thì đối với người đã tiến đến cấp năng lượng 200 mà nói, đó chẳng qua chỉ là một món ăn vặt.

Những người ở cấp năng lượng này luôn hồi đáp năng lượng đầy đủ cho thế giới này. Còn những người thấp hơn cấp độ năng lượng này thì không ngừng hấp thụ năng lượng từ xã hội mà không có hồi đáp.

  1. Bình tĩnh (neutrality): 250

Đạt đến cấp năng lượng này thì đã trở nên hoạt bát rồi. Cấp độ năng lượng thấp hơn 250 thì ý thức có xu hướng phân tách và cứng rắn. Cấp năng lượng của bình tĩnh là linh hoạt và không phân biệt đối đãi với các vấn đề trong hiện thực.

Đến cấp năng lượng này có nghĩa là vượt trên kết quả, người ta sẽ không còn sợ thất bại và sợ hãi nữa. Đây là cấp năng lượng của cảm giác an toàn. Người đạt đến cấp độ năng lượng này đều rất dễ chung sống đối xử với mọi người, hơn nữa còn khiến mọi người cảm thấy ấm áp và đáng tin. Bởi vì họ không có ý định tranh cãi, cạnh tranh và phạm tội. Người thế này luôn trầm tĩnh thong dong. Họ sẽ không ép buộc người khác làm việc gì đó.

  1. Chủ động (willingness): 310

Tầng thức ý thức này có thể coi là đã vào một môn ở tầng thứ cao. Người ở tầng thứ bình tĩnh sẽ hoàn thành nhiệm vụ công tác một cách thiết thực. Nhưng người ở tầng thứ chủ động thường sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, và dốc hết sức đạt được thành công. Sự phát triển của người ở cấp năng lượng này rất nhanh chóng, họ là ứng viên dự bị cho sự tiến bộ của nhân loại.

Người ở cấp độ năng lượng thấp hơn 200 thì tư tưởng của họ là phong bế, nhưng người ở cấp năng lượng 310 thì hoàn toàn khai mở. Người ở cấp năng lượng này thường chân thành và thân thiện, và dễ đạt được thành công về giao tiếp và về kinh tế. Họ hữu ích đối với mọi người, và có cống hiến đối với sự tiến bộ của xã hội.

Họ cũng vui lòng đối mặt với tình hình nội tại, và không gặp chướng ngại lớn về học tập. Xét thấy họ có năng lực vươn lên và học được kinh nghiệm trong nghịch cảnh, thế nên họ đều có thể tự điều chỉnh bản thân. Do họ đã buông bỏ được sự tự hào, tự mãn, nên họ có thể nhìn thấy những thiếu sót của mình, và học tập những ưu điểm của người khác.

  1. Khoan dung (acceptance): 350

Ở cấp năng lượng này sẽ xảy ra một chuyển biến cực lớn, đó chính là hiểu rõ chính mình mới là chúa tể của vận mệnh mình, chính mình mới là Tạo hóa của cuộc sống bản thân. Người ở cấp năng lượng thấp hơn 200 thì không có sức mạnh, thường coi mình là người bị tổn hại, hoàn toàn bị cuộc sống khống chế. Nguồn gốc của cách nhìn này là họ cho rằng hạnh phúc hay khổ nạn đến từ những thứ bên ngoài.

Ở cấp độ năng lượng của sự khoan dung thì không có cái bên ngoài nào có thể khiến người đó vui mừng hay bi thương, tình yêu cũng là thứ mà người khác không thể cho và cũng có thể lấy đi mất, nó đến từ nội tại. Khoan dung có nghĩa là để cuộc sống như nó vốn có, không cố ý tạo dựng một mô hình đặc định nào.

Người ở cấp độ năng lượng này không hứng thú đối với phán đoán đúng sai, trái lại, họ vui vẻ tham gia vào làm thế nào giải quyết khó khăn. Họ càng chú ý đến những mục tiêu lâu dài, khả năng kỷ luật tự giác và kiểm soát bản thân tốt, đó là đặc điểm nổi bật của họ.

