Sứ mệnh lịch sử của Hoa Kỳ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Quét sạch mọi cái ác, quét sạch đầm lầy, trả lại tất cả những gì mà các tổ phụ lập quốc đã dựng lên, chính là sự trở về của công lý, sự trở lại của những quy tắc cao cả.

Những người đã đến thuộc địa mới ở Bắc Mỹ là ai?

Bây giờ chúng ta hãy nhìn sơ qua về lịch sử của Hoa Kỳ. Bắt đầu từ hơn 400 năm trước, các nhóm người từ lục địa Châu Âu đã đến lục địa mới Châu Mỹ vì nhiều lý do khác nhau. Bất kể mục đích bề ngoài là khám phá sự giàu có (trên thực tế, những người này cũng có tín ngưỡng tôn giáo được xã hội tiếp nhận phổ biến vào thời điểm đó), hay là trực tiếp đi để đạt được tự do tín ngưỡng mà mọi người tin tưởng, sinh tồn trên mảnh đất đó, rồi phát triển, và niềm tin vững chắc của mỗi người vào các vị Thần mà họ tin tưởng và khế ước được thiết lập trên cơ sở này để duy trì mối quan hệ giữa các nhóm xã hội, chẳng hạn như "Công ước Mayflower", đóng một vai trò quan trọng trong việc này. Vậy 13 thuộc địa này đã tồn tại những tín ngưỡng tôn giáo nào trước Chiến tranh Cách mạng Mỹ?

Một số đã theo Giáo hội Anh giáo của Anh, có Giáo đoàn (Thanh giáo) và Người lập giáo bị bức hại bởi Giáo hội Anh giáo, có Giáo hội Công giáo La Mã, bị đàn áp bởi Giáo hội Anh giáo, và có những người tị nạn tôn giáo từ các quốc gia khác, chẳng hạn như Đức và Hà Lan...

Vào thời điểm đó, những tín đồ Cơ Đốc đến đại lục mới ở Bắc Mỹ đã hấp thụ những giáo huấn tích cực, đề xuất quyền tự do tín ngưỡng, dung nạp các giáo phái khác, và một số cũng mắc phải những sai lầm phổ biến của nhân loại - họ đến Mỹ tìm kiếm tự do tín ngưỡng vì bị xa lánh ở Anh quốc, sau khi ổn định cuộc sống thì chỉ muốn giữ lại nhánh của riêng mình, bài xích đả kích những người có tư tưởng khác biệt. Cứ như vậy, những người đã bị bài xích đả kích liền rời đi để mở ra những mảnh đất mới và áp dụng cách tiếp cận hòa nhập hơn, thế là một vùng đất rộng hơn liền có người cư ngụ. Mọi thứ trên đời là như vậy, và luôn có hai mặt của nó.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại một cách ngắn gọn về lịch sử của Hoa Kỳ.

Nước Mỹ độc lập

Bất kể như thế nào, mặc dù người dân 13 thuộc địa của Anh khi ấy vẫn có những bất hòa, thậm chí xung đột vì cách thức tín ngưỡng khác nhau, nhưng hầu hết họ đều là những người theo đạo Cơ đốc thành kính, các giá trị quan và nguyên tắc sống cơ bản của họ đều nhất quán. Trên cơ sở này, trong hơn 100 năm khi Chiến tranh Pháp-Thổ dân Da đỏ kết thúc vào năm 1763, họ đã khai khẩn đất hoang và làm ruộng, xây nhà, chiến đấu với thổ dân da đỏ và lập nghiệp ở nơi xa nước Anh; đồng thời họ cũng chăm chỉ làm ăn. Đồng thời họ cố gắng tự trị, thành lập quốc hội nhỏ của riêng mình và bầu ra các quan chức của mình. Mặc dù nghị viện của thuộc địa không lớn nhưng nó rất giống với quốc hội Anh và đã giúp họ tự quản lý hiệu quả trong nhiều năm. Quyền lợi tự nhiên của con người, cũng chính là lý niệm về nhân quyền Thiên phú, đã tự nhiên bén rễ vào lòng mọi người. Vì vậy, khi Anh tăng thuế đối với người dân thuộc địa sau Chiến tranh Pháp-Thổ dân Da đỏ, người dân thuộc địa đã đề xuất rằng họ cũng nên có đại diện trong Quốc hội Anh và có tiếng nói trong các vấn đề liên quan.

