Tại sao cần tụng kinh không xen lẫn tạp niệm, đạt đến nhất tâm bất loạn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người vì người mà làm việc thiện, hoặc tụng kinh niệm Phật để cầu phúc cho người nhà và thuộc hạ. Vào thời nhà Minh, có một vị tướng là Thích Kế Quang đích thân tụng kinh cho người lính đã hy sinh trong trận chiến, chỉ vì vô ý xen lẫn tạp niệm, khiến cho việc siêu độ gặp trở ngại. Tăng nhân Nan Vân tụng kinh tâm niệm bất thuần, Thần liền báo mộng cảnh cáo. Chồng làm đại pháp sự cho vợ qua đời, kết quả ông đã nghe được tin tức gì? 

Vào năm Gia Tĩnh thứ bốn mươi (1561), hải tặc Nhật Bản xâm phạm Thái Châu. Thích Kế Quang (1528-1588) dẫn quân đánh giặc, trong vòng một tháng thắng chín trận. Năm sau, hải tặc Nhật Bản lại tấn công Phúc Kiến, Thích Kế Quang làm Phó tổng binh, cùng với Đàm Luân đồng tâm hiệp lực đánh bại quân hải tặc Nhật Bản. Tháng 5 cùng năm, ông thu phục được Bình Hải và Hưng Hoá. Khi dẫn binh trấn thủ thành Tam Giang, ông thường thành tâm tụng niệm kinh Phật. Việc quân sự tuy cấp bách nhưng ông không hề trễ nải.

Binh sĩ tử trận cầu siêu độ, chủ soái tụng kinh thêm tạp niệm “không cần”

Một đêm nọ, một người lính chết trận đi vào giấc mộng của Thích Kế Quang và nói: "Ngày mai, vợ con tôi đến gặp ngài, cầu xin ngài hãy trì tụng Kinh Kim Cương để siêu độ cho tôi". Ngày hôm sau, người vợ quả nhiên đến gặp ông những gì cô nói hoàn toàn giống với giấc mơ.

Thời Trung Quốc cổ đại, Đường Thái Tông đã cho người xây dựng trai đàn hành Đạo, hoặc xây dựng chùa, thành tâm làm lễ, sám hối, để những người tử trận trên chiến trường sớm được siêu thoát.

Qi Jiquan.jpg

Chân dung Thích Kế Quang (Phạm vi công cộng)

Vì vậy sáng sớm hôm sau, Thích Kế Quang ăn chay, sau đó tụng kinh cho những người lính đã ngã xuống. Đêm đó, người lính đã thác mộng nói với vợ trong giấc mơ rằng: "Cảm ơn chủ soái đã tụng kinh cho ta. Nhưng chữ 'không cần' lẫn vào trong đó khiến công đức không trọn vẹn. Tôi vẫn chưa siêu thoát được".

Sáng sớm hôm sau, vợ của người lính đến cầu kiến Thích Kế Quang một lần nữa và nói lại những gì người chồng đã cho biết trong mộng.

Thích Kế Quang sửng sốt khi nghe điều này, vì lúc ông tụng kinh, phu nhân đã sai nữ tì việc mang trà và bánh trái đến. Từ xa, Thích Kế Quang đã nhìn thấy, ông liền xua tay ra hiệu không cần. Mặc dù, không nói gì, nhưng trong đầu đã nghĩ "không cần". Sau đó, ông đã thông báo vụ việc này cho mọi người, và sự việc được truyền lại như thế.

Tăng nhân tụng kinh xen tạp niệm, Thần nhân báo mộng

Thiền sư Triệt Dung (1591-1641) người Vân Nam là người sáng lập ra phái núi Diệu Phong thuộc Phật môn. Ông nói rằng, trong giấc mơ có một người đàn ông cầm cuốn sách nói: “Đây là tội lỗi của người có những suy nghĩ lung tung khi đang tụng kinh.”

Ông cầm lấy xem thấy tên của nhiều người được viết trên đó, tất cả họ đang sao chép hoặc tụng kinh lẫn lộn với những suy nghĩ trần tục, và tên ông cũng được liệt kê ở chương cuối cùng.

Sau khi xem xong cuốn sách nhỏ, Triệt Dung rất ngạc nhiên, vừa kính trọng vừa sợ hãi trong lòng. Vị Thần nói: "Nếu đọc một quyển Kinh thư, xen lẫn 2 tạp niệm. Hãy nghĩ xem, vậy thì cả một đời kinh thư sẽ có bao nhiêu tạp niệm?"

Mộng đến đây thì Triệt Dung đột nhiên tỉnh dậy thấy mình đang đổ mồ hôi lầm lì. Bất kể các tu sĩ Phật gia, hay những người bình thường, vấn đề này rất nghiêm trọng.

Vào thời nhà Minh, có một người chồng làm pháp sự cho người vợ qua đời, nhưng vì hành vi không đoan chính khiến cho người vợ đã khuất không thể siêu thoát được.

Tâm địa bất kính, tổ chức Phật sự lớn không tác dụng

屠隆

Đồ Trường Khanh, tiến sĩ, nhà văn, nhà viết kịch đời Minh (Phạm vi công cộng)

Quan chức triều Minh Đồ Trường Thanh (1543-1605) kể về trường hợp của Cố Dưỡng Khiêm (1537-1604) ở Thông Châu, Giang Tô (nay là Nam Thông). Cố Dưỡng Khiêm từng là Tư Mã, còn được gọi là Thị lang Bộ binh, là phó của Đại Tư Mã, phụ trách các vấn đề quân sự và chính trị. Ông có tài năng, lịch lãm và phong nhã. Sau khi vợ qua đời, ông đã làm nhiều Phật sự để siêu độ cho người vợ đã khuất. Vài năm sau, người thiếp của ông đột tử chết, và sau một đêm thì sống lại. Sau khi người thiếp tỉnh lại, cô khóc không ngừng, vì vậy Cố Dưỡng Khiêm đã hỏi tại sao?

Tiểu thiếp nói: "Thiếp vừa chết, vào Âm phủ thấy phu nhân bị nhốt trong phòng tối, phu nhân nói: ‘Ta ở đây thật khổ, cô khẩn trương làm công đức cứu ta’".

Tiểu thiếp rất ngạc nhiên khi nghe điều này, bởi vì sau khi phu nhân qua đời, ngài đã làm rất nhiều Phật sự để siêu độ cho cô ấy, tại sao lại không thành công? Phu nhân bảo: "Mời sư đến tụng kinh sám hối siêu độ thì người chủ phải trai giới thành tâm thì mới có thể tiêu trừ tội lỗi, tăng phước. Trước đây hòa thượng tụng kinh, niệm Phật trong sảnh đường, nhưng tướng công lại đi uống rượu trong phòng trong, làm sao có tác dụng?"

Tiểu thiếp thuật lại việc này, Cố Dưỡng Khiêm khóc lớn ngay tại chỗ. Vì vậy, ông đã chọn ngay một ngày để mời các cao tăng tuân thủ nghiêm ngặt giới luật, và ông giữ một thái độ nghiêm túc đối với Pháp sự. Đây là điều Đồ Trường Khanh mắt thấy tai nghe và ghi chép lại.

Trong những câu chuyện này, dù là Thích Kế Quang, Triệt Dung thiền sư hay Cố Dưỡng Khiêm, họ đều có tâm nguyện làm việc thiện, nhưng tâm niệm bất thuần vô ý xen thêm tạp niệm đã can nhiễu đến việc siêu thoát. Tụng kinh nhất tâm bất loạn thì mới được Thần Phật phù hộ. Chỉ khi chư Thần chư Phật ra tay với lòng từ bi thì mới thực sự giải thoát được khổ nạn của chúng sinh.

Huy Hải
Theo Epoch times

Tài liệu tham khảo:

"Minh sử" tập 212,

"Kim Cương kinh tân ký",

"Tất Đường Văn" tập 4 / tập 5.



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao cần tụng kinh không xen lẫn tạp niệm, đạt đến nhất tâm bất loạn