Tại sao ĐCS Trung Quốc nhất quyết cắt đứt long mạch của Trung Hoa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời gian luân chuyển đến thời kỳ mạt kiếp, đạo đức nhân loại sa sút trầm trọng, ma vương xuất thế họa loạn nhân gian, không chỉ phá hủy văn hóa Thần truyền, còn phá hủy hoàn cảnh sinh tồn mà Thần đã khai sáng.

Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, ảnh hưởng và tác dụng của địa lý phong thủy trên thực tế thực sự siêu việt khỏi không gian mà mắt thường có thể nhìn thấy. Trên thực tế, ở những núi cao sông lớn đều có Thần núi, Thần sông để duy trì môi trường tự nhiên cho con người sinh tồn. Mỗi lần hình dạng mặt đất có biến đổi lớn, cũng có nghĩa là đối ứng với việc các vị Thần ở các không gian khác bị thay đổi.

Hơn 4.000 năm trước, trên khắp thế giới ngập trời đại hồng thủy, toàn bộ lục địa có độ cao dưới 2.000 mét so với mực nước biển đều bị nhấn chìm trong biển nước. Ở châu Á, cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng và dãy núi Côn Lôn giống như đảo hoang, tứ bề bị nước bao quanh. Nhưng nước này khác với nước sông và nước biển. Nó được gọi là "nhược thủy", người rơi vào liền sẽ chết đuối, cho nên cũng được gọi là "nước đuối". Đây chính là nội hàm thực sự của "nhược thủy tam thiên". "Hải nội thập châu ký - Phượng lân châu" ghi chép rằng: "Phượng Lân Châu nằm ở trung tâm Tây Hải, chu vi một ngàn năm trăm dặm, tứ phía có Nhược Thủy quấn quanh, lông vũ không thể nổi lên, cũng không thể vượt qua được".

Từ góc nhìn vật lý học, Nhược Thủy có lực nổi nhỏ, trên thực tế là ở không gian khác có một loại tinh quái tác quái, gọi là Võng Lượng, được miêu tả có hình dạng như một cái chân quái vật, Trung Quốc cổ đại gọi là "Quỳ", kỳ thực chính là cổ xà (rắn cổ). Sách "Sơn Hải kinh" phần "Đại Hoang Kinh" có ghi chép: "Trong Đông Hải có Lưu Ba Sơn, xuống biển bảy ngàn dặm. Trên đó có thú, hình dáng như trâu, thân màu xanh mà không có sừng, có một chân, hễ ra vào nước thì ắt sẽ có mưa gió, phát ra ánh sáng như mặt trời mặt trăng, tiếng của nó như sấm sét, tên gọi là Quỳ".

Hoàng Đế bắt được nó, lấy da làm trống, lấy xương làm dùi trống, âm thanh đánh vang xa năm trăm dặm, lấy uy thiên hạ. Trong quyển 16 sách "Sưu Thần Ký" của Can Bảo thời nhà Tấn ghi chép: "Xưa kia Chuyên Húc Thị có ba đứa con, sau khi chết làm dịch quỷ: Một sống ở nước sông, làm ngược quỷ; Một sống ở Nhược Thủy, là Võng Lượng quỷ; Một sống ở cung thất, làm tiểu quỷ, chuyên hù dọa trẻ con".

"Cửu Châu Thanh Hành truyện" viết rằng Nhược Thủy lớn nhất là "dạ chiểu" (đầm lầy đêm), bên trong Nhược Thủy thì vạn vật không thể sinh sôi, ở dạ chiểu chỉ có trăn đất và chim đêm. Từ đây có thể thấy, Võng Lượng quỷ và dịch quỷ (quỷ gây dịch bệnh) nguyên lai là có quan hệ với nhau. Điều này dẫn đến những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian và có quan hệ với sông Hoàng Hà, sông Trường Giang.

Sau trận đại hồng thủy, hình dạng sông núi mặt đất bị biến đổi, bất lợi cho con người sinh sống, sách "Sơn Hải kinh" phần "Đại hoang Tây kinh" có viết: "Dưới đồi Côn Luân có vực sâu Nhược Thủy, cho nên Đại Vũ trị thủy". Trong "Thượng thư - Vũ cống" viết: "Dẫn Nhược Thủy về núi Hợp Lê, phần còn lại tạo thành Lưu Sa". Dân tộc Hoa Hạ phát triển theo hướng Đông, đây là chuyện do con người làm ở tầng bề mặt. Nhưng thật ra là Thần đã khai sáng hoàn cảnh sinh tồn cho con dân Thần Châu cho đến ngày nay, và tham dự trong đó là có hai con rồng lớn Hoàng Long và Thanh Long. Mà tây bộ Nhược Thủy, trong "Hậu Hán thư - Tây vực truyện - Đại Tần" có ghi chép: phía Tây nước Đại Tần có Nhược Thủy, Lưu Sa, ở gần Tây Vương Mẫu (Tây Côn Luân).