  1. Sáng suốt (reason): 400

Vượt qua cấp năng lượng cảm tính khá thấp là bước vào giai đoạn có lý trí và trí tuệ. Đây là cấp năng lượng hình thành bởi khoa học, y học, khái niệm hóa và khả năng lý giải. Tri thức và giáo dục ở đây trở thành trình độ. Đây là cấp năng lượng của những người đạt giải Nobel, chính trị gia lớn, và chánh án tối cao pháp viện. Einstein, Freud và nhiều nhà tư tưởng khác trong lịch sử đều ở cấp độ này.

Khuyết điểm của người ở mức năng lượng này là quá quan tâm và phân biệt đối với ý nghĩa mà các phù hiệu biểu đạt. Sáng suốt không thể khiến con người đi đến chân lý. Nó chỉ là có thể tạo ra lượng lớn thông tin và hồ sơ, nhưng thiếu năng lực giải quyết sự khác biệt của con số và kết quả. Sáng suốt bản thân cũng là một trở ngại lớn nhất để lên cấp độ năng lượng cao hơn. Trong xã hội chúng ta, người có thể vượt qua cấp độ năng lượng này hiếm như lông phượng sừng lân.

  1. Yêu thương (love): 500

Yêu thương ở đây không phải là tình yêu theo ý nghĩa thông thường mà truyền thông miêu tả. Tình yêu ý nghĩa thông thường rất dễ khoác chiếc mặt nạ phẫn nộ và ỷ lại. Loại tình yêu này hễ gặp trắc trở thì lập tức trở thành phẫn nộ căm giận. Tình yêu gây ra phẫn nộ căm giận có nguồn gốc từ sự kiêu hãnh, chứ không phải tình yêu chân chính.

Yêu thương ở cấp độ năng lượng 500 này là tình yêu vô điều kiện, là tình yêu bất biến, là tình yêu vĩnh hằng. Tình yêu này sẽ không bị dao động, nó không đến từ những nhân tố bên ngoài. Yêu thương là trạng thái cơ bản của sự tồn tại. Yêu thương là thứ khoan dung, nuôi dưỡng và duy trì thế giới này.

Nó không phải là tình yêu lý tính, không phải là tình yêu đến từ đầu óc, nó là tình yêu phát xuất từ tâm hồn. Yêu thương luôn tập trung vào mặt tốt đẹp của cuộc sống, và tăng cường những kinh nghiệm tích cực. Đây là cấp độ năng lượng của hạnh phúc chân chính. Trên thế giới chỉ có 0.4% người đã từng đạt đến tầng thứ tiến hóa ý thức này.

  1. Niềm vui (joy): 540

Khi yêu thương trở nên ngày càng rộng mở vô hạn thì nó bắt đầu phát triển thành niềm vui nội tại. Điều này là niềm vui ở mỗi phút giây hiện tại, từ nội tâm chứ không phải từ nhân tố bên ngoài sinh sa. Cấp độ năng lượng 540 cũng là cấp độ năng lượng có khả năng chữa lành và độc lập tinh thần. Từ mức năng lượng này trở lên chính là cấp độ năng lượng của rất nhiều Thánh nhân, người tu hành có Đạo hạnh cao và các bậc thầy chữa lành.

Đặc điểm của người ở cấp độ năng lượng này là, họ có tính nhẫn nại cực lớn, và có thái độ lạc quan lâu dài đối với những hoàn cảnh khó khăn vẫn luôn luôn xuất hiện, và có lòng từ bi. Người đạt đến cấp năng lượng này có ảnh hưởng rõ rệt đối với những người khác. Sự quan tâm chú ý lâu dài của họ sẽ dẫn đến yêu thương và tĩnh lặng.

Đối với người có mức năng lượng vượt quá 500 mà nói, thế giới này đầy những điều tốt đẹp lấp lánh và là sự sáng tạo hoàn mỹ. Hết thảy đều xảy ra đồng thời mà không tốn chút công sức nào. Đối với họ mà nói, những hành động bình thường ít ỏi của họ lại được người bình thường coi là kỳ tích.

