Tại sao nói "Mạnh không quá ba, giàu không quá sáu, nghèo không quá chín"

Giúp NTDVN sửa lỗi

Câu nói “Mạnh không quá ba, giàu không quá sáu, nghèo không quá chín” vốn bắt nguồn từ Kinh Dịch, xem xong cả đời thụ ích.

Trong “Kinh Dịch" có ba câu nói về tài phú đó là "hào không quá ba", "giàu không quá sáu" và "nghèo không quá chín". Sau bao lâu, những câu thành ngữ này vẫn có ý nghĩa đối với thực tế, không thể nói là không kinh điển! Vậy ý nghĩa cụ thể của chúng là gì?

Mạnh không quá ba

"Mạnh" là gì? Chữ "Mạnh" này không dùng để chỉ địa chủ hay quý tộc nhỏ, cũng không dùng để chỉ những người giàu có bình thường, mà dùng để chỉ các đại gia tộc cổ đại, đại phú hào, có tiền tài có quyền thế, là những người đã để lại tên tuổi trong lịch sử.

Nhưng tại sao một gia tộc quyền thế lại "không quá ba"? Mà không phải là “không quá bốn” hay “không quá năm"? Điều này cần phải liên hệ với “Kinh Dịch". Kỳ thực “Kinh Dịch" có liên quan chặt chẽ với con số "ba". Dù sao thì bát quái chính là từ ba hào tạo thành. Từ dưới lên trên lần lượt là sơ hào, nhị hào, tam hào; tam hào đại biểu cho Trời, muốn lên trên cũng không có nữa.

Đồng thời, trong “Kinh Dịch” luôn có cách nói “tam hào đa hung”, vì vậy đây là lý do tại sao “mạnh không quá ba", đây là giải thích về mặt ý tứ trên mặt chữ của “không quá ba". Từ góc độ của thời đại mà nói, thì một gia tộc dù có quyền thế đến đâu cũng không thoát khỏi số phận “một triều Thiên tử một triều thần”, người làm “nguyên lão tam triều” có thể gọi là nhân tinh (Thần nhân).

Vì vậy, đừng nhìn một số đại gia tộc dựa vào một vị Hoàng đế để kiến công lập nghiệp, nhanh chóng phất lên, nhưng một khi có Hoàng đế mới đăng cơ, họ chỉ có thể “cáo lão về quê”! Mất chức quan cũng đồng nghĩa với mất quyền thế, gia tộc trước dù có quyền thế đến đâu cũng nhanh chóng suy tàn. Cơ nghiệp dựng nên trước kia, cũng sẽ bị tầng lớp quyền quý mới dần dần thay thế, chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.

Một số đại gia tộc dựa vào một vị Hoàng đế để kiến công lập nghiệp, nhanh chóng phất lên, nhưng một khi có Hoàng đế mới đăng cơ, họ chỉ có thể “cáo lão về quê”!
Một số đại gia tộc dựa vào một vị Hoàng đế để kiến công lập nghiệp, nhanh chóng phất lên, nhưng một khi có Hoàng đế mới đăng cơ, họ chỉ có thể “cáo lão về quê”! (Miền công cộng)

Cái gọi là “Thụ đảo hồ tôn tán” (cây đổ bầy khỉ chạy tán loạn), sự suy tàn của phú hào dường như chỉ trong một sớm một chiều, rất khó giữ được quá ba đời. Vì vậy, người đời trong nhân gian đã nhìn được thấu tỏ, trong “Tây Du Ký” có viết một câu ca dao: “Hoàng đế luân lưu chuyển, năm sau đến nhà ta". Đây là sự cảm thán cho thế sự vô thường!

Giàu không quá sáu

Kỳ thật chúng ta thường hay nghe nhất là câu "giàu không quá ba". Ở đây, “giàu không quá sáu" là một cách nói tương đối nhân từ, bởi vì so với những gia tộc đại phú đại quý đầy quyền lực, thì bách tính phổ thông thường trở nên giàu có tương đối dễ dàng hơn. Vậy tại sao lại “giàu không quá sáu"? Mà không phải là “không quá bảy” hay là “không quá tám"? Điều này cũng có liên hệ với “Kinh Dịch".