Muốn thoát khỏi Nhược Thủy, thì Võng Lượng quỷ đương nhiên sẽ không chịu
Thầy trò Đường Tăng thu phục Sa Tăng. (Ảnh miền công cộng)

Trong "Tây Du Ký" hồi thứ 22 cũng có viết về việc Đường Tăng đi Tây thiên thỉnh kinh, khi đi qua Lưu Sa Hà đã thu phục Sa Tăng:

Lưu Sa tám trăm dặm
Nước yếu sâu ba nghìn
Lông ngỗng không nổi được,
Hoa lau cũng phải chìm.

Muốn thoát khỏi Nhược Thủy, thì Võng Lượng quỷ đương nhiên sẽ không chịu, vậy nên mới có một trận chiến chính tà - chính là Long chiến (trận chiến rồng). Bởi vì không có văn tự nguyên gốc ghi chép chi tiết còn lưu lại, cho nên hiện nay lưu truyền các phiên bản không đồng nhất. Dưới đây xin kể lại một truyền thuyết sinh động.

Truyền thuyết về hai con rồng bảo vệ muôn dân

Không lâu sau, hai con rồng xanh vàng liền phát hiện, hóa ra là Võng Lượng có thể dùng ma lực khiến trong lòng mỗi người ẩn giấu một loại "lệ lửa", hành ác lẫn nhau, đảo loạn nhân gian, thế là rất nhiều người đều sùng bái và đi theo nó. Những người kia mắc một loại bệnh gọi "yểm bệnh". (Lực oán hận của rất nhiều người chết thảm hóa thành "ác yểm" khống chế người. Chỉ có ám toán người khác, hoặc làm chuyện hại người ích ta mới tạm hoãn ốm đau. Dân gian có câu rằng "Cửu Ma nhất yểm", yểm này còn hung bạo hơn chín con ma).

Thanh Long và Hoàng Long quyết tâm thay người trừ bỏ ác ma, khôi phục chính đạo ở nhân gian. Chúng hóa thành đạo y, lấy danh nghĩa chữa bệnh trừ tà để xua đuổi ác niệm và bệnh tật trong tâm con người. Họ bảo mọi người lấy đan sa, trân châu, tắm biển..., dạy người niệm chú quyết để trừ "lệ lửa", sau khi điều trị, rất nhiều người đã bình phục tốt, giải trừ được thống khổ. Một truyền mười, mười truyền một trăm, mọi người truyền tai nhau, sau ba tháng, đã có hàng ngàn hàng vạn người khôi phục cuộc sống trở lại làm người bình thường, mọi người cũng truyền tai nhau truyền thuyết về hai vị Thần Tiên sống.

Võng Lượng nghe nói có người phá pháp thuật của bọn chúng, thế là liền phái cá sấu tinh và cóc tinh đi thám thính hư thực. Hai con yêu tinh này hóa thành người bệnh chen lẫn trong đám người đi vào chữa bệnh. Cóc tinh ngàn năm trông thấy dưới cây, trên đầu của hai vị đạo y phát hai luồng ánh sáng xanh vàng, nối thẳng đến thái hư, biết rằng đối phương lai lịch không nhỏ. Cóc tinh kia bụng đầy ý nghĩ xấu xa, quỷ kế đa đoan, nó nói với cá sấu tinh rằng: Đây là hai Thần nhãi nhép, không đáng để tâm, cá sấu tinh cứ ngồi đó nghỉ ngơi, chỉ cần một mình nó cũng có thể bắt dễ như trở bàn tay. Cá sấu tinh nghe xong giận dữ, việc có lợi thế này lại để cóc tinh ngươi tranh lấy sao? Thế là nó vội vàng hiện nguyên hình, ngoác miệng rộng lao thẳng tới chỗ hai vị đạo y.

Nhị long sớm biết là hai con yêu tinh tới, trong tay Hoàng Long trong tay bắn ra một viên bi, khiến cá sấu tinh ngã nhào trên mặt đất, cá sấu tinh thấy tình thế không ổn đang định xoay người chạy trốn, Thanh Long liền trở tay giữ lấy đầu của nó. Cóc tinh nhìn thấy vậy thừa cơ chạy trốn trở về bẩm báo Võng Lượng: Là Thanh Long và Hoàng Long đã phá pháp thuật của nó.

