Tại sao Hiến pháp Đức cấm thành lập trường giáo dục trước độ tuổi đi học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giở "Luật cơ bản" của Cộng hòa Liên bang Đức (tức Hiến pháp) ra xem, có những điều đã khiến tôi phải giật mình. Trong đó, Điều 7, khoản 6, quy định rõ ràng rằng: Cấm thành lập trường giáo dục trước độ tuổi đi học.

Trong một chuyến thăm Đại học Freiburg, Đức, tôi sống trong một căn hộ bên hồ. Cách căn hộ không xa, có một bãi cát nhỏ với một số công trình vui chơi cho trẻ em. Mỗi lần đi qua nơi này, tôi đều thấy ba hoặc bốn đứa trẻ đang chơi đùa trên bãi cát. Có một người phụ nữ đứng cạnh, cô chăm chú nhìn bọn trẻ, và mặc dù mấy đứa trẻ bị phủ đầy cát, quần áo cũng dính đầy cát, nhưng cô không hề can thiệp.

Một đồng nghiệp khác đi bộ cùng tôi thở dài nói: "Cậu nhìn xem, khuôn mặt vui vẻ rạng rỡ của những đứa trẻ này, là điều trong nước chúng ta không thể tìm thấy". Tôi cũng đồng cảm với cảm giác này. Con gái tôi đã đi học tại một trong những trường tiểu học tốt nhất ở trong nước, mặc dù chỉ mới 8 tuổi, nhưng lời nói và nét mặt của nó không khác gì người lớn. Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy hơi buồn.

Một đồng nghiệp khác đi bộ cùng tôi thở dài nói: "Cậu nhìn xem, khuôn mặt vui vẻ rạng rỡ của những đứa trẻ này, là điều trong nước chúng ta không thể tìm thấy".
Một đồng nghiệp khác đi bộ cùng tôi thở dài nói: "Cậu nhìn xem, khuôn mặt vui vẻ rạng rỡ của những đứa trẻ này, là điều trong nước chúng ta không thể tìm thấy". (Pickpik)

Giáo dục mầm non cấm không được phép dạy kiến ​​thức chuyên môn cho trẻ em mẫu giáo

Hồ nước được bao quanh bởi một bãi cỏ rộng, nhưng cũng có một số cây có thể che bóng mát. Vào những ngày nắng, có những người chơi bóng chuyền, tennis, cầu lông và bóng đá trên bãi cỏ. Một số người trải tấm vải lên cỏ và ngồi trò chuyện cùng nhau, hoặc chỉ ngồi sưởi nắng, từng nhóm hai hoặc ba người. Tôi đã quen ngồi ở quán cà phê để quan sát mọi người trên bãi cỏ.

Cách tôi không xa có một gia đình chơi bóng đá: chồng, vợ, con trai lớn và bé trai nhỏ (khoảng 4-5 tuổi). Bốn người được chia thành hai nhóm: một nhóm là chồng và cậu bé, và nhóm còn lại là vợ và con trai lớn. Mặc dù được chia thành hai cặp, người chồng và hai cậu bé thực sự là đang chơi, còn người vợ chỉ đá bóng lên mà không chạy tranh bóng, nhưng đôi mắt không lúc nào rời khỏi chồng và hai đứa con. Người cha chuyền bóng cho đứa con trai, và đứa con trai lớn bước tới để đón lấy quả bóng. Người cha lo lắng về việc đá vào người con trai, vì vậy động tác rất nhẹ, và đôi khi ông cố tình phạm lỗi, để cậu con trai lấy được quả bóng. Đứa con trai bé dũng cảm hơn, nhưng kỹ năng bóng không tốt. Thấy anh trai mình chạy tới, cậu liền chuyền bóng cho bố ở từ xa. Điều làm tôi ấn tượng nhất là vận động mạnh mẽ của những đứa trẻ. Biểu cảm trên khuôn mặt của chúng có thể được mô tả bằng một cụm từ "tràn ngập ánh nắng".

