Suy nghĩ xấu xa thực sự có thể sinh ra 'độc tố'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một tạp chí ở Mỹ từng công bố một báo cáo nghiên cứu với tựa đề “Tâm ý xấu sinh ra độc tố”. Báo cáo nêu rõ: Những suy nghĩ xấu xa của con người có thể sinh ra các biến đổi vật chất hóa học trên sinh lý và tạo ra một loại độc tố trong máu.

Khi bạn thở vào trong một cốc nước lúc tâm trạng bình thường, chất ngưng tụ lại là một chất không màu và trong suốt. Còn khi một người đang trong tâm trạng oán hận, thịnh nộ, kinh hãi và ghen tức thì những chất ngưng tụ sẽ có màu sắc khác nhau. Qua phân tích hóa học cho thấy, những suy nghĩ tiêu cực của con người có thể sinh ra độc tố trong dịch cơ thể.

Một nghiên cứu chung của Đại học Cardiff ở Vương quốc Anh và Đại học Texas ở Hoa Kỳ cho thấy “ác hữu ác báo” là có cơ sở khoa học. Thống kê cho thấy mặc dù cơ thể của những người chưa thành niên vi phạm pháp luật khỏe mạnh hơn những người chưa thành niên tuân thủ pháp luật cùng độ tuổi, nhưng tình trạng sức khỏe của họ lại suy giảm nhanh chóng sau khi bước vào tuổi trung niên, và nguy cơ nhập viện và tàn tật cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Điều này có thể liên quan đến thói quen sinh hoạt xấu và trạng thái tinh thần của phạm nhân.

Chuyên gia tim mạch nổi tiếng người Mỹ, Tiến sĩ Williams, đã bắt đầu một cuộc nghiên cứu theo dõi 500 sinh viên đại học y khoa ngay từ năm 1958. Sau 25 năm, ông phát hiện ra rằng trong số đó, những người có thái độ "thù địch" mạnh mẽ đối với người khác, có tỷ lệ tử vong lên tới 96%. Nhóm người này mắc bệnh tim cũng gấp 5 lần những người khác.

Tiến sĩ Williams phát hiện ra rằng, những người có thái độ "thù địch" mạnh mẽ đối với người khác, có tỷ lệ tử vong lên tới 96%. Nhóm người này mắc bệnh tim cũng gấp 5 lần những người khác.
Tiến sĩ Williams phát hiện ra rằng, những người có thái độ "thù địch" mạnh mẽ đối với người khác, có tỷ lệ tử vong lên tới 96%. Nhóm người này mắc bệnh tim cũng gấp 5 lần những người khác. (Pxfuel)

Stephen Post, cựu giáo sư đạo đức sinh học tại Đại học Case Western Reserve hiện là giáo sư tại Đại học Y khoa Stony Brook, và tiểu thuyết gia Jill Neimark từ góc độ khoa học và y học hiện đại, đã đi sâu nghiên cứu về mối quan hệ giữa “cho đi” và “đền đáp” đối với mọi hành động thiện của con người.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một bảng đo lường chi tiết và theo dõi một số người luôn sẵn sàng vui vẻ cho đi, đồng thời thực hiện thống kê vật lý và phân tích sinh lý học với mỗi lần “cho đi” đem tới “hồi báo”. Từ đó, họ đã tìm ra việc “cho đi” sẽ sinh ra “tác dụng trị liệu” và “chỉ số hạnh phúc”: những người nhân hậu, thích làm việc thiện rõ ràng đem lại tác động rất lớn và sâu sắc đến sức khỏe tinh thần và thể chất cho bản thân. Năng lực xã hội, khả năng phán đoán, cảm xúc và tâm thái tích cực của họ đều được cải thiện toàn diện. Ngay cả một nụ cười với người khác, một biểu hiện thân thiện và hài hước cũng sẽ khiến nồng độ miễn dịch globulin trong nước bọt tăng lên.

Sau khi tổng hợp hơn một trăm kết quả nghiên cứu của hơn 40 trường đại học lớn của Mỹ, và kết hợp dữ liệu trong các báo cáo thí nghiệm theo dõi thời gian dài, họ đã đưa ra một kết luận đáng ngạc nhiên: có một bí mật chuyển đổi năng lượng kỳ diệu giữa việc “cho đi” và “hồi báo”. Có nghĩa là, trong khi một người đang “cho đi”, thì năng lượng của “hồi báo” cũng thông qua nhiều hình thức khác nhau đền đáp lại cho người đó. Chỉ có điều, trong hầu hết các trường hợp, bản thân người này không hề hay biết.

Trong khi một người đang “cho đi”, thì năng lượng của “hồi báo” cũng thông qua nhiều hình thức khác nhau đền đáp lại cho người đó.
Trong khi một người đang “cho đi”, thì năng lượng của “hồi báo” cũng thông qua nhiều hình thức khác nhau đền đáp lại cho người đó. (Wikimedia Commons)

Ngoài ra, các nhà khoa học trong lĩnh vực hóa học thần kinh cũng phát hiện ra một hiện tượng: khi con người trong tâm luôn giữ thiện niệm và suy nghĩ tích cực, cơ thể sẽ tiết ra chất dẫn truyền thần kinh làm cho tế bào khỏe mạnh, và tế bào miễn dịch trở nên hoạt động mạnh mẽ, khiến con người ít mắc bệnh hơn. Khi luôn duy trì những suy nghĩ chính diện, hệ thống miễn dịch của con người sẽ mạnh mẽ; còn khi luôn có suy nghĩ ác ý hoặc tiêu cực, hệ thống thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, tức là hệ thống tiêu cực bị kích thích và hệ thống tích cực bị ức chế, và chu trình tuần hoàn lành mạnh của cơ thể sẽ bị phá hủy.

Đại học Harvard đã tiến hành một thí nghiệm, trong đó các sinh viên xem một bộ phim ghi lại kinh nghiệm của một phụ nữ Mỹ cả đời giúp đỡ người nghèo và người tàn tật ở Calcutta. Sau đó, phân tích nước bọt của những sinh viên sau khi xem bộ phim cảm thấy xúc động cho thấy nồng độ miễn dịch globulin A trong nước bọt của họ đã tăng lên so với trước khi xem phim.

Trong Hoàng đế Nội kinh có viết: "Bậc thánh nhân thì thiên địa hòa hợp, từ nguyên lý bát phong, phù hợp với mong muốn của con người thế gian, không mang tâm oán giận, hành sự không rời xa chuẩn tắc thế gian, mặc đồ hoa gấm không khoe khoang phô trương, bên ngoài không để sự việc làm phiền, bên trong tư tưởng không ưu sầu, lấy an vui làm mục đích, lấy khoan thai tự đắc làm hài lòng”.

Đến nay, “lòng không sân hận”, “suy nghĩ không ưu sầu” hiện giờ xem ra rất có đạo lý khoa học.

Minh An
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Suy nghĩ xấu xa thực sự có thể sinh ra 'độc tố'