Võng Lượng giận dữ, đích thân chọn 5 vạn ma binh đến khiêu chiến. Thanh Long cùng Hoàng Long nói với mọi người đến chữa bệnh rằng tuyệt đối không nên ra ngoài. Thế là hai vị đạo y cưỡi mây bày trận, nghênh chiến Võng Lượng tại không trung. Thanh Long và Hoàng Long thi triển pháp lực, cùng ma binh đại chiến bảy ngày bảy đêm.

Từ xưa đến nay tà không thể thắng chính, Võng Lượng và hai con yêu tinh cũng trốn không thoát khỏi Thiên lý này. Chỉ thấy Thanh Long và Hoàng Long thắng liên tiếp từng trận, Võng Lượng liên tiếp bại binh thua trận. Võng Lượng thấy ma binh của mình càng ngày càng ít, không cam lòng thất bại, thế là tập hợp tất cả những người đã trúng yểm hạ độc đi theo nói, xếp thành hai trường xà trận (hai con rắn dài) từ bắc chí nam, xa xa nhìn đến có thể thấy mây mù yêu quái lượn lờ, giống như hai con rắn chiếm cứ trên mặt đất phun lửa cuồn cuộn, từ từ chen lấn về phía giữa, những nơi đi qua, vạn vật đất đai đều bị thiêu đốt. Bọn chúng ý đồ đem nhị long Thanh Hoàng cùng những người đã được trị khỏi bệnh cùng chết chung, tất cả cùng chết hết.

Thanh Long và Hoàng Long đã khổ chiến với đám ma binh mấy ngày mấy đêm, thân mệt lực kiệt, khi họ nhìn thấy Võng Lượng mưu toan hủy đi những người mình đã cứu, thì quyết tâm bảo vệ bọn họ. Thế là nhị long không để ý an nguy, hóa thành hai con sông xanh vàng lạnh buốt, lao ra đối đầu với hai con "rồng lửa". Khi con sông lớn và "rồng lửa" tiếp xúc, ma tử ma tôn nhao nhao bị vòng xoáy khổng lồ cuốn vào trong sông, những người kia một mực khăng khăng đi theo Võng Lượng cũng khó có thể may mắn thoát khỏi. Trải qua ba ngày ba đêm, hai con rồng lửa bị đuổi ra xa hơn hàng ngàn dặm.

Thanh Long và Hoàng Long lại dùng thân thể khổng lồ ép hai con rồng lửa xuống dưới thân thể của mình. Vì trấn trụ Võng Lượng bảo vệ muôn dân, nhị long đã không quay trở về Thiên Đình, thân thể dần dần gắn chặt vào lòng đất, tạo thành hai con sông Trường Giang và Hoàng Hà như hiện nay. Cho đến hôm nay, con cháu Viêm Hoàng hai bên bờ Trường Giang và Hoàng Hà, vẫn tiếp tục dựa vào hai con sông lớn này mà được dưỡng dục sinh sôi không ngừng phồn thịnh.

Các vị hoàng đế anh minh tại các hoàng triều trong lịch sử Trung Nguyên, đều định thời gian tế tự các vị Thần sông, Thần núi..., họ khiêm cung cảm ân trong việc hưởng dụng môi trường mà tự nhiên ban tặng cho cuộc sống cần thiết của con người. Mấy ngàn năm qua, con dân Trung Hoa một lòng kính Trời thờ Thần, chung sống hài hòa với môi trường tự nhiên.

Truyền thuyết về hai con rồng bảo vệ muôn dân
Sông Hoàng Hà. (Ảnh: Wikipedia-CC BY 2.5)

ĐCSTQ cắt đứt long mạch của Trung Hoa

Thời gian luân chuyển đến thời kỳ mạt kiếp, đạo đức nhân loại sa sút trầm trọng, ma vương xuất thế họa loạn nhân gian, không chỉ phá hủy văn hóa Thần truyền, còn phá hủy hoàn cảnh sinh tồn mà Thần đã khai sáng. Ở phương Đông thì bạo lực cưỡng ép thế nhân không được tin vào lý niệm 'Thiên nhân hợp nhất' (Phương Tây thì bị cái gọi là khoa học thâm nhập), cổ vũ mọi người đấu với Trời đấu với Đất. Hai con yêu tinh khi xưa cũng đầu thai chuyển thế, lợi dụng cái tâm cống hiến cho sự nghiệp của con người, khởi công xây dựng thuỷ lợi, trên các con sông Trường Giang, Hoàng Hà xây lên các con đập lớn. Việc này kỳ thực ở không gian khác chính là cắt đứt long mạch, tạo cơ hội cho quỷ Võng Lượng xoay người, đồng thời lại lợi dụng lý do an toàn để cấm chỉ đốt pháo. (Pháo vốn là thứ có tác dụng dọa yêu ma quỷ quái, trừ tà). Cứ như vậy đã tiếp tay cho dịch quỷ truyền nọc độc lên trên. Lại có người bị yểm độc của 80 triệu oan hồn khống chế.

