Tại sao có tục lệ người chết sau 7 ngày mới chôn?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày nay, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những phong tục tang lễ đặc biệt riêng. Cho dù những thủ tục tang lễ hiện đại liên tục được đơn giản hóa, nhưng nội dung chính vẫn không thay đổi. Có những điều được truyền qua ngàn năm.

Tại Trung Quốc, ở một số địa phương người ta vẫn giữ phong tục “đình thi” (lưu giữ thi thể người chết sau khi tạ thế 7 ngày mới chôn). Vậy chúng ta nên làm thế nào cho đúng? Trên thực tế, “đình thi” là một nghi lễ do tổ tiên để lại. Theo những khám phá của y học hiện đại, việc làm này là có cơ sở khoa học.

Thần y Biển Thước (ảnh mạng)
Thần y Biển Thước (ảnh mạng)

Đình thi thực ra là “đầu thất” (ngày thứ 7 sau khi người chết qua đời). Tập tục này đã có từ xa xưa và được một số địa phương lưu truyền tới nay. Tại sao lại có tục lệ như vậy? Người xưa tin rằng người sau khi tạ thế sẽ trải qua bảy bảy 49 ngày là có thể đầu thai chuyển thế. 49 ngày này chia thành bảy lần "bảy ngày". Bảy ngày “đình thi” được gọi là "đầu thất" (bảy ngày đầu tiên). Ngày cuối cùng của “đầu thất” cũng được gọi là "đêm hồi hồn", vào ngày này những người chết sẽ quay lại dương gian để nhìn lần cuối. Ngày này rất quan trọng, vào ngày này, các thành viên trong gia đình ở dương gian không chỉ ăn uống linh đình mà còn phải cư xử hòa thuận, không cãi vã. Như thế người đã khuất mới có thể nhẹ lòng ra đi.

Tuy nhiên, có thể mọi người chưa biết rằng phong tục này còn liên quan đến một danh nhân thời xưa, người này tên là Biển Thước, họ Tần tên Hoãn. Ông là một danh y thời Chiến Quốc. Bởi vì ông có y thuật cao siêu, đầu tiên ông đã vận dụng một thuật để làm cho người chết sống lại, nên mới có cách nói “đầu thất” như thế. Vì vậy, mọi người đều gọi ông bằng cái tên Thần Y "Biển Thước".

Trong "Sử ký Biển Thước Thang Công liệt truyện" ghi lại: Biển Thước lúc đầu không phải là một thầy thuốc, mà chỉ là chủ quán trọ. Một hôm, xảy ra trận bão tuyết lớn, Biển Thước thấy ngoài cửa có một ông lão bị lạnh cứng, liền vội vàng sai người khiêng vào phòng khách, vừa nhóm lửa vừa nấu canh gừng cứu sống ông lão. Ông lão này là Trường Tang Quân, và là một vị Thần Y. Thấy ông già cô đơn bơ vơ không nơi nương tựa, Biển Thước đã giữ ông già lại và ở đó hơn mười năm. Sau đó, khi ông già hấp hối, ông gọi Biển Thước đến bên giường: Con là người tốt bụng và rất thông minh, ta có một phương thuốc cứu người bí mật muốn truyền cho con, nhưng con không thể tiết lộ ra ngoài. Biển Thước sau này đã trở thành một Thần Y dựa vào những phương thuốc bí mật này để chữa bệnh cứu người.

Trường Tang Quân và Biển Thước (Ảnh Internet)
Trường Tang Quân và Biển Thước (Ảnh Internet)

Đây chỉ là một câu chuyện, nhưng câu chuyện này chứa đựng giá trị quan rất đúng đắn của người xưa. Cái gọi là "Đạo bất khinh truyền", "Nhân giả nhân tâm". Dù sao cũng là thầy thuốc trị bệnh cứu người, nếu người có tâm không chính học sẽ gây tai họa. Vì vậy, Trường Tang Quân đứng lạnh cóng trước cửa nhà Biển Thước, có lẽ ông đã cố tình làm vậy để tìm một truyền nhân tốt, thông qua quan sát trong thời gian lâu dài và trao lại phương thuốc bí mật cho người xứng đáng. Sau khi Biển Thước thông thạo y thuật, ông hành nghề chữa bệnh ở khắp các nước. Khi đến nước Quắc, thấy người dân nước này đều đang cầu khấn, ông bèn hỏi Trung Thứ Tử - người vốn thích y thuật đã xảy ra chuyện gì?

