Socrates: Câu chuyện về trí tuệ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Triết học Hy Lạp cổ đại bắt đầu từ việc khám phá nguồn gốc của thế giới. Nhân tố nguyên thủy nhất của thế giới là gì? Xung quanh vấn đề này, các nhà triết học tiền Socrates của Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều ý kiến ​​khác nhau.

Một lần, người bạn của Socrates là Chaerephon đã điện Thần Delphi cầu xin, hỏi rằng liệu có người nào thông thái hơn Socrates không. Điện Thần Delphi trả lời rằng không có ai nữa. Socrates nói rằng bản thân ông hoàn toàn bối rối trước câu trả lời này, ông tự mình hiểu rằng ông hoàn toàn không biết gì về con đường trí tuệ. Tuy nhiên, Thần không thể nói dối.

Ông bắt đầu đến thăm những người nổi tiếng về trí tuệ để xem phải chăng Thần đã sai sót trong vấn đề này...

1. Giới thiệu

Năm 399 TCN, triết học gia Socrates bị tòa án dân chủ ở Athens kết án tử hình. Khi đó, người Athen đang trang trí những con tàu đi biển, chuẩn bị đến Delos vào ngày hôm sau để thờ thần Apollo. Truyền thuyết kể rằng Hoàng tử của Athens là Theseus, tự nguyện làm một trong bảy cặp đồng nam đồng nữ của Athens bị buộc phải hiến tế cho quái vật Minotaur, đã đến đảo Crete, chàng quyết tâm giải thoát lời nguyền áp đặt lên người Athens. Trước khi lên đường, người Athens đã lập một lời thề rằng nếu trở về an toàn, hàng năm họ sẽ đến Delos để thờ thần Apollo. Đối với các hoạt động tế lễ tôn giáo thiêng liêng như vậy, chính quyền thành phố đã thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo sự sạch sẽ của thành phố, việc hành quyết các tử tù sẽ được hoãn lại. Socrates bị bắt vào tù, chờ sau khi tế lễ xong sẽ xử tử. Trong khi chờ đợi hành quyết, các học trò lần lượt đến thăm ngục thất và trải qua những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời người thầy của họ. Từ đó mà có một số cuộc đối thoại nổi tiếng như "Crito" và "Phaedo",vv… với những câu nói của Socrates khi ở trong tù do Plato ghi chép lại.

Khoảng một tháng sau, vị triết gia bảy mươi tuổi đầy trí tuệ này đã giã từ vợ con, uống thuốc độc tự tử trước mặt các môn đệ, rồi chết một cách êm đềm.

Tại sao Socrates bị tòa án Athen kết án tử hình, rốt cuộc ông đã làm điều gì? Đây là một câu chuyện về trí tuệ, mà cần bắt đầu bàn luận từ con người và trí tuệ của con người.

Đọc, Giáo Dục, Sách, Cuốn Sách, Văn Học, Học
Tại sao Socrates bị tòa án Athen kết án tử hình, rốt cuộc ông đã làm điều gì? Đây là một câu chuyện về trí tuệ, mà cần bắt đầu bàn luận từ con người và trí tuệ của con người. (Ảnh: Pixabay)

2. Đưa việc truy cầu trí tuệ từ trên trời trở lại nhân gian

Có một câu chuyện ở Hy Lạp cổ đại, một con quái vật là một con sư tử có cánh với đầu người nữ tên là Sphinx ngồi trên một thềm đá gần trụ sở thành phố Thebes của Hy Lạp. Người qua đường phải trả lời một câu đố. Nếu câu trả lời sai, sẽ bị quái vật ăn thịt. Câu đố hỏi rằng, con gì buổi sáng đi bằng bốn chân, buổi trưa đi bằng hai chân và buổi tối đi bằng ba chân. Trước khi Oedipus trở thành vua của Thebes, ông đã trả lời được câu đố này, Sphinx vì thế nhảy xuống thềm đá mà chết.

Câu trả lời cho Sphinx là con người. Con người là ẩn đố lớn nhất giữa trời và đất. Một khi con người phần nào hiểu được ẩn đố này, thì đó là sự khởi đầu của sự hiểu biết thực sự về bản thân. Sự hiểu biết này có thể vượt qua nỗi sợ hãi của con người, và thậm chí làm cho nỗi sợ hãi này - nỗi sợ hãi mà được tượng trưng bởi quái thú Sphinx - biến mất.