Lịch sử giống như đang luân hồi lặp lại, nhưng kết cục sẽ ra sao? Tà không thể thắng chính! Vì vậy, những con người ở trong đó phải nhanh nhanh thanh tỉnh.

Trên thực tế, rất nhiều quốc gia phát triển đều đã tiến hành phá bỏ các con đập được xây dựng trong quá khứ. Có tin cho rằng, một quốc gia lớn đã dỡ bỏ 1.500 con đập như vậy. Kỳ thực, ở Trung Quốc có một câu thành ngữ: Nước chảy đá mòn. Những thứ do con người làm ra làm sao có thể đối chọi lại với tự nhiên đây? Một ngày nào đó là phải trả giá, đây cũng là mối hiểm nguy cho hậu thế, tác hại vô cùng. Những năm gần đây liên tục phát sinh địa chấn ở gần các con sông Trường Giang và Hoàng Hà, rất nhiều ý kiến cho rằng là có liên quan đến sự tồn tại của các con đập.

Vào năm 1971, nhà tiên tri hiện đại nổi tiếng của Mỹ Jenny Dixon đã xuất bản cuốn sách "Lời kêu gọi vinh quang" (The Call to Glory), trong đó viết rằng: Trận chiến lớn giữa thiện và ác của thời mạt thế (Armageddon) xảy ra vào năm 2020, đến lúc đó nhà tiên tri giả (False Prophet), Satan và kẻ phản Thần (Antichrist) sẽ trỗi dậy và chiến đấu chống lại con người (rise up and battle).

Mà đứng trước trận quyết chiến chính - tà của nhân loại, Thiên Địa Nhân tam tài đều sẽ có hành động. Và như vậy Hoàng Long và Thanh Long có thể làm gì được không? Họ là những Thần đã có công lao vô hạn đối với nhân loại trong quá khứ. Thượng thiên cũng sẽ chiếu cố họ, sẽ không cho phép những thứ kia hủy hoại họ. Hơn nữa còn có các dòng sông to nhỏ như vậy có long tộc cũng muốn hành động. Họ sẽ một lần nữa chiến đấu với "cổ xà hỏa long".

Từ năm 2019, người ta đã lan truyền thông tin rằng con đập ở sông Trường Giang đã bị biến dạng. Và mối nguy cơ này không thể coi thường, bởi vì nó liên quan đến hàng trăm triệu sinh mạng.

ĐCSTQ cắt đứt long mạch của Trung Hoa
Hình ảnh đoạn sông Trường Giang trước và sau khi đập Tam Hiệp hoàn thành.

Trong Tượng 54 của "Thôi Bối Đồ":

Sấm viết:

Lỗi lỗi lạc lạc
Tàn kỳ nhất cục
Trác tức cầu an
Tuy tiếu diệc khốc

Tụng viết:

Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương
Khứ Mao tồn khoát thượng xưng cường
Hoàn trung tự hữu Chân Long xuất
Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Quang minh lỗi lạc
Một ván cờ tàn
Thở phào cầu an
Tuy cười mà khóc

Tụng rằng:

Không phân trâu chuột hay trâu dương
Bỏ lông giữ da hãy xưng cường
Trong cõi tự có Chân Long xuất
Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng

"Ngưu thử" (trâu chuột) chính là năm Tý - Sửu.

Trâu bò và trâu dương là biểu tượng đoàn thể. Trong dự ngôn “Mai Hoa Thi” thời nhà Tống có viết: "Con báo chết còn lưu lại bộ da, Sắc thu đẹp nhất ở tại Trường An" (Báo tử do lưu bì nhất tập, Tối giai Thu sắc tại Trường An).

“Hoàn trung tự hữu Chân Long xuất, Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng”“Trong cõi tự có Chân Long xuất, Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng”: phải chăng là khổ tận cam lai, hết nỗi khổ thì đến hạnh phúc, quá khứ giảng rằng khi nước Hoàng Hà chuyển thành trong là lúc có Thánh nhân xuất hiện.