Sáu mươi bốn quẻ trong “Kinh Dịch” có sáu hào, phân thành sơ hào, nhị hào, tam hào, tứ hào, ngũ hào, thượng hào, trên thượng hào là không có gì nữa, cái gọi là vật cực tất phản, giàu không quá sáu đời tự nhiên sẽ khuynh gia bại sản, đây là từ từ mặt con số để giải thích “giàu không quá sáu".

Kỳ thực các gia tộc giàu có phân thành hai loại tình huống:

Loại thứ nhất là dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng, trải qua thăng trầm trong làm ăn buôn bán. Người giàu ở thế hệ này đều biết rằng tài phú không dễ mà được, nên tương đối cần cù, xem trọng việc tích luỹ tài phú, giáo dục con cái rất nghiêm ngặt, họ sẽ không tiếc công sức để nuôi dưỡng con cái mình thành tài, cho nên ba thế hệ đầu của loại gia đình này đều sẽ có “gia phong" tương đối tốt, nhưng theo thời đại dần trôi đi, thì “gia phong" sa đọa, ăn uống xa hoa, khuyển mã thanh sắc, cho đến đời thứ sáu về sau, loại gia tộc này sẽ tự nhiên suy lạc.

Loại thứ hai là nhà giàu nhất thời. Tiền bạc đến với họ một cách bất ngờ, không có giai đoạn phải vất vả dốc sức, nên thường vung phí tiền bạc, đừng nói đến sáu đời, mà ba đời cũng không còn phú nữa.

Loại thứ hai là nhà giàu nhất thời. Tiền bạc đến với họ một cách bất ngờ, không có giai đoạn phải vất vả dốc sức, nên thường vung phí tiền bạc, đừng nói đến sáu đời, mà ba đời cũng không còn phú nữa.
Loại thứ hai là nhà giàu nhất thời. Tiền bạc đến với họ một cách bất ngờ, không có giai đoạn phải vất vả dốc sức, nên thường vung phí tiền bạc, đừng nói đến sáu đời, mà ba đời cũng không còn phú nữa. (Miền công cộng)

Chu Di đời nhà Minh viết trong “Miễn dụ nhi bối” rằng: “Từ kiệm thành xa hoa thì dễ, từ sa hoa thành kiệm thì khó”. Để khuyên bảo hậu thế không nên lãng phí, phải biết rằng tiền tài không phải tự dưng dưới đất mọc lên, không phải trên trời rơi xuống mà có. Rốt cuộc những người từng trải qua cảnh khuynh gia bại sản, so với những người một mực sống trong cảnh nghèo khổ, thì họ càng hiểu rõ hơn lòng người ấm lạnh. Cho nên Khổng Tử mới nói: Quý trọng tài phú chính là quý trọng phúc.

Nghèo không quá chín

“Nghèo không quá chín” chính là người dân bách tính dùng “Kinh Dịch” để tự mình ngộ ra! Sáu hào của 64 quẻ, kỳ thực “thượng hào" còn có tên gọi khác là “thượng cửu", “cửu" tức là số 9, trong quan niệm của cổ nhân, là con số lớn nhất, ví dụ như “cửu ngũ chí tôn", “nhất ngôn cửu đỉnh v.v… đều biểu thị ý nghĩa tối cao của con số “cửu".

Vì vậy, "nghèo không quá chín đời" có hai ý tứ: Thứ nhất là khi chúng ta nghèo khó đến tột cùng thì hoàn cảnh sẽ dần dần khá lên, thứ hai là dù bây giờ có nghèo khó, nhưng miễn là sẵn sàng chịu đựng gian khổ, phấn đấu đến đời thứ chín, chắc chắn sẽ không còn nghèo nữa.

Trong “Kinh Dịch” có viết “Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu", chính là chỉ bảo con người cần học cách thích ứng với hoàn cảnh và nỗ lực, người tận lực sống tốt mỗi ngày, nhất định sẽ không nghèo khó! Vậy nên hãy cố gắng để trở thành một thế hệ giàu có!

Lam Sơn
Theo Apollo



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao nói "Mạnh không quá ba, giàu không quá sáu, nghèo không quá chín"