Biển Thước hành nghề y (ảnh mạng)
Biển Thước hành nghề y (ảnh mạng)

Trung Thứ Tử bèn kể cho Biển Thước nghe chi tiết về cái chết bất đắc kỳ tử của Thái tử. Sau vài câu hỏi han, Biển Thước nói với Trung Thứ Tử: Ông đi bẩm báo với Quốc vương, hãy nói Biển Thước cầu kiến, tôi có thể khiến Thái tử sống lại. Trung Thứ Tử cho rằng Biển Thước quả thực là hoang đường, người chết làm thế nào mà có thể sống lại được? Thấy Trung Thứ Tử có vẻ hoài nghi, Biển Thước thở dài nói: Nếu không tin thì ông hãy thử đi xem Thái tử, thấy mũi sưng, từ đùi đến chỗ kín vẫn còn ấm. Sau khi nghe vậy, Trung Thứ Tử cảm thấy việc này rất trọng đại, vội vàng vào cung kiểm tra xem và quả nhiên đúng như lời Biển Thước. Trung Thứ Tử bèn báo với Quốc vương. Quốc vương trong lòng vui mừng khôn xiết, vội vàng triệu mời Biển Thước vào cung.

Sau khi kiểm tra Thái tử, Biển Thước nói: Bệnh này được gọi là bệnh "thi quyết". Con người tiếp nhận âm dương của trời đất, dương chi phối bề mặt, âm chi phối nội tâm, âm dương hòa hợp thì cơ thể khỏe mạnh. Thái tử lúc này mất cân bằng âm dương, huyết mạch bị tắc nghẽn dẫn đến khí và huyết mạch rối loạn, bất tỉnh như chết. Nhưng thái tử chỉ bị chết giả thôi. Vì vậy Biển Thước châm cứu vào các huyệt đạo như tam dương ngũ hội, nửa giờ sau Thái tử tỉnh lại. Biển Thước lại kê cho một đơn thuốc và quả nhiên Thái tử ngồi dậy được. Sau đó, ông điều trị bằng thuốc Bắc, và Thái tử đã bình phục sau hơn hai mươi ngày.

Biển Thước chữa lành bệnh cho Thái tử Quắc (Ảnh Internet)
Biển Thước chữa lành bệnh cho Thái tử Quắc (Ảnh Internet)

Từ đó về sau, mọi người trong thiên hạ đều biết Biển Thước có thể làm cho người chết sống lại, Biển Thước cười lắc đầu: Làm sao cứu được người chết? Chỉ là bản thân người đó chưa chết, tôi chỉ gọi anh ta thức dậy để sống khỏe mạnh. Câu chuyện này đã được Tư Mã Thiên ghi lại trong “Sử ký”: “Tôi không thể làm người chết tái sinh, tôi có thể trị cho người có thể sống”. Cũng bởi vì sự tình này nên mới có phong tục “đình thi” 7 ngày rồi mới đi chôn cất. Chỉ là e người đó không thực sự chết, nếu là chết giả thì sẽ có thể sống lại. Lâu dần, trong dân gian liền có thói quen giữ thi thể người chết 7 ngày sau mới mai táng.

Ngày nay, khi nhắc đến Đông y, người ta thường gạt đi, cho rằng Đông y có hiệu quả kém hơn Tây y, nên nhiều người cho rằng Đông y là dưỡng sinh còn Tây y mới chữa được bệnh. Thật ra không phải vậy! Đông y thời cổ đại rất phát triển, xuất hiện nhiều nhà y học gia vĩ đại. Đông y là y học do Thần truyền cấp dưới dạng vô hình". "Hoàng Đế Nội Kinh” chính là do Tiên nhân viết ra, là báu vật kinh điển về Đông y và tu luyện. Đông y có mối quan hệ sâu sắc với Đạo gia, nhiều thầy thuốc Đông y cổ đại là người tu Đạo. Đạo sĩ tu luyện giảng đả thông 2 mạch nhâm đốc, kỳ kinh bát mạch, phù hợp với lý luận kinh lạc của Đông y. "Khiếu" của Đạo gia và "huyệt vị" của Đông y thực ra là một, chỉ là cách gọi khác nhau mà thôi.

Minh An
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao có tục lệ người chết sau 7 ngày mới chôn?