Lý Khang triều Ngụy thời Tam Quốc trong tác phẩm Vận Mệnh Luận có đề cập: “Phù hoàng hà thanh nhi Thánh nhân sinh”, nghĩa là: Nước Hoàng Hà trong sẽ có Thánh nhân xuất thế.

Trong "Bình Sơn Lãnh Yến" của La Quán Trung có viết: “Phổ thiên hữu Đạo Thánh nhân sinh, đại địa sơn xuyên tận hiệu linh. Trần trọc tưởng ưng đào thải tận, hoàng hà vạn lý nhất thời thanh”. Nghĩa là: Khi Thánh nhân xuất hiện tại nhân gian, khắp nơi trên mặt đất và núi sông đều có thể xuất hiện những dị tượng, những vật chất bẩn thỉu trong trần thế sẽ bị đào thải, nước sông Hoàng Hà vạn dặm sẽ trở nên trong vắt.

Trong Tượng 54 của "Thôi Bối Đồ"
Những vật chất bẩn thỉu trong trần thế sẽ bị đào thải, nước sông Hoàng Hà vạn dặm sẽ trở nên trong vắt. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Những sự kiện mang tính lịch sử

Cố Viêm Vũ, học giả cuối đời nhà Minh đã phân loại ghi chép lại những sự việc này rằng:

Năm thứ 9 đời Hán Hoàn Đế, Hoàng Hà trong, năm sau Hoàn Đế băng hà. Giải Độc Đình Hầu vào kinh kế vị hiệu Linh Đế.

Thời Võ Thành Đế triều Bắc Tề, Hoàng Hà trong, hơn 10 năm sau, nhà Tùy giành được thiên hạ.

Thời Tùy Dương Đế, Vũ Dương và Long Môn xảy ra vài lần Hoàng Hà trong, sau đó triều Đường đánh bại nhà Tùy làm chủ thiên hạ.

Đời Tống Huy Tông năm 1107, Hoàng Hà trở nên trong xanh, dài thêm 800 dặm, suốt 7 ngày 7 đêm không biến đục ngầu. Quan lại nơi đó báo cáo cho rằng đây là dấu hiệu tốt lành. Mà cùng năm Nam Tống khai quốc, Hoàng đế Triệu Cấu xuất sinh. Về sau xảy ra sự kiện "mối nhục Tĩnh Khang", một biến cố lớn trong lịch sử nhà Đại Tống, đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống.

Thời Vệ Thiệu Vương nhà Kim, nước Hoàng Hà trong, 4 năm sau, Kim Tuyên Tông soán ngôi.

Năm Chí Chính thứ 21 đời Nguyên Thuận Đế, Hoàng Hà từ vùng Bình Lục trở xuống nước sông trong trên 500 dặm, liền sau đó Minh Thái Tổ dấy binh đánh bại nhà Nguyên đoạt thiên hạ.

Những năm Chính Đức nhà Minh, Hoàng Hà trong, Minh Vũ Tông băng hà không người kế vị, Hưng Vương Chu Hậu Thông được chọn lên ngôi.

Năm Thái Xương nhà Minh, Hoàng Hà trong, Minh Hy Tông chết trẻ, các con còn nhỏ, Tín Vương Chu Do Kiểm lên ngôi, hiệu Sùng Trinh.

Từ năm 2020 đến năm 2021 chính là năm Tý - Sửu. Và vào tháng 5 năm 2020, dân chúng phát hiện nước Hoàng Hà, đoạn dưới cầu Đại Kiều xuất hiện hiện tượng nước sông đột nhiên trong chưa từng thấy. Đây là chuyện lạ chưa từng có trong mấy trăm năm qua.

Thực tế từ năm 2000, Hoàng Hà đã bắt đầu trong, và kéo dài cho đến nay. Theo chuyên gia lịch sử địa chất Lý Ngạc Vinh, lịch sử ghi chép lần "Hoàng Hà trong" một đoạn dài nhất là năm 1727, khi đó Hoàng Hà trong kéo dài hơn 2000 dặm. Nhưng "Hoàng Hà trong" xảy ra ở thế kỷ này có thời gian kéo dài vượt xa những ghi chép lịch sử, thực sự là "hiếm có trong lịch sử".

Vậy lịch sử liệu có lặp lại? Chúng ta hãy cùng chờ xem, những chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo!

An Nhiên
Theo secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao ĐCS Trung Quốc nhất quyết cắt đứt long mạch của Trung Hoa?