Điều làm tôi ấn tượng nhất là vận động mạnh mẽ của những đứa trẻ. Biểu cảm trên khuôn mặt của chúng có thể được mô tả bằng một cụm từ "tràn ngập ánh nắng".
Điều làm tôi ấn tượng nhất là vận động mạnh mẽ của những đứa trẻ. Biểu cảm trên khuôn mặt của chúng có thể được mô tả bằng một cụm từ "tràn ngập ánh nắng". (Pikrepo)

Vì tò mò, tôi bước tới trò chuyện với gia đình này. Người đàn ông nói với tôi rằng cả hai đứa trẻ đang học mẫu giáo, và thường vào cuối tuần thì được ba mẹ dẫn đến đây chơi.

Tôi hỏi: "Anh không tận dụng những ngày cuối tuần để đưa con đến các lớp khác sao?".

Người đàn ông nhìn tôi với vẻ khó hiểu: "Lớp học gì?". Tôi nói: "Ví như khiêu vũ, thể dục dụng cụ, hội họa, piano, ngoại ngữ, v.v ... Trong thời gian học mẫu giáo, con gái tôi đã học gần như tất cả các khóa học này".

Người đàn ông trả lời: "Ở nước tôi, giáo dục mầm non cấm không được phép dạy kiến ​​thức chuyên môn cho trẻ em mẫu giáo. Không có khóa đào tạo tương tự như vậy trong xã hội".

Bộ não trẻ cần có chỗ cho trí tưởng tượng

Ban đầu tôi tưởng rằng chỉ có trẻ em mẫu giáo là không được phép học kiến ​​thức chuyên môn, về sau mới phát hiện ra rằng trẻ em ở trường tiểu học cũng không thể học các khóa học bổ sung, ngay cả khi IQ của trẻ vượt quá các bạn cùng trang lứa.

Cho dù tỏ ra thông minh hơn các bạn đồng trang lứa, trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học Đức cũng không được phép tham gia vào các khóa học bổ sung.
Cho dù tỏ ra thông minh hơn các bạn đồng trang lứa, trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học Đức cũng không được phép tham gia vào các khóa học bổ sung. (Pikrepo)

Cô Sandra đến từ Cologne đã viết: "Con trai tôi năm nay 7 tuổi. Tôi đã hỏi giáo viên của trường tôi có thể dạy nó thêm một chút hay không, bởi vì nó đã học đọc, viết và viết đơn giản ở nhà khi nó 5-6 tuổi, đã có thể làm phép tính toán học.

Giáo viên phản đối và nói: 'Bạn nên giữ con bạn đồng bộ với những đứa trẻ khác'. Tôi đã đến gặp giáo viên một tuần sau đó và đưa ra chứng chỉ IQ cao của đứa trẻ, hy vọng nhận được sự cảm thông và ủng hộ của cô ấy. Nhưng giáo viên nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ lạ, như thể tôi giống như một người ngoài hành tinh vậy".

Giáo viên giải thích thêm rằng việc trí thông minh của trẻ bị khai thác quá mức không phải là một điều tốt, bởi vì nó phải chừa chỗ cho trí tưởng tượng của trẻ. Quá nhiều kiến ​​thức sẽ khiến bộ não của trẻ trở thành đĩa cứng của máy tính. Theo thời gian, bộ não của trẻ sẽ dần trở thành nơi lưu trữ mà không chủ động suy nghĩ.

Giáo viên giải thích thêm rằng việc trí thông minh của trẻ bị khai thác quá mức không phải là một điều tốt, bởi vì nó phải chừa chỗ cho trí tưởng tượng của trẻ.
Giáo viên giải thích thêm rằng việc trí thông minh của trẻ bị khai thác quá mức không phải là một điều tốt, bởi vì nó phải chừa chỗ cho trí tưởng tượng của trẻ. (Pikrepo)

Nhiệm vụ duy nhất’ của trẻ trước khi vào lớp 1 là trưởng thành một cách vui vẻ

Tôi vẫn không hiểu lắm về cách cấm giáo dục mầm non của Đức. Để làm rõ vấn đề này, tôi đã hỏi ý kiến ​​các nhà giáo dục Đức và họ yêu cầu tôi xem "Luật cơ bản". Giở "Luật cơ bản" của Cộng hòa Liên bang Đức (tức là Hiến pháp) ra xem, có những điều đã khiến tôi phải giật mình. Trong số đó, Điều 7, khoản 6, quy định rõ ràng rằng: Cấm thành lập trường giáo dục trước độ tuổi đi học.