  1. Bình hòa (peace): 600

Cấp năng lượng này có liên quan đến cái gọi là siêu việt, tự thực hiện. Nó vô cùng hiếm, trong 10 triệu người mới có một người có thể đạt được.

Nhằm ngăn ngừa tình trạng trệ Khí hoặc mất Khí, chúng ta nên duy trì một tâm thái bình hòa, tập trung vào làm những việc thoải mái, an lành.
Nhằm ngăn ngừa tình trạng trệ Khí hoặc mất Khí, chúng ta nên duy trì một tâm thái bình hòa, tập trung vào làm những việc thoải mái, an lành. (Ảnh: Sponchia/Pixabay)

Một khi đạt đến cấp năng lượng này, sự phân biệt bên trong và bên ngoài biến mất, cảm quan bị đóng lại. Cảm nhận của người có mức năng lượng từ 600 trở lên giống như cảnh quay chậm, thời không dừng lại - không có cái gì là cố định, tất cả đều bừng bừng sức sống và tỏa ánh hào quang.

Tuy nhiên, trong con mắt của mọi người thì thế giới này vẫn như cũ, nhưng trong mắt của những người này, thế giới là một sự lưu chuyển không ngừng vận động tiến hóa đồng bộ với sự tiến hóa của cội nguồn vũ trụ. Đây là một hiện tượng vô cùng phi thường, không thể nào dùng ngôn ngữ diễn tả nổi. Do đó đầu óc họ bảo trì sự tĩnh lặng lâu dài, không còn phân tích phán đoán nữa. Người quan sát và người bị quan sát trở thành cùng một thể, người quán chiếu hòa tan trong quán chiếu, trở thành bản thân của sự quán chiếu.

Các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc ở mức năng lượng giữa 600 và 700 tức thời đưa chúng ta vào trạng thái vĩnh hằng.

Điều chỉnh sự biến đổi của tâm trạng có thể trị bệnh

Đông y cho rằng, tâm trạng biến đổi quá mức có thể gây ra bệnh, nhưng nếu có thể tận dụng lý luận "tình chí tương thắng" để chữa trị bệnh tật. Đông y học đã ứng dụng tâm lý trị liệu từ rất sớm, gọi là "Ý liệu". Tâm lý học trị liệu nhất là đối với những bệnh về phương diện tinh thần thì không thể thiếu được, và thường đạt được hiệu quả tốt hơn trị liệu bằng thuốc. Các nhà y học cổ đại đã có rất nhiều luận thuật về vấn đề này. Như trong trước tác "Đông y bảo giám" có viết: "Muốn trị bệnh thì trước tiên trị tâm, ắt phải chính cái tâm, là dựa vào Đạo. Khiến người bệnh tiêu trừ hết tư tưởng lo nghĩ trong tâm, tất cả vọng niệm, tất cả bất bình, tất cả nhập vào tự hối lỗi rồi lĩnh ngộ, bỗng nhiên giải thích được mọi việc, thì tâm địa tự nhiên thanh tịnh, bệnh tật tự nhiên hết. Có thể làm được như vậy thì thuốc chưa đến miệng mà bệnh đã mất rồi".

"Bản thảo cương mục" đời Minh có viết: "Lấy ý thức để tiêu trừ ý thức, lấy lý trí để tiêu trừ tình cảm, đó tức là cái gọi là tâm bệnh phải cần tâm dược chữa".

"Lý thược biền văn" của Ngô Sư Cơ viết rằng: "Bệnh do tình cảm ham dục gây ra thì thuốc không thể chữa khỏi được. Bệnh của thất tình thì phải dùng tình trị".

Đông y học xưa nay coi trọng tác dụng quan trọng của những nhân tố tâm lý trong việc trị chữa bệnh, đồng thời đã sáng lập nên rất nhiều phương pháp khoa học tâm lý trị liệu.