Bất kể bạn gọi nó là gì, Vương quốc Anh vẫn tiếp tục ban hành nhiều quy định về thuế. Có thể nói người dân thuộc địa đã thức tỉnh về cuộc sống. Không ai — kể cả ngài, Vua nước Anh — có quyền tước bỏ quyền lợi mà Chúa ban cho họ. Nếu không cho chúng tôi quyền đại biểu, chúng tôi sẽ không đóng thuế. Bởi vậy quốc hội thuộc địa chống lại, dân chúng biểu tình tự phát và đổ máu..., kết quả cuối cùng là các thuộc địa đã triệu tập hai hội nghị lục địa trên cơ sở những ý tưởng chung và để bảo vệ lợi ích chung. Ý định ban đầu là không thoát ly các thuộc địa Bắc Mỹ của Anh, sau khi hai bên không thể hòa giải và các cuộc kháng chiến vũ trang đã diễn ra, Quốc hội Lục địa đã ra "Tuyên ngôn Độc lập" vào ngày 4 tháng 7 năm 1776.

"Tuyên ngôn độc lập" đã giải thích một số khái niệm rất quan trọng, mô tả mối quan hệ giữa quân vương và nhân dân, mô tả khái niệm quyền lợi tự nhiên, cũng chính là khái niệm nhân quyền Thiên phú, cho rằng quyền lợi tự nhiên cao hơn vương quyền, đồng thời tuyên bố rằng phản loạn là một loại quyền lợi hợp lý mà người dân cần được hưởng.

Vào đầu cuộc chiến, Tư lệnh Lục quân Lục địa George Washington thường hướng lên Trời cầu nguyện khi ông dẫn đầu một đội quân không chính quy và thiếu ăn thiếu mặc rút lui đến Thung lũng Forge vào năm 1777. Một ngày nọ, khi ông đang một mình xử lý các công văn, một Nữ Thần đã cho ông thấy tương lai của Hoa Kỳ — từ Chiến tranh giành độc lập và Nội chiến xóa bỏ chế độ nô lệ đến tất cả những cảnh mà Hoa Kỳ hiện đang trải qua. Trong Chiến tranh giành độc lập, Washington đã trải qua 67 lần gặp nạn. Ông nói rằng những lời cầu nguyện đã giúp ông vượt qua mọi khó khăn.

Trước khi Chiến tranh giành độc lập kết thúc, Washington nhận ra rằng thể chế liên bang lỏng lẻo vào thời điểm đó không thể tồn tại lâu dài. Ông nhìn thấy các tướng sĩ thường xuyên thiếu ăn thiếu mặc, không thuốc men, chăn màn, thậm chí cả vũ khí và đạn dược, bất kể thuộc địa nào cũng muốn tiền, chẳng khác nào đi ăn mày. Khi Chiến tranh giành độc lập kết thúc, những thiếu sót của thể chế này càng lộ rõ hơn, các vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế đều xảy ra vấn đề. Washington một lần nữa thấy rằng Hoa Kỳ theo "Quy chế Liên bang" là vô vọng. Trong bức thư gửi bạn bè, ông nói: "Tôi cho rằng một quốc gia như vậy không thể tồn tại, trừ khi có một chính phủ trung ương cai trị toàn bộ đất nước, cũng như một chính quyền bang cai trị bang này".

Vậy tình hình của Liên bang 13 bang sau gần 8 năm Chiến tranh giành độc lập ra sao? Mỗi bang có quyền riêng, chèn ép lẫn nhau. Mỗi bang có quân đội riêng và 9 trong số họ thậm chí có hải quân riêng. Họ sử dụng các lực lượng vũ trang này để bảo vệ bản thân và ngăn chặn các bang khác; nền kinh tế suy thoái, ngân khố trống rỗng, nợ nần chồng chất và giá trị đô la Mỹ ở mỗi bang có trạng thái khác nhau rất nhiều. Các vị Cha lập quốc đã thấy rằng, để bảo đảm thành quả của cách mạng không bị mất đi, cần phải thành lập một chính phủ trung ương mạnh và có quyền lực. Do đó đã bắt đầu việc soạn thảo một "Hiến pháp Hoa Kỳ" hoàn toàn mới.

Giáo sư Skousen tin rằng phải mất 4 tháng, các vị cha lập quốc mới tìm ra được một hệ thống biến nước Mỹ thành một cường quốc. (Ảnh tổng hợp)
Giáo sư Skousen tin rằng phải mất 4 tháng, các vị cha lập quốc mới tìm ra được một hệ thống biến Myc thành một cường quốc. (Ảnh tổng hợp)

Hiến pháp Hoa Kỳ vượt thời đại

Vào tháng 5 năm 1787, 12 bang đã cử đại biểu tham gia Hội nghị Lập hiến Philadelphia. Hội nghị đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ và khuyến khích các đại biểu thể hiện đầy đủ quan điểm của mình, bởi vì mọi người đều nhận thức rõ rằng nhiều quan điểm của những người đến với hội nghị lần này rất trái ngược nhau, thậm chí thủy hỏa bất dung. Quốc hội lập hiến cho phép bất kỳ đại biểu nào có quyền yêu cầu thảo luận lại về bất kỳ chủ đề nào, đồng thời áp dụng nguyên tắc bảo mật để khi phát biểu ý kiến, đại biểu sẽ không lo lắng rằng dư luận sẽ bất lợi cho mình, thậm chí bị chỉ trích, từ đó bảo lưu quan điểm của mình.

