Sự kiên trì trong tình yêu, cuộc đối đầu nổi tiếng giữa ‘chàng rể Schumann’ và ‘cha vợ Wieck’ 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hai thái cực chủ yếu được viết về các nhà soạn nhạc vĩ đại: xu hướng lãng mạn hóa và thần thoại hóa họ thành những Á Thần được truyền cảm hứng, và xu hướng hiện tại là kéo tượng của họ xuống khỏi bệ đài hoặc có lẽ nhà soạn nhạc nhỏ đã phá sản từ những cây đàn piano. Cách nhìn thứ hai này tập trung vào tất cả những sai sót của con người họ, dù là thật hay được tưởng tượng trên những bằng chứng ít ỏi. 

 

Schumann

Một bản in thạch bản năm 1847 của Robert và Clara Schumann. (Phạm vi công cộng)

Mối tình lãng mạn của Robert và Clara Schumann liên quan đến các thủ tục pháp lý, ngoài đó ra câu chuyện hấp dẫn của cặp đôi này không cần tô điểm thêm bởi bất kỳ chi tiết nào khác.

Đầu tiên, năm 1828, khi Robert 18 tuổi, ông bị gia đình buộc phải học trường luật ở Leipzig, nhưng ông vốn dĩ say mê âm nhạc của Franz Schubert và đã trở thành một nghệ sĩ piano cừ khôi, sáng tác một số bản nhạc piano và các bài hát. Tất nhiên, âm nhạc cuối cùng đã thành công, và ngoài trường luật Leipzig, ông còn có cơ hội tham gia các lớp học piano với giáo viên piano nổi tiếng Friedrich Wieck và sống trong một căn phòng tại ngôi nhà của Wieck.

Thời đó, Wieck có một cô con gái 9 tuổi tên là Clara. Cô ấy là một ‘thần đồng âm nhạc nhí’, thích hòa nhạc và nổi tiếng như một nghệ sĩ dương cầm. Trong thời gian Robert sống ở nhà mình, cô ấy đã tìm thấy tâm hồn nhân hậu và sự gần gũi ở Robert, người hơn mình những 9 tuổi.

Cô bé Clara Wieck 9 tuổi, năm 1828, năm biểu diễn chính đầu tiên của cô với tư cách nghệ sĩ dương cầm. (Ảnh: wikimedia)

Schumann

Bức chân dung Frederick Wieck, cha của Clara, ở tuổi 45, là năm đầu tiên ông gặp Robert Schumann. (Phạm vi công cộng)

Mối tình lãng mạn bị tước bỏ

Vào mùa hè năm 1834, ở tuổi 24, Robert đính hôn với Ernestine von Fricken, 16 tuổi, người đã được nhận nuôi bởi một gia đình quý tộc giàu có, nhưng anh cũng bắt đầu cảm thấy có sự hấp dẫn với Clara, người tròn 16 tuổi vào tháng Chín.

Vào tháng 12, khi Clara đang tổ chức một buổi hòa nhạc ở Zwickau, Robert và Clara đã công khai tình yêu thầm kín của họ dành cho nhau. Chất xúc tác phá vỡ hôn ước của Robert với Ernestine cuối cùng đã đến vào một năm sau đó, khi mà Ernestine bị phát hiện chỉ là con nuôi và sẽ không có của hồi môn.

Trong khi đó, người cha Friedrich Wieck đã phát hiện ra mối quan hệ giữa cô con gái nổi tiếng của mình với Robert vào năm 1835, ông ra lệnh cắt đứt mọi liên lạc với nhau và đốt những bức thư của họ.

Bản in thạch bản của Clara Wieck năm 1835. (Ảnh: wikimedia)

Wieck khẳng định rằng Robert, mặc dù cậu học trò có năng khiếu piano và được giáo dục tốt, nhưng cơ bản là lười biếng, uống rượu quá nhiều, và ít có tương lai. Chắc chắn ông cảm thấy Robert không phù hợp với cô con gái Clara đầy triển vọng của mình. Sự thật thì cả Clara và Robert đều rất triển vọng, điều này đã trở thành sự gắn kết tuyệt vời của họ.