Triết học Hy Lạp cổ đại bắt đầu từ việc khám phá nguồn gốc của thế giới. Nhân tố nguyên thủy nhất của thế giới là gì? Xung quanh vấn đề này, các nhà triết học tiền Socrates của Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều ý kiến ​​khác nhau.

Học giả La Mã cổ đại Cicero tin rằng chính Socrates là người đã kéo triết học từ bầu trời trở lại nhân gian. Protagoras thời Hy Lạp cổ đại có một câu nói nổi tiếng rằng con người là thước đo của vạn vật, thước đo của sự tồn tại của các vật tồn tại và sự không tồn tại của những vật không tồn tại.

Con người là thước đo để đo lường vạn vật, thế nhưng đối với nhận thức về bản thân thước đo này, thì tất cả những người thông thái ở Hy Lạp cổ đại trước Socrates vẫn hoàn toàn không biết gì. Tuy nhiên, nếu có vấn đề với chính thước đo này, thì những bàn luận và giải thích của chúng ta về vạn sự vạn vật trên trời dưới đất có lẽ sẽ không có cơ sở đáng tin cậy.

Thales of Miletus thời Hy Lạp cổ đại được biết đến là cha đẻ của triết học và là một trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp cổ đại. Một câu chuyện cười liên quan đến ông đã được lưu truyền rộng rãi.

Vào một đêm, khi đang quan sát các vì sao trên bầu trời, có thể vì ông quá chăm chú, quá nhập tâm nên đã vô tình rơi xuống giếng. Một nữ tì đang giặt giũ đã bật cười khi nhìn thấy ông, nói rằng chuyện trên đất ông còn chưa hiểu rõ mà đã muốn tìm hiểu việc trên trời.

Cuốn Sách, Trang, Đọc, Giáo Dục, Tiểu Thuyết, Văn Học
Ảnh: Pixabay

3. Trí tuệ của con người là vô nghĩa

Công việc của Socrates trong việc truy vấn nhận thức của con người rốt cuộc đáng tin cậy được bao nhiêu, là bắt đầu bằng một lời Thần dụ ở điện Thần Delphi được đặt trong Đền thờ Apollo. Ở lối vào của đền thờ Apollo có một câu: Nhận thức chính mình.

Một lần, người bạn của Socrates là Chaerephon đã đến điện Thần Delphi cầu khẩn và hỏi rằng liệu có người nào thông thái hơn Socrates không. Điện Thần Delphi trả lời rằng không có ai. Socrates nói rằng bản thân ông hoàn toàn bối rối trước câu trả lời này, ông tự mình hiểu rằng ông hoàn toàn không biết gì về con đường trí tuệ. Tuy nhiên, Thần không thể nói dối.

Ông bắt đầu đến thăm những người nổi tiếng về trí tuệ để xem phải chăng Thần đã sai sót trong vấn đề này.

Người đầu tiên mà Socrates thỉnh giáo là một chính trị gia, theo cách nói của Socrates, chính trị gia này “được nhiều người coi là thông thái và ông ấy nghĩ rằng mình có trí tuệ lớn”.

Socrates đã tự mình nghĩ ra một phương pháp đặt câu hỏi, thông qua việc liên tục đặt câu hỏi để khiến đối phương tự mâu thuẫn, từ đó nhận ra sự thiếu hiểu biết của mình về vấn đề này. Sử dụng phương pháp này, Socrates nhanh chóng phát hiện ra rằng người này không có trí tuệ trong lĩnh vực mà ông tự cho là mình giỏi, và giải thích cho ông về điều này, kết quả là người này lại căm ghét Socrates.

Socrates đến thỉnh giáo các nhà thơ và thỉnh cầu họ giải thích các chương đoạn khác nhau trong bài thơ của họ, nhưng họ không thể làm như vậy. Từ đó Socrates hiểu rằng những gì các nhà thơ viết không phải là trí tuệ, mà là một loại thiên tài và cảm hứng, thiên tài và cảm hứng này đến từ vị Thần của nghệ thuật.

