3 tâm thái khiến cuộc sống tốt đẹp: Tâm tĩnh, tâm tịnh, tâm cảnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thế gian muôn màu rối loạn đều liên quan tới cái tâm. Nếu tâm luôn lo lắng thì cuộc sống lúc nào cũng có mây đen; nếu tâm bình thản hòa ái thì thế gian nơi nơi đều tươi đẹp.

Tôi đã từng nghe một câu nói: "Cuộc sống và một cuộc tu hành, tu chính là tu sửa cái tâm".

Nếu một người muốn có một cuộc sống tốt, người đó cần phải tu dưỡng 3 tâm tính sau.

1. Tâm tĩnh: Người điềm tĩnh thì tao nhã

Bước đi trong thế giới trần tục này, ai cũng bước đi vội vàng, hấp tấp. Có người chạy theo danh lợi mà trong lòng đầy lo âu, có người lúc nào cũng nặng nề, luôn chịu nhiều đau khổ.

Cho dù thế giới bên ngoài có ồn ào đến đâu, chỉ bằng cách học cách tĩnh tâm lại, chúng ta mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đã mất từ ​​lâu trong cuộc sống.

Tôi đã đọc một câu chuyện ngắn như vậy, và tôi cảm thấy khá xúc động. Một lão nông đánh xe bò về nhà, đi được nửa đường thì bánh xe bất ngờ bị rơi ra.

Đó là một buổi trưa giữa mùa hè và thời tiết rất oi bức, ông tìm một cửa hàng gần nhất để sửa xe nhưng được cho biết ông sẽ phải đợi hai giờ đồng hồ.

Lão nông cảm thấy hai tiếng đồng hồ thật là cực hình và bắt đầu cáu kỉnh. Khi ông định bụng trong lúc chờ đợi sẽ đi dạo xung quanh thì vô tình tìm thấy một khu rừng nhỏ.

Ông đi bộ dưới những tán cây trong rừng rậm để tận hưởng bóng râm và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều, từ từ ông quan sát thấy cảnh vật xung quanh rất dễ chịu. Bằng cách này, ngọn lửa trong lòng ông dần dần bị dập tắt, cả người trở nên an tĩnh.

Sau khi tận hưởng xong ông quay trở về thì chiếc xe cũng đã được sửa chữa xong. Người nông dân vui vẻ huýt sáo cùng gió hoàng hôn, ca hát suốt đường về nhà.

Về đến nhà, vợ ông trách ông về muộn quá, nhưng ông không những không giận mà còn hớn hở nói: “Thực sự là một chuyến đi ngắn vui vẻ làm sao!”.

Tôi không biết bạn có phát hiện rằng trong cuộc sống có nhiều điều phiền muộn không? Và tất cả chúng đều bắt nguồn từ tâm tính nóng nảy.

Ngọn nguồn của việc giá gạo Việt Nam cao hơn Thái Lan là từ việc nông dân chịu thay đổi, làm lúa chất lượng hơn. (Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP qua Getty Images)
Người nông dân vui vẻ huýt sáo cùng gió hoàng hôn, ca hát suốt đường về nhà. (Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP qua Getty Images)

Khi chúng ta có thể tĩnh tâm và nhìn mọi vật, dù là lặng lẽ chờ một bông hoa nở, lắng nghe giọt mưa rơi, hay chăm chú đọc một trang sách, uống một tách trà, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc sống đều có những niềm vui nhỏ bé.

Có nhà văn từng nói: "Trong thế giới phàm trần ồn ào này, chúng ta đều cần một nơi thích hợp để thả hồn mình. Có thể đó là một ngôi nhà yên tĩnh, có thể là một bản kinh thư không chữ, có thể là một con đường nhỏ lạc lối. Miễn đó là nơi trái tim chính mình hướng tới, đều là trạm dừng, để sau này khi khởi hành sẽ không lại hoang mang mê lạc”.

Nhịp sống thường quá vội vã nên chúng ta phải học cách dừng lại, cười để ngắm mây gió, ngồi thưởng thức hoa nở, trầm xuống và yên ả như biển, lắng lại và tĩnh quan tự tại.

2. Tâm tịnh: Tâm tịnh không bụi trần, sợ gì kiếp phù du

Tôi đã từng đọc một câu chuyện như vậy trên một tạp chí. Một doanh nhân đã mua một viên kim cương quý hiếm với giá cao. Viên kim cương này trong suốt như pha lê, nhưng điều đáng chú ý là có một vết nứt trên viên kim cương.

Doanh nhân này đã mang viên kim cương yêu quý của mình đến tìm một người thợ cắt kim cương nổi tiếng để làm giúp.

Người thợ cắt nói với anh ta: “Nếu có thể thành công cắt dọc theo vết nứt của viên kim cương thành 2 mảnh, thì giá trị của mỗi viên kim cương sẽ còn cao hơn viên ban đầu, nhưng một khi vết cắt không thành công, viên kim cương sẽ bị vỡ vụn và giá trị cũng sẽ bị giảm rất lớn. Tôi không muốn mạo hiểm, vì vậy tôi không thể giúp".

Sau đó, thương gia đã đi đến một số quốc gia và thăm nhiều cơ sở cắt kim cương, nhưng đều bị từ chối.

Sau khi một người bạn biết chuyện đã giới thiệu anh ta tìm một người thợ ở Amsterdam, Hà Lan, nghe nói người thợ cắt bậc thầy này có tay nghề tuyệt vời, kỹ thuật tinh tế và kinh nghiệm vô cùng phong phú.

Người thương gia đến Amsterdam và tìm thấy người thợ.

Trước sự ngạc nhiên của ông, sau khi nhìn thấy viên kim cương, người thợ đã không từ chối ông mà còn tỏ ý muốn giúp đỡ, đồng thời báo ngay chi phí, và người thương gia đã đồng ý với báo giá đó.