Hoa Kỳ là quốc gia hiện đại đầu tiên trên thế giới thực sự thành lập một nền Cộng hòa (đã có một nền cộng hòa ở La Mã cổ đại, nhưng ở đây chỉ nói các quốc gia hiện đại), và đây cũng là quốc gia đầu tiên chuyển đổi thành công từ liên bang sang Quốc gia liên bang. Đối với những người trẻ tuổi đang ngồi trong hội trường Philadelphia vào thời điểm đó (ngoại trừ một vài cụ ông như Franklin, các đại biểu về cơ bản là những thanh niên ở độ tuổi 20 và 30, và tuổi trung bình của họ chỉ là 43), tất cả những gì họ có là những thứ thuộc về ý thức hệ, chỉ có trong sách của các nhà tiên phong Cicero, Locke và nhà tư tưởng người Pháp Montesquieu. Trên thực tế, họ đang đối mặt với một thế giới hoàn toàn mới, và họ đang nghiên cứu những điều hoàn toàn mới: một chế độ mới chưa từng có một mô hình thành công nào trên thế giới.

Hội đồng Lập hiến kéo dài trong 4 tháng, mọi người thường phải nghiên cứu một vấn đề lặp đi lặp lại nhiều lần. Đôi khi một quyết định đã được biểu quyết, nhưng trong vài ngày, nó ngay lập tức được đưa ra và thảo luận lại. Tại sao như thế? Bởi vì mọi người đều cho rằng lập kế hoạch cho tương lai của đất nước là chuyện không thể coi thường, mọi người phải được trao quyền để thay đổi các quyết định đã được đưa ra. Bởi vì rất nhiều điều sau khi được thảo luận, mới phát hiện kết luận trước đó là sai. Để đảm bảo quyền tự do thảo luận, trong nội quy hội nghị đã quy định rằng bất kỳ đại biểu nào cũng có quyền yêu cầu thảo luận lại về bất kỳ chủ đề nào. Khi Benjamin Franklin đang suy nghĩ về tương lai của đất nước, vắt óc suy nghĩ và không thể nghĩ ra biện pháp tốt nào, ông nói: "Chúng ta chỉ có thể cầu xin Chúa giúp đỡ". Ông cũng đề nghị rằng trước cuộc họp hàng ngày đều cử hành cầu nguyện. Đại hội cuối cùng đã chỉ định 5 người thành lập một ủy ban để sắp xếp kết quả của bốn tháng thảo luận thành một văn kiện, đó cũng chính là bản "Hiến pháp" đã được chờ đợi từ lâu.

Ngày 17 tháng 9 năm 1787, các đại biểu họp lần cuối. Nhiều người cảm thấy rằng 4 tháng làm việc chăm chỉ không phải là vô ích, cuối cùng cũng đại công cáo thành. Nhưng đúng lúc này, một đại diện của Massachusetts bất ngờ đứng lên phát biểu: “Nếu vẫn chưa muộn, tôi đề nghị thay đổi mức đã xác định ban đầu cứ 40.000 người bầu một nghị viên, thành 30.000 người". Khi ông nói như vậy, lập tức nhiều người phản đối. Vào lúc này, George Washington, người đã trầm mặc suốt mùa hè, đứng lên và nói: "Tôi ủng hộ sự thay đổi này, vì nó sẽ đảm bảo rằng người dân có tiếng nói lớn hơn trong chính phủ". Bởi vì Washington có sức ảnh hưởng lớn, nên những người phản đối không còn lên tiếng. Cuối cùng tất cả các đại diện đồng ý thay đổi từ 40.000 thành 30.000 người. "Hiến pháp" - nền tảng lập quốc đã được đưa ra sau rất nhiều sự thay đổi.

Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực, tổng thống khai quốc được sinh ra

Hiến pháp phải được ít nhất 9 bang thông qua mới có hiệu lực. Hơn một năm sau, khi Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực vào ngày 4 tháng 3 năm 1789, 11 tiểu bang đã phê chuẩn nó. Phải mất thêm vài tháng nữa để hai bang cuối cùng còn lại phê chuẩn hiến pháp.

