Tại sao người quân tử không tranh luận với tiểu nhân?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cổ nhân nói: "Hiền nhân tranh tội, ngu nhân tranh lý". Nhưng mà, đạo lý này cũng không phải là mỗi người đều hiểu. Gặp chuyện không tranh, đây là một loại cảnh giới cao thượng. 

Trước kia tôi luôn luôn cho rằng mọi chuyện cần phải nói rõ được rõ ràng, mới có thể tránh bị người khác hiểu lầm. Sau này thời gian dần trôi qua, tôi đã minh bạch rằng, mọi chuyện ở thế gian, đều là 'một cây làm chẳng nên non', rất khó phân tranh tuyệt đối đúng- sai.

Kỳ thực, rất nhiều chuyện phát sinh trong một tình huống đặc biệt, là không cách nào tại lúc ấy có thể nói rõ ràng ra được. Nhất là đối với hạng người tiểu nhân không có chút nào lý tính, không có văn hóa giáo dưỡng, miệng đầy ác ngôn độc ngữ, nếu như nhất định phải nghĩ cách giải thích rõ ràng, thì càng vọng tưởng!

Nội tu tịnh hóa tâm linh, ngoại cầu vấy bẩn linh hồn

Trong nhân thế tuy có đủ loại người, nhưng là 'vật tụ theo loài, người chia theo nhóm'. Đối với người hiểu bạn, căn bản không cần giải thích. Đối với người không hiểu hoặc ác ý công kích bạn, thì dù bạn có giải thích như thế nào cũng đều mất công bất lực, thậm chí lãng phí thời gian.

Người có trí tuệ sẽ chú trọng tu dưỡng tâm tính, hướng vào bên trong, do đó họ có thể tẩy tịnh được tâm linh của mình. Trái lại, người mê lạc thường sẽ theo đuổi vẻ bề ngoài, cho nên tùy ý làm vấy bẩn tâm hồn mình. Người chủ động nhận sai lầm, tâm tính sẽ càng ngày càng bình thản yên tĩnh. Người vô lý cậy mạnh tranh giành với người khác, tâm trạng càng ngày càng phiền muộn bực bội. Dần dà, cái tâm tranh đấu ấy khiến lòng người phiền muộn nóng nảy, bách bệnh từ từ sinh ra. Còn người không tranh giành được mất hơn thua, tâm tính ngày càng thanh tĩnh, từ thể xác đến tinh thần đều vui vẻ thoải mái.­

Một người thực tâm tu luyện, chính là minh bạch chân lý của Trời đất, hiểu được chân tướng của vũ trụ, biết được thiên lý "thiện ác hữu báo như bóng theo hình". Họ minh bạch rằng "người nói thì thầm, Thần nghe như sấm", cho nên ngay cả khi ở một mình họ cũng không làm điều xấu. Họ nhận ra lỗi thì vui mừng sửa đổi, hoặc dẫu không có lỗi gì thì cũng tĩnh tâm nghĩ lại. Không màng danh lợi thì sẽ không vì danh lợi mà mệt mỏi. Những người như vậy, dù cho bị ác nhân nhục mạ, bị tiểu nhân bịa đặt bôi nhọ, oan khuất không thấu, thì họ vẫn thản nhiên tiếp nhận, trong lòng vẫn tràn ngập ánh sáng.

Ngược lại, người một mực không chịu thiệt thòi thì không hành xử được như vậy. Họ cho dù lấy mạnh bạo áp đảo đối phương, cuối cùng ác khảu tạo nghiệp, khó thoát khỏi sự trừng phạt của thiên lý. Tuy được nhất thời mừng thầm, nhưng khó được lâu dài vui vẻ, kết cục thật đáng tiếc.

Người thiện không tranh biện, quân tử không tranh cao thấp với tiểu nhân

Có một câu chuyện xưa, càng có thể nói rõ đạo lý này. Tương truyền Khổng Phu tử có một vị đệ tử, ngày thường thích tranh luận với người khác. Một ngày nọ, lúc anh ta đến thăm hỏi Khổng Tử thì gặp một vị khách mặc bộ quần áo màu xanh trước cổng nhà của thầy. Vị khách này ngăn vị học trò lại hỏi: "Nghe nói thầy của ngươi là Khổng Thánh nhân, như vậy học vấn của ngươi hẳn là rất tốt. Ta bây giờ muốn hỏi ngươi một năm có mấy mùa? Trả lời đúng, ta dập đầu trước ngươi, trả lời sai, ngươi phải dập đầu trước ta!­"

Người học trò nghĩ thầm: “Câu này mà cũng phải hỏi!”, nhưng vẫn trả lời: “Một năm có 4 mùa là xuân, hạ, thu, đông”.