Hai người đã phải chịu đựng một cuộc chia ly gượng ép kéo dài 16 tháng, nhưng nó không hề vô ích. Trong thời gian đó, Robert đã sáng tác bản Fantasy tuyệt vời của mình trong C Major, Opus 17 vào năm 1836. Ông cũng đồng sáng lập và bắt đầu biên tập ấn phẩm âm nhạc truyền thống Neue Zeitschrift für Musik (New Journal for Music). Còn Clara bắt đầu quá trình chuyển đổi từ ‘thần đồng nhí’ sang nghệ sĩ piano trẻ tuổi và nhà soạn nhạc theo đúng nghĩa của mình, hoàn thành bản giao hưởng nổi tiếng Piano Concerto in A minor, Opus 7 và biểu diễn nó với Dàn nhạc Leipzig Gewandhaus vào năm 1835.

Tuy nhiên, tình yêu không thành ý nguyện, cặp đôi bắt đầu trao đổi bí mật và hẹn gặp nhau khi có thể. Năm 1837, Robert chính thức ngỏ lời cầu hôn Clara nhưng bị ‘cha vợ Wieck’ từ chối. Ngày nay, có thể người ta sẽ ngạc nhiên khi một người cha có quyền lực tuyệt đối với con gái mình và chàng trai cầu hôn như vậy, nhưng vào thời điểm đó thì điều này là sự thật.

Tuy nhiên, sau hai năm, Wieck bắt đầu áp lực con gái Clara bằng cách có thể không cho cô khoản thừa kế và sẽ đưa cặp đôi ra tòa (giống như lệnh cấm) nếu cô không cắt đứt hoàn toàn với Robert.

Schumann

Một bức chân dung in thạch bản của Robert Schumann năm 1839 ở Vienna. (Phạm vi công cộng)

Schumann

Clara Wieck trong một tác phẩm thạch bản lý tưởng của Andreas Staub, vào khoảng năm 1839. (Public Domain)

‘Trận chiến’ của cặp đôi vì tình yêu của họ

Clara không đồng ý với cha và hỏi ý kiến ​​luật sư riêng của mình. Cô ấy đã ký một bản tuyên thệ ủy quyền hợp pháp cho Robert đối với mình, và cô đã gửi tài liệu đó cho Robert. Đổi lại, anh ấy đưa giấy tờ đó cho luật sư của mình ở Leipzig và yêu cầu luật sư thử thỏa thuận ngoài tòa án với ‘cha vợ Wieck’, nhưng Wieck không khoan nhượng, vậy là vấn đề phải đưa ra tòa.

‘Con rể Robert’ quá bi quan về cơ hội của mình nên đã viết thư cho Clara nói rằng ngày hôm trước anh ấy đã rất quẫn trí đến nỗi, nếu họ ở bên nhau, anh ấy sẽ đề nghị họ tự sát chung.

Mọi thứ dần trở nên tệ hơn. ‘Cha vợ Wieck’ tuyên bố rằng ông sẽ không bao giờ mủi lòng và tẩy chay phiên tòa, còn con gái Clara thu dọn đồ đạc và chuyển đến Berlin để sống với mẹ cô, người đang ly thân với người cha độc tài của cô (và cuối cùng đã ly hôn với ông).

Sau đó ‘cha vợ Wieck’ đưa ra đề nghị với tòa án: Ông ấy sẽ cho phép con gái Clara kết hôn với Robert nếu cô từ bỏ tất cả số tiền mình kiếm được từ việc biểu diễn trong 7 năm qua, trả cho ông một khoản phí hàng tháng để cất cây đàn piano và đồ đạc của cô trong nhà của ông, và nếu Robert đồng ý đảm bảo cho ông một khoản tiền kếch xù trong trường hợp cuộc hôn nhân tan vỡ.

