Sức mạnh năng lượng thiện: Dịch bệnh tránh nơi người quân tử sống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm Kiến Vũ 16 đời Quang Vũ Đế nhà Đông Hán, các địa phương xung quanh quận Lâm Hoài đều phát sinh bệnh dịch trâu bò, duy chỉ có  quận Lâm Hoài nơi Chu Huy làm Thái thú không có chút dịch bệnh nào phát sinh. Lúc ấy, có rất nhiều người quận bên dắt trâu bò sang quận Lâm Hoài tránh dịch.

Chu Huy tự Văn Quý, người Uyển Thành, Nam Dương, nhiều đời làm quan, gia thế hiển đạt. Phụ thân Chu Sầm lúc du học ở Trường An cùng Lưu Tú ( sau là Quang Vũ đế ) kết bạn. Khi Lưu Tú lên ngôi Quang Vũ đế, Chu Sầm đã qua đời, nên vời con là Chu Huy cho nhận một chức quan. Chu Huy có lòng tự trọng cao, nghiêm cẩn với chính mình, tiến thoái đều giữ lễ tiết. Không lâu sau, ông từ quan để vào Thái học dùi mài kinh sử. Phẩm hạnh cao thượng của ông được các nho sinh ca ngợi.

Chu Huy giữ lễ tiết nhưng không nhu nhược mà có khí phách quả cảm, khi niên thiếu đã nổi trội so với chúng bạn. Năm ấy 13 tuổi, Vương Bôn soán ngôi nhà Hán, chính quyền yếu nhược, thời cuộc đại loạn, thiên hạ bất an. Quê hương Chu Huy có giặc cướp nổi lên như ong, phụ thân mất sớm, ông cùng mẹ và gia tộc chạy đến Uyển Thành lánh nạn. Trên đường gặp một toán cướp, bọn cướp tay cầm đao sắc, chuyên tìm phụ nữ để hạ thủ cướp y phục và tài vật. Những người đi cùng rất sợ hãi, nằm rạp xuống đất không động đậy. Lúc này, chỉ có Chu Huy một mình đương đầu, ông rút kiếm tiến lên trước khiêu chiến, lớn tiếng nói: “Tài vật các ngươi có thể lấy, nhưng y phục của mẹ và anh em ta thì không được phép đụng vào. Hôm nay Chu Huy ta sẽ liều mạng cùng các ngươi”.

Lũ đạo tặc thấy ông còn nhỏ tuổi mà chí khí cao hùng , nên bèn cười mà rằng: ‘’Cậu nhỏ thu đao về đi” - nói xong liền tha cho cả nhà và rời đi.

Khi Chu Huy làm Quận lại ở quê nhà, Thái thú Nguyễn Huống rất ưng ý tỳ nữ của nhà Chu Huy, muốn mua về, nhưng Chu Huy không đồng ý. Sau này Nguyễn Huống mất, Chu Huy sắm hậu lễ đến viếng. Có người châm biếm ông, Chu Huy nói: “Khi trước Nguyễn phủ quân ( Tôn xưng Thái thú ) có nhờ ta, ta từ chối, đó là giữ cho ông ấy khỏi ô nhiễm bởi tài vật. Nay ông đi rồi, ta lấy lễ tương tống, cũng là nói rõ lòng ta, năm ấy không phải vì luyến tài tiếc vật mà không đáp ứng”

Chu Huy làm quan vô cùng cương trực, chấp pháp đều cân nhắc đến lợi ích của trăm họ và quốc gia, lấy đạo đức tiết tháo làm thước đo cho công việc và hành vi của mình. Khi chọn nhân tài đều chọn người thành thực cần mẫn, chấp hành nhiệm vụ nghiêm cẩn. Khi đó, Hoàng đế muốn chỉnh đốn lại Túc vệ quân trong cung, nên giao cho Chu Huy làm Vệ sĩ lệnh. Lần thứ hai thăng ông làm Thái thú Lâm Hoài. Thuộc hạ đều kính sợ uy đức của ông, dân trong vùng cũng ghi nhớ ân đức của ông, các viên quan lại còn làm thơ tán dương ông:

“Cường trực tự toại, nam dương Chu Quý; Lại úy kỳ uy, nhân hoài kỳ huệ”

Tạm dịch : “Mạnh mẽ ung dung, Chu Quý Nam Dương, quan lại kính sợ, nhân dân nhớ ơn”.