Tôi vẫn không hiểu tại sao Hiến pháp Đức quy định như thế, vì vậy tôi phải hỏi ý kiến ​​các chuyên gia giáo dục có liên quan. Họ đều nói với tôi một cách chắc nịch rằng: "'Nhiệm vụ duy nhất’ của trẻ trước khi vào lớp 1 là trưởng thành một cách vui vẻ”. Bởi vì trẻ bẩm sinh đã thích chơi đùa. Cho nên chúng ta phải làm những việc phù hợp với bản tính bẩm sinh của trẻ, chứ không nên làm trái với quy luật trưởng thành của trẻ. Nếu cần phải "giáo dục" trẻ trước khi đến trường, thì trọng tâm của "giáo dục" chỉ là ba khía cạnh:

  1. Những kiến thức xã hội cơ bản như: Không được phép bạo lực, không được nói chuyện lớn tiếng...
  2. Khả năng làm việc của trẻ: Trong độ tuổi mẫu giáo trẻ sẽ làm những công việc thủ công tùy theo sở thích của mình. Điều này cũng giúp chúng có thể chủ động làm những việc cụ thể ngay khi còn nhỏ.
  3. Bồi dưỡng năng lực cảm xúc (EQ), sự tự tin cho trẻ.
Bởi vì trẻ bẩm sinh đã thích chơi đùa. Cho nên chúng ta phải làm những việc phù hợp với bản tính bẩm sinh của trẻ, chứ không nên làm trái với quy luật trưởng thành của trẻ. (Pikrepo)
Bởi vì trẻ bẩm sinh đã thích chơi đùa. Cho nên chúng ta phải làm những việc phù hợp với bản tính bẩm sinh của trẻ, chứ không nên làm trái với quy luật trưởng thành của trẻ. (Pikrepo)

Giáo dục phù hợp với quy luật trưởng thành tự nhiên

Tôi nghĩ rằng chỉ có Đức mới có những quy định kỳ lạ như vậy. Sau đó, tôi đã kiểm tra tình hình ở các nước châu Âu có liên quan và thấy rằng cách đối xử với trẻ em của họ về cơ bản là giống nhau. Ví dụ, pháp luật Hungary quy định rằng: nghiêm cấm việc dạy trẻ em mẫu giáo viết, đọc và tính toán. Ở nhiều nước châu Âu, giáo dục mẫu giáo là miễn phí.

Trái ngược với châu Âu, trẻ em ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam về cơ bản đã hoàn thành chương trình lớp 1 của trường tiểu học ngay ở trường mẫu giáo. Có nhiều người lo lắng rằng trẻ em châu Âu đã thua ở vạch xuất phát. Trên thực tế, những lo lắng như vậy là không cần thiết. Người châu Âu thường tin rằng trẻ em có quy luật phát triển riêng và chúng phải làm những việc tương ứng ở các giai đoạn tương ứng.

Nhìn bề ngoài, giáo dục mầm non và giáo dục cơ bản của Trung Quốc hay Việt Nam rất vững chắc, nhưng trí tưởng tượng và khả năng tư duy của trẻ đã bị phá hủy, dẫn đến trẻ hình thành thói quen thụ động tiếp nhận kiến ​​thức và bỏ bê suy nghĩ chủ động.

Tạm gác lại phán xét về giá trị của giáo dục ở các quốc gia khác nhau này, chúng ta hãy để tập trung vào thành tựu của giáo dục Đức: kể từ khi thành lập giải thưởng Nobel, số người Đức (bao gồm cả người Đức di cư sang Hoa Kỳ, Canada và các quốc gia khác) đã giành được gần như nửa tổng số giải thưởng Nobel của cả thế giới. Nói cách khác, 82 triệu người Đức đã giành được một nửa giải thưởng Nobel, trong khi 6 tỷ người khác trên toàn thế giới chỉ giành được một nửa còn lại.

Có lẽ chúng ta cũng phải nhận thức lại về “vạch xuất phát” và tham khảo thể chế giáo dục của nước Đức. Phải chăng, nên quay trở lại với cách giáo dục phù hợp với quy luật trưởng thành tự nhiên, để trẻ được là chính mình và có một tuổi thơ đúng nghĩa!

Quỳnh Chi
Theo kannewyork.com

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Tại sao Hiến pháp Đức cấm thành lập trường giáo dục trước độ tuổi đi học