Vào ngày 4 tháng 3, khi Hiến pháp có hiệu lực, cũng đồng thời tuyển cử tổng thống, và George Washington đã được nhất trí bầu làm tổng thống sáng lập Hoa Kỳ. Washington tái đắc cử tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp, lúc đó không có đảng phái nào.

Chân dung George Washington (1732-1799) (Ảnh: Gilbert Stewart tranh 1796)
Chân dung George Washington (1732-1799) (Ảnh: Gilbert Stewart tranh 1796)

Cùng ngày, Quốc hội chính thức được thành lập. Theo các điều kiện bổ sung mà các bang đưa ra khi họ thông qua hiến pháp, việc đầu tiên sau khi Quốc hội được thành lập là thảo luận lại nội dung của hiến pháp và bổ sung các điều khoản để đảm bảo quyền của công dân. Vào thời điểm đó, có tổng cộng 10 điều sửa đổi được viết vào Hiến pháp, sau này được gọi là Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill of Rights). Các nhà sử học cho rằng dự luật nhân quyền là tinh thần cốt lõi và cơ bản của Hiến pháp Hoa Kỳ. Không có nó, hiến pháp không thể vận hành hiệu quả.

Nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ

Có 28 nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ, ở đây sẽ không nêu chi tiết, chỉ nêu một số khía cạnh cơ bản.

1. Hoa Kỳ là một quốc gia được thành lập trên cơ sở đức tin, các ông cha đã làm sáng tỏ ý nghĩa thực sự của tôn giáo chân chính và tự do tín ngưỡng

Mặc dù các tổ phụ sáng lập của Hoa Kỳ đều là những tín đồ Cơ Đốc, nhưng họ không nói rằng Cơ Đốc giáo mới là tôn giáo chân chính và duy nhất. Họ tin rằng tôn giáo chân chính đáp ứng 5 đặc tính:

Thứ nhất, tin rằng Sáng Thế Chủ tồn tại; thứ hai, tin rằng Sáng Thế Chủ điều chỉnh hành vi đạo đức của con người; thứ ba, tin rằng Sáng Thế Chủ yêu cầu phải đối xử với con người như họ đã từng tồn tại; thứ tư, con người không chỉ có một đời mà còn có đời sau; thứ năm, hành vi của con người trong đời này sau khi chết sẽ tiếp nhận thẩm phán.

2. Luật tự nhiên siêu việt trên tất cả mọi người, pháp luật tại nhân gian nhất định phải phù hợp với luật tự nhiên

Cicero, nhà hiền triết được kính trọng nhất trong số những vị Cha lập quốc Hoa Kỳ, tin rằng: có một quy luật tự nhiên trên thế giới này. Nói cách khác, thế giới này thực sự có một Sáng Thế Chủ, thế giới là được Thần tạo ra, và các chuẩn mực hành vi do Sáng Thế Chủ đặt ra là quy luật tự nhiên. Nói một cách chặt chẽ, trật tự do Sáng Thế Chủ thiết lập là quy luật tự nhiên. Các quy luật này là hiển nhiên, phù hợp với tự nhiên, đúng logic, tự nhiên tồn tại, và con người không thể thay đổi. Chúng giống như các quy luật vật lý, vĩnh viễn tồn tại và vĩnh viễn có giá trị.

Vậy nguyên tắc quản lý quốc gia là gì? Đó là tuân theo quy luật tự nhiên. Sử dụng luật tự nhiên để quản lý các mối quan hệ giữa các cá nhân, loại này được gọi là công lý, đây là Justice. Từ quy luật tự nhiên tạo thành một chỉnh thể, chính là một quốc gia hợp lý.

Hai nguyên tắc đầu tiên quan trọng nhất trong luật tự nhiên là gì? Thứ nhất là kính Thần, và thứ hai là yêu người như chính mình. Nước Mỹ được xây dựng dựa trên quy luật tự nhiên, nói thẳng ra thì nền tảng của nước Mỹ là tin vào Chúa và tôn kính Chúa, yêu mến người khác như chính bản thân mình, chính là tin vào thần và giữ gìn đạo đức.

Một trong những vị cha lập quốc đầu tiên, Benjamin Franklin nói rằng “chỉ những người đạo đức mới xứng đáng có tự do”. George Washington cũng cho rằng “tôn giáo và đạo đức là trụ cột không thể thiếu của Hoa Kỳ”. Nền tảng lập quốc của Hoa Kỳ là đạo đức.