Lý lẽ không đủ thì biện giải lắm
Thuộc hạ đều kính sợ uy đức của ông, dân trong vùng cũng ghi nhớ ân đức của ông, các viên quan lại còn làm thơ tán dương ông(Ảnh: Epoch Times)

Năm Kiến Vũ 16 đời Quang Vũ Đế nhà Đông Hán, các địa phương xung quanh quận Lâm Hoài đều phát sinh bệnh dịch trâu bò, duy chỉ có quận Lâm Hoài nơi Châu Huy làm Thái thú không có chút dịch bệnh nào phát sinh. Lúc ấy, có rất nhiều người quận bên dắt trâu bò sang quận Lâm Hoài tránh dịch.

Sau khi rời chức, Chu Huy ẩn cư nơi rừng núi hoang vu, không tiếp khách. Thời kỳ này, thú vui của ông là áo vải cơm rau, cũng không giao vãng với nhân sĩ địa phương, nên họ cười ông là cô độc ngạo mạn. Đến năm Kiến Sơ, Nam Dương phát sinh nạn đói lớn, giá gạo cao ngất. Chu Huy mang hết gia tài ra cứu tế, chia cho những người nghèo khốn yếu nhược trong họ tộc, người trong vùng và bạn cũ. Lúc đó, các họ tộc xung quanh đều nhờ cậy ông.

Người cùng huyện tên Trương Kham cũng là người có đức, mỗi lần gặp Chu Huy, Trương Kham đều tiếp đãi ân cần. Do Trương Kham được dân chúng tín nhiệm, có uy danh, nên Chu Huy không muốn cảnh thấy người sang mà bắt quàng làm họ, nên vẫn giữ khoảng cách. Nhưng Trương Kham đối với ông lại rất chân thành, từng nói với ông: “Sau này muốn phó thác vợ con cho ông”. Châu Huy lúc đó chỉ vòng tay đáp lễ mà không nói. Sau này Trương Kham ra làm quan Thái thú Ngư Dương, còn Chu Huy làm Thái thú Lâm Hoài, Nào ai biết, về sau họ chẳng có cơ hội gặp lại. Lúc Nam Dương phát sinh nạn đói lớn, Trương Kham đã qua đời, vợ ông bị lâm cảnh bần cùng khốn đốn. Chu Huy tự thân đi tìm, gặp bà trong cảnh khốn khổ, nên có thứ gì mang theo liền đưa hết cho. Những tháng ngày sau đó, hàng năm đều chu cấp 50 hộc ngũ cốc, 5 súc lụa, chăm sóc cuộc đời còn lại của bà.

Trong quận còn có một người bạn của Chu Huy tên Trần Ấp. Ông mất sớm, có một người con sinh ra sau khi ông qua đời tên là Trần Hữu, Chu Huy thường xuyên chu cấp cho đứa trẻ này. Khi Tư đồ Hoàn Ngu làm Thái thú Nam Dương, cho vời con trai Chu Huy là Chu Biền làm quan. Chu Huy từ chối cơ hội cho con trai mình mà tiến cử Trần Hữu. Tư đồ Hoàn Ngu vô cùng cảm phục, thu nhận Trần Hữu.

Chu Huy trọng tiết tháo,khí khái, một đời không cầu danh lợi, lấy tiết tháo để thực hành nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khí khái của ông sinh ra chính khí, lấp lánh ánh quang, Trời Đất đều thấy rõ, cho nên dịch bệnh cũng phải tránh xa lãnh địa của ông.

Thái Bình
Theo Epochtimes

Nguồn tham khảo: "Hậu Hán thư - Liệt truyện - Chu lạc hà liệt truyện", "Đông quan Hán ký - Chu Huy"



BÀI CHỌN LỌC

Sức mạnh năng lượng thiện: Dịch bệnh tránh nơi người quân tử sống