  1. Tình chí tương thắng liệu pháp

Phần "Âm dương ứng tượng đại luận" và "Ngũ vận hành đại luận" trong sách "Tố vấn" chỉ ra rằng: "Nộ thương can, bi thắng nộ" (tức giận tổn hại gan, bi thương khắc chế tức giận); "Hỷ thương tâm, khủng thắng hỷ" (vui mừng tổn hại tim, sợ hãi khắc chế vui mừng); "Tư thương tỳ, nộ thắng tư" (Suy nghĩ tổn hại tỳ (lá nách), tức giận khắc chế suy nghĩ); "Ưu thương phế, hỷ thắng ưu" (lo lắng tổn hại phổi, vui mừng khắc chế lo lắng); "Khủng thương thận, tư thắng khủng" (Sợ hãi tổn hại thận, suy nghĩ khắc chế sợ hãi). Biện pháp khác thường quy chính tình chí (tâm trạng) này là nguyên tắc trị liệu tinh thần trong Đông y, cũng chính là tinh thần cơ bản của "Tình chí tương thắng".

"Hồi Khê Y thư" thời nhà Thanh có ghi lại:

Một sĩ tử sống vào đời nhà Thanh, sau khi thi đậu trạng nguyên, xin nghỉ về thăm nhà, trên đường đi đột nhiên đổ bệnh. Vị tân trạng nguyên tìm đến danh y trong vùng xin chữa trị, đại phu sau khi xem qua, liền nói: “Bệnh này không thể cứu chữa được, xem ra anh không còn sống được mấy ngày. Nên nhanh chóng về nhà, may ra còn kịp gặp mặt người nhà trước khi chết”.

Trạng nguyên sau khi nghe xong, lập tức suy sụp tinh thần. Lo mình sẽ chết nơi đất khách, vị trạng nguyên vội vã đi về nhà, đi chẳng quản ngày đêm, chỉ trong vòng 7 ngày đã về đến nhà. Sau khi về nhà, anh ta phát hiện mình chẳng những vẫn bình yên vô sự mà chứng bệnh trước kia cũng biến mất. Lúc này người hầu mới lấy ra một phong thư và nói: “Đại phu ấy có gửi một lá thư, dặn tôi đưa ngài xem”.

Trạng nguyên mở thư ra xem thì thấy vị đại phu kia viết: “Sau khi ngài đậu trạng nguyên, do quá đỗi vui mừng mà làm tổn thương tinh thần, thuốc không thể chữa được. Cho nên tôi đã dùng cái chết để dọa ngài, làm cho ngài hoảng sợ để chữa bệnh cho ngài. Hiện bệnh của ngài đã khỏi hẳn, có thể yên tâm rồi”. Sau khi xem xong, vị trạng nguyên cảm thấy vô cùng thuyết phục.

Đó chính là "Hỷ thương tâm, khủng thắng hỷ" (vui mừng tổn hại tim, sợ hãi khắc chế vui mừng).

  1. Di tình dịch tính liệu pháp

"Di tình dịch tính" là phân tán sự chú ý của bệnh nhân đối với bệnh tật, chuyển dời sự chú ý đến chỗ khác, hoặc cải biến hoàn cảnh xung quanh, tránh những kích thích có hại, khiến tâm trạng tình cảm của họ chuyển dịch đến sự việc hoặc người khác, cũng có thể thông qua nói chuyện tâm sự, học tập khiến họ cải biến tâm trạng tình cảm.

"Lâm chứng chỉ nam y án" có viết: "Tâm trạng u uất là do tâm ý có những khúc mắc ẩn sâu mà không giãi bài ra.., do đó chứng u uất (trầm cảm) hoàn toàn ở việc người bệnh có thể di tình dịch tính".

Sách "Tử Siêu y thoai" có chép một chuyện rằng:

Một thiếu phụ mới về nhà chồng được ít lâu, chồng đi buôn luôn 2 năm không về. Thiếu phụ dần dần biếng ăn, cứ nằm li bì suốt ngày như người ngây, mà phần nhiều chỉ nằm ngoảnh mặt vào trong... Ngoài ra không có bệnh gì hết.

