Sự khác biệt rõ rệt giữa trẻ ‘ở nhà’ và ‘năng động bên ngoài’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mặc dù trẻ em có nhiều tính cách khác nhau, nhưng nhìn chung có thể được chia thành hai tuýp: hướng ngoại và hướng nội.

Mối quan tâm của cha mẹ không chỉ là việc học của con, mà còn phải chú ý đến sự khác biệt trong tính cách của trẻ. Sự khác biệt giữa hai tính cách này là gì, tính cách nào tốt hơn cho con? Đây có lẽ là điều mà vô số bà mẹ quan tâm nhất.

Mẹ Hà có hai cô con gái sinh đôi, tuy nhìn bề ngoài hai cô bé giống hệt nhau nhưng tính cách lại khác biệt khá lớn.

Bề ngoài hai cô bé giống hệt nhau nhưng tính cách lại khác biệt khá lớn. (Ảnh: pexels)
Bề ngoài hai cô bé giống hệt nhau nhưng tính cách lại khác biệt khá lớn. (Ảnh: pexels)

Bé chị từ nhỏ đã thích ra ngoài chơi, thường ít ở nhà, vì điều này mà mẹ Hà đã lo lắng rất nhiều, cứ sợ cô bé xảy ra chuyện.

May mắn thay, sự ôn hòa và dịu dàng của bé em đã an ủi mẹ Hà, ngược với chị, bé em thực sự rất ngoan và nghe lời, không thích đi chơi mà chỉ thích ở nhà quấn quýt với mẹ.

Tuy nhiên, khi các con lớn hơn, mẹ Hà nhận thấy bé chị có nhiều bạn bè và giao tiếp rộng, trong khi sự tiếp xúc của bé em lại rất hạn hẹp, và có phần nhút nhát, điều này khiến mẹ Hà thực sự lo lắng.

Sự tiếp xúc của bé em lại rất hạn hẹp, và có phần nhút nhát, điều này khiến mẹ thực sự lo lắng. (Ảnh: pexels)
Sự tiếp xúc của bé em lại rất hạn hẹp, và có phần nhút nhát, điều này khiến mẹ thực sự lo lắng. (Ảnh: pexels)

Khoảng cách giữa trẻ hướng ngoại và trẻ hướng nội rất rõ ràng, theo một lượng lớn các cuộc điều tra nghiên cứu, những khoảng cách này thường được biểu hiện ở 3 khía cạnh sau.

Người xưa có một câu nói rất hay: “Đọc vạn cuốn sách không bằng đi vạn dặm”.

Mặc dù những người hướng nội có thể tìm hiểu thế giới bên ngoài thông qua sách vở hoặc internet khá phát triển hiện nay mà không cần rời khỏi nhà, nhưng thông tin và kiến thức mà người hướng ngoại tiếp xúc trực tiếp là xác thực và kịp thời hơn.

Thông tin và kiến thức mà người hướng ngoại tiếp xúc trực tiếp là xác thực và kịp thời hơn. (Ảnh: pexels)
Thông tin và kiến thức mà người hướng ngoại tiếp xúc trực tiếp là xác thực và kịp thời hơn. (Ảnh: pexels)

Cách thu nhận thông tin khác nhau sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quan điểm tư duy của trẻ, vì vậy những người thuộc hai tính cách này sẽ có sự chênh lệch tương đối lớn về khả năng tư duy.

Đối với những người hướng ngoại, kỹ năng giao tiếp dường như là bẩm sinh. Và họ thường có thể dần dần hình thành kỹ năng giao tiếp độc đáo của riêng mình trong tương tác với người khác.

Đối với những người hướng ngoại, kỹ năng giao tiếp dường như là bẩm sinh. (Ảnh: pexels)
Đối với những người hướng ngoại, kỹ năng giao tiếp dường như là bẩm sinh. (Ảnh: pexels)

Những đứa trẻ hướng nội có ít kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực này, tuy tâm trí rất tinh tế và nhạy cảm, nhưng không giỏi trong việc giao tiếp với những người không quen biết, cũng không sẵn lòng mở rộng vòng kết nối xã hội của mình.

Vì vậy, khi đến một môi trường mới, người hướng ngoại có thể dễ dàng hòa nhập với người khác, nhưng người hướng nội khó có thể hòa nhập vào tập thể.

Trẻ hướng nội thích ở nhà, ít vận động và thể lực không tốt bằng những đứa trẻ thích ra ngoài. (Ảnh: pexels)
Trẻ hướng nội thích ở nhà, ít vận động và thể lực không tốt bằng những đứa trẻ thích ra ngoài. (Ảnh: pexels)

Những đứa trẻ hướng nội thường thích ở với bố mẹ, không được vận động và thể lực không tốt bằng những đứa trẻ thích ra ngoài.

Dù hướng ngoại hay hướng nội thì mỗi tính cách đều có ưu nhược điểm riêng. Điều cha mẹ nên làm là nhìn nhận đúng tính cách của con, từ đó có biện pháp xử lý chính xác, không nên để tính cách quyết định hướng phát triển cuộc đời của trẻ.

Ví dụ, cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ hướng nội, hoặc tăng cường sự tập trung của trẻ hướng ngoại, để các con học hỏi điểm mạnh của nhau, từ đó có thể phát triển tính cách tốt nhất.

Cha mẹ phải nhận ra rằng chính mình mới là người hiểu nhất tính cách của con, từ đó mới có thể đề ra các biện pháp có mục tiêu để giúp con phát triển toàn diện.

Cao Nguyên

Theo Aboluowang

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Sự khác biệt rõ rệt giữa trẻ ‘ở nhà’ và ‘năng động bên ngoài’