Ông lại đến thỉnh giáo ​​những người thợ thủ công, thấy rằng họ cũng đáng thất vọng như vậy. Trong suốt quá trình này, Socrates đã tạo ra nhiều kẻ thù truyền kiếp. Thông qua công việc này, Socrates đã hiểu rằng chỉ có Thần là bậc có trí tuệ, còn trí tuệ của con người không giá trị gì cả. Socrates giải thích rằng Thần không nói rằng Socrates có trí tuệ, mà chỉ muốn dùng Socrates để chỉ cho mọi người thấy rằng chỉ những ai giống như Socrates mà biết rằng trên thực tế bản thân hoàn toàn không biết gì và trí tuệ của họ thực ra là vô giá trị, mới là khởi đầu của việc có trí tuệ.

Công việc phơi bày những người tự xưng là có trí tuệ của Socrates chiếm hết thời gian của ông, khiến ông rơi vào cảnh nghèo cùng cực, nhưng ông vẫn cảm thấy rất hạnh phúc, Socrates, chính trách nhiệm làm chứng cho lời nói của Thần khiến ông rất hạnh phúc.

Cuốn Sách, Đọc, Sinh Viên, Hội Đồng Quản Trị
Trí tuệ của con người là vô nghĩa? (Ảnh: Pixabay)

4. Người tận tụy phục vụ Thần linh

Socrates đã chuyển trọng tâm của việc theo đuổi trí tuệ từ bầu trời xuống nhân gian. Đây là một công trình rất táo bạo, sự thực chứng minh rằng, công trình này đã động chạm đến hầu hết tất cả các nhân vật có vị thế ở các thành phố Athens. Họ coi Socrates như một kẻ thù truyền kiếp, nhất quyết muốn đưa ông vào chỗ chết.

Nhưng Socrates không thoái chí, ông tin rằng công việc này là do Thần giao phó cho ông: “Thần ra lệnh cho tôi phải hoàn thành sứ mệnh của một triết gia là khám phá bản thân và khám phá người khác”. Nếu vì phải đối mặt với đe doạ cái chết mà ông từ bỏ nhiệm vụ mà Thần đã giao phó cho ông, thì cũng đáng hổ thẹn như trong khi chiến đấu vì ham sống mà từ bỏ nhiệm vụ của mình.

Socrates nói rằng mình là một con đom đóm được Thần gửi đến đất nước này, và không dễ để tìm thấy một người khác giống như ông. "Tôi dám chắc rằng các anh sẽ cảm thấy khó chịu (giống như một người đang trong giấc mộng thì đột nhiên bị đánh thức), nhưng các anh nghĩ rằng các anh có thể đánh tôi đến chết một cách dễ dàng như Anitaus đã đề nghị, và khi đó các anh sẽ sống yên ổn phần đời còn lại, trừ khi Thần vẫn theo dõi các anh và phái đến cho các anh một con ruồi trâu khác".

Điều khiến Socrates trở nên khác biệt là khi ông còn nhỏ đã có một lời nói của Thần, một vị Thần đã đến nhắc nhở ông không được làm bất cứ điều gì, điều này cũng bị người Hy Lạp thời đó chế giễu và khó lý giải. Điều siêu thường này là một loại giọng nói, nó luôn ngăn cản Socrates, nhưng không bao giờ ra lệnh cho ông làm bất cứ điều gì. Giọng nói này đã từng ngăn Socrates trở thành một chính trị gia.

Trong công trình truy vấn sự thật của Socrates, sự ngu ngốc của giới quyền quý của Athens chính là sự cuồng vọng kiêu ngạo tự cao tự đại đã ăn sâu vào bản chất con người, một khi bị tác động, nó sẽ quay lại cắn người.

Lời Thần dụ “nhận thức chính mình” ở lối vào của đền thờ Thần Apollo của Hy Lạp cổ đại dường như khiến người ta buông bỏ sự kiêu ngạo khiến con người trở nên ngu ngốc vô tri. Con người là thước đo của vạn vật, một khi con người tự cao, ngạo mạn thì thước đo này sẽ mất đi tiêu chuẩn.

Công việc của Socrates chính là để khiến con người nhìn ra điều này. Chỉ khi họ hiểu rằng bản thân con người là ngu dốt và không có trí tuệ, thì con người mới bắt đầu tiến tới trí tuệ. Tuy nhiên, sự thù hận trong con người đã quá thâm sâu.

Thần, Ông Bà, Khôn Ngoan, Wizard, Nhà Ảo Thuật, Cũ
Chