Tái Ông mất ngựa chưa hẳn là hoạ, viêm phổi Vũ Hán ai sợ ai không

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhân sinh vô thường nhưng họa phúc hữu căn, đứng từ một góc độ cao hơn mà nói thì cách ly chính là cơ hội cho chúng ta nhìn lại chính mình để từ đó lựa chọn cho mình một hướng đi, đặt định cho mình một tương lai mới...

Nhân sinh trong cõi hồng trần, việc thế nhân họa phúc hỏi ai là người thấu tỏ? Đối diện với dịch bệnh hoành hành ta mới thấy con người thật yếu nhược. Công danh sự nghiệp thoáng chốc chẳng còn gì, đời người chớp mắt đã qua đi như mây khói.

Tuy nhân sinh vô thường, nhưng họa phúc hữu căn, viêm phổi Vũ Hán tuy nói vô tri nhưng hình như có vẻ lại rất biết chọn người, nó luôn tìm một số kiểu người nhất định để lây truyền.

Trong cuốn Hoài Nam Tử Nhân Gian Huấn có viết: “Thánh vương ban ân đức cho dân chúng trong thiên hạ chẳng phải là cầu mong dân chúng trong thiên hạ báo đáp; cử hành tế lễ trời đất, nhật nguyệt, núi sông, cha mẹ chẳng phải mưu cầu Thần Phật ban ân bồi phúc. Núi cao tới độ nhất định tự sẽ có mây mưa, sông sâu tới độ nhất định tự có giao long xuất hiện; quân tử tu hành đến cảnh giới nhất định cũng tự có phúc lộc quy về”. Vậy nên, trong nhân thế, người âm thầm hành thiện tích đức ắt sẽ được quả báo thiện lành.

Cổ xưa người ta xây đê đắp đập, ngăn chặn dòng chảy, kết quả tạo thành cái nạn hồng thuỷ của muôn dân, Đại Vũ thông Long Môn, khai sông suối, đặt lại địa thế, trị thuỷ thành công khiến dân chúng an cư lập nghiệp.

Đại Vũ thông Long Môn, khai sông suối, đặt lại địa thế, trị thuỷ thành công khiến dân chúng an cư lập nghiệp.
Đại Vũ thông Long Môn, khai sông suối, đặt lại địa thế, trị thuỷ thành công khiến dân chúng an cư lập nghiệp. (Ảnh: Public Domain)

Bách tính ngu muội không hiểu đạo lý, quan hệ ngũ nhân, luân thường không đúng đạo dưới trên nên Tử Tiết đã dạy cho muôn dân thấu hiểu cái đạo quân thần, phụ tử, phu thê, huynh đệ tôn ti trên dưới, hòa ái tương giao thủ tròn đạo hạnh. Đất đai hoang sơ, dân thiếu lương thực, Hậu Tắc lại dậy cho dân chúng khai hoang điền thổ, gieo lúa, trồng đậu, khiến cho dân chúng no đủ, lương thực dồi dào. Vậy nên hậu thế của ba vị quân vương này đều trở thành các bậc đế vương, đây chính là giao duyên âm đức, cháu con hưởng phần dương lộc.

Vương thất nhà Chu suy bại, phế bỏ lễ nghĩa, Khổng Tử dùng đạo đức ba đời để giáo hóa thế nhân. Đạo Khổng có thể kế thừa đến nay chính là nhờ cái duyên đức hạnh lúc sinh thời của Khổng Tử. Trí Bá xâm chiếm đất đai Hàn, Ngụy, Triệu ba nhà nhưng sau cùng lại bị diệt vong, Thương Ưởng thực thi chính sách hà khắc cuối cùng lại gặp hoạ, Lý Tư mưu hại trung thần cũng không tránh khỏi cái nạn vong thân. Hạ, Thương, Chu ba đời quân chủ thực thi nhân đức mà xưng vương thiên hạ, Tề Hằng Công giúp nước yếu mà sau thành bá chủ. Trồng kê thu kê, trồng gạo gặt gạo, người gieo nhân oán hận sẽ chẳng nhận được phúc đền.

Vậy nên phàm là làm người, đối nhân xử thế mà ham cái lợi trước mắt ắt phải chịu cái hoạ dài lâu. Vì tiền tài mà bất chấp lương tâm, vì tư đồ mà không từ việc ác, bỏ ngoài trắng đen ắt tạo nghiệp khôn cùng.

Phàm là làm người, đối nhân xử thế mà ham cái lợi trước mắt ắt phải chịu cái hoạ dài lâu. Vì tiền tài mà bất chấp lương tâm, bỏ ngoài trắng đen ắt tạo nghiệp khôn cùng.
Phàm là làm người, đối nhân xử thế mà ham cái lợi trước mắt ắt phải chịu cái hoạ dài lâu. Vì tiền tài mà bất chấp lương tâm, bỏ ngoài trắng đen ắt tạo nghiệp khôn cùng. (Ảnh: Public Domain)

Đời cha ăn mặn, đời con khát nước…

Chuyện xưa kể rằng: Khương Nguyên Long là đại phú gia người trấn Trương Yển, huyện Giang Kim Sơn, triều Thanh. Khương Nguyên Long vốn xuất thân từ nông dân áo vải, sau thành phú gia, tất cả điền sản của ông ta phần lớn là dựa vào việc dùng tâm kế mà có được. Ông ta một mặt cho vay lãi cao, một mặt chỉ cần thấy nhà ai có điền trạch tốt liền nhân cơ hội họ gặp gia cảnh khó khăn mà thừa cơ trục lợi: thời gian qua đi, người vay không trả được phải gán gia sản cho ông ta. Với cách làm như vậy, chỉ vẻn vẹn 20 năm, số gia sản của Khương Nguyên Long đã lên tới hàng ngàn mẫu ruộng, vàng bạc kim tiền cũng nhiều vô số. Sau này Khương Nguyên Long sinh được một người con, đặt tên là Khương Đức Chương.

Khương Đức Chương lớn lên ham ăn lười làm, không quan tâm việc nhà cửa mà chỉ tối ngày cờ bạc mua vui, mỗi lần bước chân ra cửa là cầm theo mấy tờ khế ước điền trạch để đánh bạc. Thường thì Khương Đức Chương đem khế ước điền trạch đem cầm cố chịu lãi cao để lấy tiền đánh bạc, mượn thì ít trả thì nhiều, có khi mượn của người ta 20 lượng nhưng hôm sau lại bị chủ nợ lừa gạt ghi giấy thành 50 lượng, tuy nhiên cậu ta cũng chẳng thèm bận tâm, cơ bản là không thèm để ý số khế ước đó, cũng chẳng có ý muốn lấy lại. Người khác thấy Khương Đức Chương dễ bị lừa gạt nên ngày càng cố ý lừa nhiều hơn, chỉ chưa đầy 10 năm Khương Đức Chương đã phá sạch tan số tài sản mà cha mình để lại, cuối cùng phải chết vì đói.

Thế giới hiện nay, ôn dịch bạo phát, khắp nơi lo sợ, các quốc gia đều không ngừng tăng cường nhiều biện pháp phòng ngừa, đóng cửa biên giới, cấm người xuất nhập cảnh. Tuy có hiệu quả phần nào nhưng liệu đó có phải là giải pháp tốt nhất? Ví dụ đại dịch cúm bùng phát ở Mỹ năm 1918, phải mất 3 tuần mới truyền từ Boston đến New York, nhưng nó lại chỉ mất có hai ngày để lây truyền từ Mỹ qua Ấn Độ.

Một bệnh nhân tử vong trong Đại dịch cúm năm 1918 tại Mỹ.
Một bệnh nhân tử vong trong Đại dịch cúm năm 1918 tại Mỹ. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Ma bắt tùy mặt, hoạ kiếm tùy người

Xưa kia vào thời nhà Minh, năm 1633 bệnh dịch hạch khởi nguồn ở Sơn Tây nhưng mãi đến năm 1641 mới lan đến Bắc Kinh. Năm đó lại xảy ra đại hạn, nạn châu chấu, mất mùa, lại thêm cả dịch bệnh khiến 60% số người dân thiệt mạng. Sử sách ghi chép: "Ngoài đường người chết đói ngổn ngang, tử thi chỉ được chôn bằng một manh chiếu". Cũng trong năm đó, quân Thanh tiến vào Trung Nguyên, Thuận Trị đăng cơ xưng đế. Điều kỳ lạ là quân đội nhà Thanh đi đến đâu thì bệnh dịch rút hết đến đó, và binh lính nhà Thanh cũng không ai bị nhiễm bệnh.

Hiện nay, phương pháp hữu hiệu nhất là cách ly người bị dịch bệnh, vùng bị dịch bệnh để tránh lan rộng. Tuy nhiên, trong quá khứ vẫn có rất nhiều người không phòng hộ, sống chung với người bệnh, thậm chí tiếp xúc thân cận mà vẫn không mắc bệnh.

Trở lại với thực tại, chúng ta không khó để nhận ra rằng, đều là trong cùng buổi hỗn thời hung hiểm ấy nhưng vẫn có những trường hợp cá biệt, ở gần trung tâm dịch bệnh nhưng không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh, ngược lại có những trường hợp dẫu có cách xa nửa vòng trái đất nhưng họa lại theo đến như hình với bóng, ví như trường hợp của hai quốc gia Đài Loan và Ý hiện nay, nguyên nhân là vì sao có lẽ không cần phải phân tích nhiều, mỗi người trong chúng ta cũng có thể nhận thấy: Đài Loan tuy là nước nhỏ bé nhưng sẵn sàng vì chính nghĩa mà đứng lên làm điều nên làm, chống lại điều gian ác, thẳng thắn từ chối những việc bất nhân, phơi bày tà ác. Ngược lại nước Ý lại không ngừng gia tăng hợp tác với ĐCSTQ, hỗ trợ ĐCSTQ bành trướng thế lực của mình. Cuối cùng hại người hại mình.

Đài Loan - Quốc gia nằm ngay sát Trung Quốc không chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Trong khi đó, Ý - một quốc gia nằm ở Châu Âu lại có lượng lớn người nhiễm bệnh và tử vong.
Đài Loan - Quốc gia nằm ngay sát Trung Quốc không chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Trong khi đó, Ý - một quốc gia nằm ở Châu Âu lại có lượng lớn người nhiễm bệnh và tử vong. (Ảnh tổng hợp)

Viêm phổi Vũ Hán ai sợ ai không?

Tương truyền thời Tống quốc có một lão ông cả đời hành thiện tích đức, kiên trì làm nhân nghĩa. Một hôm nhà ông có con ngựa bị đi mất, họ hàng thân thích đến thăm hỏi, chia buồn, ông lão lại cười khà khà nói: “Mất ngựa biết đâu lại là cái phúc”.

Mấy tháng sau, con ngựa trở về, lại có một con tuấn mã của người Hồ theo về. Người thân quen kéo đến xem con tuấn mã và chúc mừng, ông lão lại chau mày nói: “Tự dưng mà lại được tuấn mã, biết đâu lại là cái họa”.

Từ khi được con tuấn mã, con trai ông lão thích lắm, thường cưỡi ngựa đi chơi. Một hôm chẳng may ngã ngựa gãy chân. Người thân quen đều đến hỏi thăm, chia buồn, ông chẳng buồn rầu chút nào, thản nhiên nói: “Con trai gãy chân, biết đâu lại là cái phúc”.

Một thời gian không lâu sau đó, có giặc Hồ xâm chiếm. Trai tráng trong làng đều được điều động ra chiến trường. Giặc Hồ rất hung hãn và thiện chiến, trai tráng xung trận mười người chết đến chín. Con trai ông lão vì què chân, không phải đi lính nên đã bảo toàn được tính mệnh.

Có câu: “Trời không tuyệt đường người", nếu như tâm mang thiện lương chính nghĩa thì trong mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn, trời cao vốn có đức hiếu sinh sẽ luôn chừa cho chúng ta một con đường thoát.

Xã hội quay cuồng, con người không ngừng khuếch trương dục vọng, truy cầu nhiều hơn những gì mình đang có. Vậy nên thiết nghĩ cuộc sống không có gì là ngẫu nhiên, dịch bệnh lan nhanh, người dân phải đóng cửa cách ly chính là cơ hội cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi cá nhân chúng ta có cơ hội để nhìn lại bản thân, nhìn lại chính mình và cũng là cơ hội cho mỗi người chúng ta có một lựa chọn. Lựa chọn đúng sai, thiện ác, lựa chọn đứng về bên chính hay tà để đặt định tương lai cho chính mình.

Minh Vũ



BÀI CHỌN LỌC

Tái Ông mất ngựa chưa hẳn là hoạ, viêm phổi Vũ Hán ai sợ ai không