Đan Khê chẩn mạch, thấy Can mạch huyền quá ra ngoài thốn khẩu. Ông nói:

"Đây là một bệnh phát sinh bởi nhớ chồng quá độ, khí kết tại Tỳ, không thể chỉ đơn thuần dùng thuốc mà chữa được, chỉ có mừng mới giải quyết được bệnh kết đó. Nếu không có cách gì làm cho mừng được, thì phải làm cho giận. Tỳ chủ về tư, tư lự quá độ Tỳ khí kết lại, thành chứng không ăn được. Giận thuộc Can mộc, mộc khắc được thổ. Giờ làm cho giận thì Can khí sẽ bốc lên mạnh, xâm phạm sang Tỳ thổ, tức là “mộc năng sơ thổ”...Chứng kết ở Tỳ sẽ nhờ đó mà khai tiết (mở để thoát ra) được".

Người bố chồng nghe lời liền kiếm cớ quở mắng nàng dâu thậm tệ, đồng thời lại tát luôn cho nàng mấy cái. Nàng kêu khóc luôn 2,3 giờ liền, người nhà phải khuyên nhủ, dỗ dành mãi mới nín. Thừa thế lúc đó, Đan Khê cắt cho một thang giải uất, bệnh giảm nhẹ ngay, đã biết đòi ăn và ăn rất ngon.

Đan Khê bảo ông bố: "Tư khí (cái khí phát sinh bởi nghĩ ngợi) tuy đã giải, nhưng phải cần được mừng, bệnh thế mới khỏi tái phát".

Ông bố chồng liền nói dối nàng: “Chồng nàng sắp về, đã biên thư về báo tin trước…” May sao, sau đó 3 ngày thì người chồng về thật. Bệnh của thiếu phụ từ đó khỏi hẳn.

Đó chính là di tình dịch tính. Các phương pháp cụ thể với người khác nhau thì khác nhau, có thể dùng các phương pháp như ca hát, thư pháp, hội họa, nuôi dưỡng tình cảm, từ đó đạt được mục đích trị bệnh.

Người thế này luôn trầm tĩnh thong dong. (Ảnh các học viên luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp tại một công viên ở Sydney, Úc/ Ảnh củaEMMA MORLEY).
  1. Thuận tình tòng dục liệu pháp

Phần "Di tình biến khí luận" sách "Tố vấn" chỉ ra rằng: "Khi khám bệnh, hãy hỏi kỹ về tình cảm tâm trạng họ, từ đó thuận theo". Đây cũng là một trong những liệu pháp tâm lý. Trong xã hội nhân loại, ăn mặc chỗ ở, làm việc đều là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, mà những nhu cầu thiết yếu này không được thỏa mãn, thì sẽ gây cải biến tâm trạng, tinh thần. Trong khi chữa trị bệnh, chỉ dựa vào thuyết phục, chỉ dẫn, di tình dịch chí thì không đạt được mục đích trị bệnh, còn cần được sự ủng hộ của xã hội.

  1. Liệu pháp ngôn ngữ dẫn dắt

Phần "Di tinh biến khí luận" sách "Tố vấn" viết: "Đóng kín cửa, trước tiên để bệnh nhân tin tưởng, có thái độ đồng tình với bệnh nhân, hỏi chi tiết về bệnh tình, dùng lời nói khuyên bảo, dẫn dắt, khiến bệnh nhân nói thật ra sự tình, nói ra những nỗi khổ đau", đó là một trong những phương pháp khai thông tâm lý, có lợi cho việc chữa bệnh. Nếu có thể điều trị được tinh thần bệnh nhân, khiến sắc mặt họ sáng tươi, mạch bình ổn, thần khí thịnh vượng, thì kết quả sau đó sẽ tốt. Nếu không được thì sắc mặt người bệnh không sáng, mạch không ứng, thần khí mất, không có niềm tin vào việc điều trị, thì kết quả sau đó sẽ không tốt.

Trung Hòa
Theo Lý Trí - SOH



BÀI CHỌN LỌC

Tâm trạng có hại cho sức khỏe nhất không phải là tức giận và đau buồn