3. Tất cả con người được sinh ra đều bình đẳng, và tạo hóa đã ban cho họ những quyền bất khả xâm phạm

Dưới con mắt của Đấng Tạo hóa, mọi người đều bình đẳng, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và mọi người đều được hưởng quyền lợi bình đẳng, đây chính là sự “bình đẳng” mà quốc phụ Hoa Kỳ đã mô tả.

Theo quan điểm của những vị Cha lập quốc Hoa Kỳ, “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng” không có nghĩa là bình đẳng về mọi mặt, mà đề cập đến 3 khía cạnh sau đây. Thứ nhất, trong mắt Chúa, con người bình đẳng. Nói cách khác, Chúa sẽ không coi thường người này mà coi trọng người kia. Thứ hai, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Điều này có nghĩa là không thể bởi vì ai có tiền liền chế định pháp luật đặc thù cho họ, ai rất nghèo liền lại dùng một bộ luật khác. Tất cả mọi người sẽ được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Thứ ba, mọi người đều được bảo vệ quyền lợi của mình bình đẳng với những người khác, nhưng điều này không có nghĩa là họ được hưởng kết quả bình đẳng như nhau. Sự bình đẳng hiện tại mà mọi người phán đoán, xuyên tạc và dị hóa, chẳng hạn như sự bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, đều không phải là hàm nghĩa ban đầu của "bình đẳng" trong nguyên tắc lập quốc. "Tất cả mọi người được sinh ra bình đẳng" không có nghĩa là mọi người đều nhận được kết quả như nhau, của cải như nhau, khả năng như nhau, v.v., mà là nói quyền bình đẳng tất cả mọi người đều được hưởng. Những vị cha lập quốc đã nói: “Ở đâu tự do tồn tại, bất bình đẳng liền tồn tại”. Bởi vì mọi người đều có quyền tự do phát triển, đương nhiên kết quả của sự phát triển sẽ khác nhau, và đương nhiên sẽ có bất bình đẳng.

Quyền lợi ở đây bao gồm những gì? Bao gồm quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu tài sản, quyền phát triển của cải, quyền tương tác với nhau, quyền bảo vệ bản thân, quyền đối xử với người khác, và thậm chí cả quyền được thất bại. Đây đều không phải do ai ban tặng, mà đều là bẩm sinh.

4. Vai trò của chính phủ (cơ quan quản lý) là "đầy tớ" của nhân dân, và chức năng của chính phủ là bảo vệ quyền lợi của nhân dân

Alexander Hamilton, một trong những vị cha lập quốc, cho biết: “Thể chế của Hoa Kỳ phải dựa trên sự đồng thuận của người dân, và toàn bộ quyền lực hợp pháp của quốc gia phải bắt nguồn từ điều này”. Trong thời đại không có vua, người quản trị cần đạt được sự đồng thuận của nhân dân, vai trò của họ là “đầy tớ” của người dân, đương nhiên thông qua các đạo luật đã ban hành, các thống đốc có thể trao quyền đó cho các quan chức cấp dưới, tuy nhiên nếu không được sự đồng thuận của người dân thì luật không được thông qua. Khi đó, các thủ tục của bất kỳ thống đốc nào và các quan chức được bổ nhiệm của họ là bất hợp pháp.

Chế độ "Tự quản" (Self Governing) trong hệ thống chính trị Mỹ quy định chính phủ với bạn, tôi và mọi công dân là bình đẳng, không có sự khác biệt hay đặc thù nào, quyền lực của chính phủ là do nhân dân trao quyền.

Những vị cha lập quốc cho rằng quyền lực của chính phủ được "Hiến pháp" trao tặng, cho cái gì mới có cái đó, "Hiến pháp" không đề cập đến thì sẽ không có. Nếu chính phủ kiện người dân, thì chính phủ không có quyền lợi đặc thù nào trước quan tòa. Không phải nói bạn là công tố viên thì trọng lượng của bạn là đặc biệt lớn, quan tòa không cho là như vậy. Quan tòa cho rằng chính phủ của bạn chỉ là một đảng mà thôi, là một loại người dân đặc biệt khác, vì vậy có lý mới có thể thắng, còn không thì không thể thắng được.

Các tổ phụ của Hoa Kỳ đề xuất rằng chức năng của chính phủ là bảo vệ quyền lợi của người dân, mà không phải bình đẳng vật chất, đây là vai trò của chính phủ.

5. Khi hầu hết mọi người đồng ý, họ có quyền thay đổi hoặc lật đổ chính phủ chuyên chế

Trong "Tuyên ngôn Độc lập", Thomas Jefferson đã nói một câu nổi tiếng: "Thận trọng, yêu cầu chúng ta không vì lý do khinh suất mà tùy tiện thay đổi chính phủ lâu đời; kinh nghiệm của nhân loại cũng cho chúng ta biết rằng, khi con người có thể chịu đựng được cái ác, họ sẽ chịu đựng mà không muốn phế bỏ chính quyền. Tuy nhiên, khi chính sách tàn bạo ngược đãi và cướp đoạt lâu dài, khiến người dân không ngừng bị tổn thương, người dân có quyền và trách nhiệm lật đổ nó và thành lập một chính phủ mới có thể đảm bảo an toàn cho họ".

Khái niệm quan trọng này, chính là trong trường hợp chuyên chế chuyên quyền, khi nhân dân lật đổ nó là hợp pháp mà không phạm pháp, bởi vì quyền lực là ở nhân dân, People are sovereign.

Ý nghĩa sâu sắc của quốc huy Hoa Kỳ

Sở dĩ trên đây nói rất nhiều về lịch sử của Hoa Kỳ cũng như nền tảng và nguyên tắc lập quốc của nó, là bởi vì Hoa Kỳ cũng không phải như những gì người bình thường nghĩ, hoặc được thấm nhuần, hoặc những gì do các nhân tố tiêu cực bên trong Hoa Kỳ cố tình bóp méo. Đó là một quốc gia duy nhất mà dòng chữ "IN GOD WE TRUST" (Chúng tôi tin vào Chúa) được in trên mọi tờ tiền và mọi đồng xu đang lưu hành, và lễ nhậm chức của tổng thống phải được tuyên thệ trước "Kinh thánh". Với những hiểu biết cơ bản này, chúng ta có thể hiểu được nội dung sẽ được giải thích dưới đây.

"Hợp chúng làm một"

Mặt trước của quốc huy Hoa Kỳ có hình một con đại bàng đầu trắng tượng trưng cho nước Mỹ, đây cũng là biểu tượng của sức mạnh, dũng khí, tự do và bất tử. Đôi cánh của đại bàng đầu trắng dang rộng, hai móng vuốt trái phải cầm mũi tên tượng trưng cho sức mạnh và cành ô liu tượng trưng cho hòa bình. Đầu đại bàng nhìn về bên phải, tượng trưng cho hy vọng hòa bình. Mỏ đại bàng ngậm dải ruy băng có dòng chữ Latinh "E Pluribus Unum" (Hợp chúng làm một). Trên đầu đại bàng có 13 ngôi sao năm cánh trong vầng hào quang, tượng trưng cho sự hợp nhất của 13 tiểu bang đầu tiên hợp thành một tổng thể vững chắc.

Mặt trước của Quốc huy Hoa Kỳ (Ảnh của Chính phủ Hoa Kỳ)
Mặt trước của Quốc huy Hoa Kỳ (Ảnh của Chính phủ Hoa Kỳ)

Lịch sử hơn 2.000 năm trước và sau Công nguyên đều xoay quanh việc binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc, quân quyền thần thụ. Bắt đầu từ những vị cha lập quốc Hoa Kỳ, họ muốn tiến tới một hệ thống chính trị mới. Đây thực sự là một biến hóa của Thiên tượng, cũng chính là Thượng Thiên phải làm loại sửa đổi này. Vào thời khắc lịch sử này, một khái niệm mới đã xuất hiện, trong thời đại không có vua thì địa vị chính trị của toàn dân được nâng lên, quyền lực của chính phủ cần đến từ toàn thể nhân dân, chính phủ đặt nhân dân lên hàng đầu, mới có thể được hưởng quyền lực chính phủ mà Thượng đế ban cho. Từ đó, chính phủ gắn kết mọi người dân lại với nhau.

Bắt đầu từ khi Hoa Kỳ lập quốc, đã mở ra cho nhân loại một khái niệm mới về thể chế chính trị và ngọn nguồn quyền lực.

Hai cánh của đại bàng đầu trắng

Cánh bên trái: Giải quyết vấn đề là chức năng của chính phủ, nghĩa là chính phủ có chức năng giải quyết vấn đề và phải thể hiện khả năng giải quyết vấn đề; Cánh phải: bảo vệ tự do, chính phủ không được lạm quyền, đại biểu chính phủ phải duy trì nguồn lực và bảo vệ tự do, nghĩa là không thể vì giải quyết vấn đề mà xâm phạm quyền tự do cá nhân. Chính phủ phải tìm ra sự cân bằng giữa tình trạng vô chính phủ tự do và chế độ chuyên quyền lạm dụng, tiến hành quản lý và kiểm soát, và cân bằng giữa hai điều đó. Chỉ có như vậy đại bàng mới bay được, quốc gia mới có thể bay lên như diều gặp gió.