Vị khách lắc đầu và nói: “Chỉ có ba mùa”.

Người học trò cảm thấy thực sự kỳ quái nói: “Rõ ràng là một năm có bốn mùa, sao ngươi lại nói là có ba mùa?”

Đang lúc hai người tranh luận không ngớt thì Khổng Tử đi ra, thế là người học trò tiến đến nói: "Thánh nhân, ngài đến phân xử xem! Một năm rốt cuộc có mấy mùa?".

Khổng Tử quan sát vị khách mặc áo xanh kia một chút rồi trả lời: "Một năm có ba mùa".

Vị khách vô cùng vui vẻ, đòi người học trò bái lạy xong rồi mới bước đi. Người học trò khó hiểu hỏi: “Thưa thầy! Một năm rõ ràng là có bốn mùa, sao vừa rồi thầy lại nói là có ba mùa?”

Khổng Tử trả lời: “Con không nhìn thấy người lúc nãy toàn thân đều màu xanh sao? Đó là một con châu chấu. Một năm, châu chấu chỉ sống có ba mùa, xuân, hạ và thu, nó đâu có biết mùa đông? Con cùng anh ta tranh luận chẳng phải vĩnh viễn không có kết quả sao?"

Vị đệ tử nghe xong mới chợt hiểu ra, lễ bái thầy đã dạy bảo.

Câu chuyện này đã nói rõ cho chúng ta rằng, mỗi người đều có tư tưởng và cảnh giới khác biệt, đều có lập trường của riêng mình để đối đãi với sự vật, mỗi người đều có nhận định đạo lý của riêng mình. Vì vậy, nếu cứ mãi tranh chấp với người không cùng cảnh giới, thì quả thực uổng phí sức lực. Cái ngu xuẩn của kẻ tiểu nhân, chính là trong lòng không biết đủ, vì danh lợi mà mệt mỏi thân tâm, nhưng lại hết lần này tới lần khác thích tranh luận cao thấp với người khác.

Đạo của quân tử là làm mà không tranh giành

Nếu như gặp phải một người không có giáo dưỡng thích tranh giành, bậc trí giả hẳn là sẽ suy ngẫm vì sao mình lại gặp phải điều này, phải chăng do chính tâm của mình không thanh tĩnh. Và nên hóa giải như thế nào? Phương thức xử lý tốt nhất, đó chính là "nhẫn".

"Đệ tử quy" nói: "Nhân hữu đoản, thiết mạc yết", nghĩa là "người có lỗi, chớ vạch trần". Chỉ có nhẫn nhịn, từ bên trong nội tâm cảm ân quên oán, chân chính làm được "ân muốn báo, oán muốn quên, báo oán ngắn, báo ân dài". Và "thoái lui" cách xử trí tiếp theo.

Tục ngữ nói, "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Thời cổ Mạnh mẫu ba lần chuyển nhà là vì muốn thay đổi môi trường để dạy con. Quân tử hiền nhân thường thân cận với bậc đại đức, từ đó noi gương đạo hữu. Đối với kẻ tiểu nhân thì nên kéo dài khoảng cách, để tránh tâm linh bị làm vấy bẩn.

Bậc Trí giả biết "nhẫn" và " lui", chuyển mê thành ngộ, lấy khổ làm vui. Thời cổ, người quân tử chỉ sợ vô đạo chứ không sợ nghèo khó. Người ngỗ ngược trong thế gian tranh lý, cưỡng cầu trái với lương tâm thì phúc tất sẽ chuyển thành họa, vui biến thành khổ.

Nhân sinh trên đời, nên là trí giả thanh tịnh, hay là phàm phu ngược xuôi cầu danh lợi? Mỗi người sẽ có một chí hướng và con đường riêng, không thể nào ép buộc.

Lý Tuệ

Theo Lý Vân Phi - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao người quân tử không tranh luận với tiểu nhân?