Schumann

Hình minh họa từ cuốn sách ‘Các nhà soạn nhạc nổi tiếng và tác phẩm của họ’ năm 1906. (Miền công cộng)

Cuối cùng họ lại ra tòa, vì ‘cha vợ Wieck’ đã đệ đơn khiếu nại rằng ‘con rể Robert’ nghiện rượu và không đủ khả năng tài chính để hỗ trợ con gái mình trở thành một nghệ sĩ dương cầm do bị thương ở tay. Bởi Robert đã thử một thiết bị cơ học giúp tăng cường ngón tay được gọi là dactylion, thiết bị này thực sự đã làm bị thương một hoặc hai ngón tay của anh ấy. May mắn thay cho những khán giả yêu âm nhạc chúng ta, vì điều này mà anh ấy đã dồn hết năng lượng lớn nhất của mình vào việc sáng tác.

Còn ‘cha vợ Wieck’ thì công khai khiếu nại ở tất cả các thành phố mà con gái Clara dự kiến ​​sẽ biểu diễn trong những tháng tới. Robert nói với Clara: “Không thể làm gì để cứu chúng ta khỏi hoàn cảnh tệ thế này ư?”

‘Con rể Robert’ đã phản kháng và đưa ra những ưu điểm tính cách tốt của mình với Hội đồng thị trấn Leipzig, cảnh sát, và thậm chí cả nhà soạn nhạc Felix Mendelssohn. Tòa án đã mất vài tháng để đưa ra quyết định nhưng cuối cùng đã giải quyết hoàn toàn có lợi cho cặp đôi.

Cuối cùng, họ đã được tự do kết hôn vào ngày 12 tháng 9 năm 1840, một ngày trước sinh nhật lần thứ 21 của Clara. Nếu họ chỉ đợi thêm một ngày nữa, khi cô ấy 21 tuổi và được tự do kết hôn hợp pháp mà không cần sự cho phép của cha mình!

Nhà Schumann là một địa điểm văn hóa ở Leipzig, Đức. Hai vợ chồng nhạc sĩ Robert Schumann và Clara đã sống ở đây trong 4 năm đầu tiên sau khi kết hôn; bây giờ có các phòng triển lãm trong căn hộ cũ về cuộc sống và công việc của họ. (Ảnh: wikimedia)

Gia đình Schumanns sống hạnh phúc và sinh 8 người con, và ‘ông ngoại Friedrich Wieck’ cuối cùng cũng mềm lòng và quyết định làm hòa với họ, một phần để có thể vui vẻ với những đứa cháu xinh xắn và kháu khỉnh của mình.

Những đứa con của gia đình Schumanns năm 1854. Từ trái qua: Ludwig, Marie, Felix, Elise, Ferdinand và Eugenie. (Ảnh: wikimedia)

Schumann

Phần mộ của Robert và Clara Schumann tại Bonn, Đức. (CC BY-SA 3.0)

Cao Nguyên
Theo Michael Kurek - The Epochtimes

Giới thiệu tác giả: Nhà soạn nhạc người Mỹ Michael Kurek là nhà soạn nhạc album cổ điển số 1 Billboard ‘The Sea Knows’. Người giành nhiều giải thưởng sáng tác, bao gồm cả Giải thưởng Hàn lâm danh giá về Âm nhạc của Học viện Nghệ thuật và Văn học Hoa Kỳ, ông ấy đã làm việc trong Ủy ban Đề cử của Học viện Ghi âm cho Giải Grammy cổ điển. Ông là giáo sư danh dự về sáng tác tại Đại học Vanderbilt. Để biết thêm thông tin và âm nhạc, hãy truy cập MichaelKurek.com



BÀI CHỌN LỌC

Sự kiên trì trong tình yêu, cuộc đối đầu nổi tiếng giữa ‘chàng rể Schumann’ và ‘cha vợ Wieck’