Lúc này, người thợ gọi một cậu học trò trông còn rất trẻ tới.

Khi họ đang nói chuyện, từ xa cậu bé học việc này đang ngồi trước bàn thao tác của mình, quay lưng lại với họ, bận rộn với công việc của mình.

Cậu bé học việc nhận lấy viên kim cương, giơ chiếc búa nhỏ trên tay theo hướng dẫn của thầy và đập viên kim cương vô cùng giá trị thành hai mảnh. Sau đó, cậu ta không thèm nhìn lại và đưa trả viên kim cương cho thầy mình. Sau đó, lại đi làm tiếp công việc của riêng mình.

Người doanh nhân ngẩn người, hỏi người thợ: "Cậu ấy làm cùng ông lâu chưa?"

Người thợ trả lời: "Không, chỉ có ba ngày. Nhưng vì không biết giá trị của viên kim cương này, nên tay cậu ấy không run và các động tác sẽ chính xác và dứt khoát".

Trong hiện thực cuộc sống, chẳng phải cũng như vậy sao? Người trong tâm có nhiều tạp niệm sẽ rất khó làm tốt các việc.

Chỉ những người không lo lắng mới có thể thoát khỏi mọi can nhiễu. Một người có nội tâm thanh tịnh, có thể đối mặt với mọi thứ với một tâm thái bình thản.

Nếu một người nghĩ quá nhiều và suy xét quá xa, sẽ chỉ trói buộc bản thân mình vào tầng tầng những lớp xiềng xích.

Đôi khi, người ta phải học cách nhảy ra ngoài, với một trái tim trong sáng, để nhìn những khó khăn trước mắt.

Bạn sẽ thấy rằng nhiều thứ không phức tạp như chúng ta tưởng tượng.

3. Tâm cảnh: Thế sự như hoa rơi, tâm tự trong sáng

Trong cuộc sống này, không thể nào mọi sự như ý, mọi thứ thuận tâm. Chỉ là tâm cảnh khác nhau mới có thể tạo ra những cuộc sống khác nhau.

Cách đây rất lâu, trong một ngôi chùa có một lão phương trượng và một tiểu hòa thượng. Một ngày nọ, lão phương trượng đưa cho tiểu hòa thượng một số hạt giống hoa để cậu trồng chúng trong sân chùa.

"Thưa thầy, con bị nói là ‘tam nhật hòa thượng’. Mẹ con nói: 'Đứa nhỏ này đúng là ‘tam nhật hòa thượng’, làm gì cũng không nên. Thầy ơi, ‘tam nhật hòa thượng’ có nghĩa là gì?"
Lão phương trượng đưa cho tiểu hòa thượng một số hạt giống hoa để cậu trồng chúng trong sân chùa. (Ảnh: Pixabay)

Tiểu hòa thượng đang cầm các hạt giống hoa đi vào sân thì bất ngờ bị vấp vào thềm cửa ngã lộn nhào, hạt giống hoa trong tay rơi vãi khắp mặt đất.

Lúc này, lão phương trượng ở trong phòng nói: "Tùy ngộ".

Tiểu hòa thượng thấy các hạt giống hoa rơi vãi, vội vàng quét gom lại, vừa đưa chổi ra thì một cơn gió mạnh bất ngờ thổi qua, thổi bay những hạt giống rơi vãi trên mặt đất khắp sân.

Lúc này, phương trượng lại nói: "Tùy duyên".

Tiểu hòa thượng vừa thấy lo lắng vội vàng cố sức quét hạt hoa ngoài sân, lúc này trời mưa tầm tã, tiểu hòa thượng chạy vào trong nhà vừa khóc vừa nói lỡ tay làm tung tóe hết cả. những hạt giống hoa.

Tuy nhiên, vị trụ trì già đã mỉm cười và nói: "Tùy an".

Mùa đông qua đi và mùa xuân tới, một buổi sáng, tiểu hòa thượng bỗng thấy sân nở đầy hoa tươi, bèn vội chạy đi kể lại với sư phụ.

Lão phương trượng nói: "Tùy hỷ".

Có một câu nói rất hay: “Vật tùy tâm chuyển, cảnh do tâm tạo”.

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta gặp và mọi việc xảy ra quanh chúng ta, đều có đạo lý của nó.

Đôi khi, bạn cho là việc xấu, lại chính là bước đệm cho việc tốt.

Vì vậy, không cần phải bực bội vì mọi thứ đi ngược lại mong muốn của mình, cũng không cần phải quá đỗi vui mừng vì việc diễn ra như ý muốn.

Bất cứ lúc nào, hãy duy trì tâm cảnh bình hòa, sống tùy theo hoàn cảnh.

Như thế mới là trí huệ thực sự

***

Tôi từng nghe một câu nói: Mỗi tâm cảnh trong cuộc sống là cảm ngộ sau khi trải qua muôn vàn thử thách.

Nếu tâm yên tĩnh, dù bên ngoài ồn ào, náo nhiệt, vẫn có thể sửa rào và trồng hoa cúc trong lòng;

Nếu tâm thanh tịnh thì dù cuộc sống khó khăn đến mấy cũng có thể giải quyết dễ dàng từng chút một;

Với tâm hồn rộng rãi, dù trước mặt có mây đen giăng kín, vẫn luôn có thể nghênh đón trời trong.

Mong cuộc đời này tu được cái tâm thản nhiên. Mặc cho bão táp mưa sa, tôi vẫn dạo chơi sân vắng.

Minh An
Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

3 tâm thái khiến cuộc sống tốt đẹp: Tâm tĩnh, tâm tịnh, tâm cảnh