Như chúng ta đã nói ở trên, Hoa Kỳ là một quốc gia độc nhất vô nhị trên thế giới, chúng ta có thể thấy rằng đất nước này là một quốc gia được con người sáng lập dưới sự soi sáng của Thần. Nhưng nền tảng của quốc gia này bắt nguồn sâu xa từ Đấng Tạo hóa, bởi vậy những giá trị truyền thống của phương Đông và phương Tây sẽ được tán thành. Các triết học cổ đại của phương Đông và phương Tây thực sự có quan điểm tương đồng về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.

Trên cơ sở này, một chế độ cụ thể có thể vận hành trong thực tế ngày nay đã được thiết lập. Có thể nói, một trật tự mới của thời đại đã được thiết lập dưới Thiên tượng mới.

Kể từ thời điểm đó cho đến ngày nay, Hoa Kỳ đã dần đi lệch khỏi các nguyên tắc lập quốc mà những vị cha lập quốc đã đặt ra vào thời điểm đó, về sau có rất nhiều tu chính án được đưa ra cũng cũng đưa đất nước lệch khỏi quỹ đạo này. Từ tình hình của tổng tuyển cử năm 2020 của Hoa Kỳ, chúng ta có thể thấy rằng nhóm người bại hoại đang làm băng hoại đất nước này và xâm phạm các quyền lợi cơ bản của người dân. Trong khi đó, chế độ của quốc gia này là được thiết lập cho những người có đạo đức.

Ngay cả trong tình thế gay gắt đó, Tổng thống hợp pháp hiện nay là Tổng thống Trump và những người yêu nước vẫn đang ra sức bảo vệ Hiến pháp, và chắc chắn sẽ tìm ra biện pháp từ nền tảng của Hiến pháp để ngăn đất nước rơi vào tay những tên trộm lừa đảo, để tổng thống do nhân dân thực sự bầu ra quản lý quốc gia, một lần nữa thiết lập lại một trật tự mới vĩ đại của thời đại bằng nguyên tắc lập quốc do các tổ phụ lập quốc thiết lập dưới sự trợ giúp của Chúa. Và trật tự mới vĩ đại của thời đại một lần nữa lại được sinh ra.

rump là vị Tổng thống đầu tiên đội mũ sợ Chúa khi đến thăm bức tường than khóc – nơi linh thiêng nhất của người Do Thái trên toàn thế giới. (Ảnh qua Twitter)
Trump là vị Tổng thống đầu tiên đội mũ sợ Chúa khi đến thăm bức tường than khóc – nơi linh thiêng nhất của người Do Thái trên toàn thế giới. (Ảnh qua Twitter)

Như đã đề cập ở trên, sử dụng quy luật tự nhiên để quản lý các mối quan hệ giữa các cá nhân được gọi là công lý, đây chính là Justice. Quét sạch mọi cái ác, quét sạch đầm lầy, trả lại tất cả những gì mà các tổ phụ lập quốc đã dựng lên, chính là sự trở về của công lý, sự trở lại của những quy tắc cao cả.

Sứ mệnh lịch sử của nước Mỹ

Khi những tín đồ Tân giáo (Tin lành) Châu Âu rời Châu Âu chạy sang Mỹ, họ đã được Thần linh ở nhiều nơi điểm hóa, giống như người tu luyện được khai sáng, họ cảm thấy Chúa đã chỉ dẫn họ đến vùng đất rộng lớn của Hoa Kỳ, dòng sông trải rộng, thổ nhưỡng phì nhiêu, mùa màng bội thu, một vùng đất trù phú, cho phép họ thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời ở nhân gian. Họ cảm thấy rằng họ có sứ mệnh và sáng tỏ Thiên mệnh (Manifest Destiny) để thành lập một quốc gia kiểu mẫu ở nơi này của Hoa Kỳ, và cuối cùng thúc đẩy đất nước kiểu mẫu này đi khắp toàn cầu.

Ý tưởng này bắt đầu khi các tổ phụ lập quốc xây dựng hiến pháp, bởi vì họ liên tục nhận được sự soi sáng như vậy từ Chúa. Vì vậy, những vị cha lập quốc đã nhấn mạnh rằng nước Mỹ chúng ta nhất định phải thành công, nếu không chúng ta đang phản bội nhân loại và phản bội sứ mệnh mà Chúa đã giao cho chúng ta. Họ nói rằng nỗ lực của Hoa Kỳ là trước nay chưa từng có: Trong quá trình xây dựng hiến pháp và quốc gia, chúng tôi đã xem xét lại tất cả các hệ thống chính trị trong lịch sử nhân loại, chúng tôi nghiên cứu tất cả các bài học trong lịch sử, chúng tôi đã cố gắng hết sức và chúng tôi đã áp dụng thông qua kinh nghiệm bản thân và các điều kiện quốc gia cụ thể của Hoa Kỳ, từ đó áp dụng một phương án trị quốc hoàn toàn mới, táo bạo và đầy hy vọng.

Tại sao Hoa Kỳ sau khi trở thành một nước cộng hòa liên bang gồm 13 tiểu bang, lại một mực tiến về hướng Tây? Cuộc vận động Tây tiến này, không phải là tham lam, cũng không phải để chiếm thêm nhiều đất đai, mà vì họ tin rằng: chính Chúa để chúng ta đi về hướng Tây và mở rộng đất nước chúng ta đến Thái Bình Dương. Chúng ta có sứ mệnh thiết lập lục địa này thành một nước Mỹ hoàn chỉnh.

Năm 1823, Học thuyết Monroe nổi tiếng được đề xuất trong thời kỳ của chính khách và tổng thống thứ năm người Mỹ James Monroe. Học thuyết Monroe là một chính sách đối ngoại về việc kiểm soát lục địa Mỹ, quan niệm của nó là các cường quốc châu Âu không thể can dự vào Tây Bán cầu, Tây bán cầu là lãnh thổ châu Mỹ của chúng ta. Tức là phải đẩy mạnh hệ thống của chúng ta ở Mỹ, sau khi hoàn thành Bắc Mỹ sẽ tới Nam Mỹ, Tây bán cầu trước tiên sẽ trở thành vương quốc của Thần sáng tỏ Thiên mệnh, sau đó sẽ lan rộng ra thế giới.

Sáng tỏ Thiên mệnh Hoa Kỳ có ý thức về trách nhiệm với thế giới. Họ nói rằng Chúa đã cho chúng ta vùng đất này và trao cho chúng ta một sứ mệnh. Chúng ta phải thiết lập tự do đạo đức và chính trị ở đây. Một đất nước được xây dựng trên nền tảng này là vương quốc của Chúa; chúng ta phải đem đạo đức và chính trị tự do thông qua Hoa Kỳ thúc đẩy ra thế giới, đây chính là ý nghĩa Sáng tỏ Thiên mệnh. Vì vậy, khi họ tiến về phía Tây, người Mỹ quả thực là kẻ trước ngã xuống, kẻ sau tiến lên, vượt qua khó khăn trở ngại, rất nhiều người đã mang theo "Kinh Thánh" và bắt tay vào hành trình về phía Tây. Họ tin tưởng vững chắc rằng đây là sứ mệnh mà Thượng đế đã giao cho họ, và họ nhất định phải đem quốc gia này trải rộng đến bờ biển Thái Bình Dương, họ là có một động lực như vậy.

Sáng tỏ Thiên mệnh của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Vẫn còn một số người bảo thủ tin tưởng rằng Hoa Kỳ có vận mệnh hiển nhiên này. Chúng ta, Hoa Kỳ, là một quốc gia được Chúa ưu ái, và chúng ta có trách nhiệm mở rộng tự do đạo đức và chính trị cho toàn thế giới.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại những sự an bài mà những người Mỹ bình thường không nhận ra vào thời điểm đó, trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ gánh vác trọng trách lãnh đạo thế giới chống lại thế lực tà ác Satan, cũng chính là những đứa con của bóng tối. Hãy để công lý trở lại, những quy tắc cao quý trở lại, và xóa bỏ những trở ngại trong nhận thức của mọi người về Pháp tối cao.

Chính nghĩa tất thắng là kết cục

Chính nghĩa tất thắng hoàn toàn không phải là kết cục bất ngờ.

Chỉ là trong quá trình sóng gió, thăng trầm, xoay vần của cuộc đọ sức giữa Chính và tà, mỗi người đều thể hiện ra tâm thái của chính mình. Khi chân tướng lần lượt được tiết lộ, những người đã bị ma quỷ lừa dối sẽ có cơ hội lựa chọn Thiện và ác. Hy vọng rằng mỗi người đều thanh tỉnh và cố gắng hết sức để vạch trần cái ác, truyền rộng chân tướng. Hy vọng rằng những người đã từng bị mê hoặc bởi những trò lừa gạt của Satan và hồng ma cộng sản trong lịch sử, có thể mau chóng tỉnh ngộ, thời gian không đợi người!

Có lẽ, bạn là một con người bình thường nhưng cũng mang theo sứ mệnh mà bạn chưa nhận thức được!

Lý Tuệ
Theo Văn Tư Mẫn / Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Sứ mệnh lịch sử của Hoa Kỳ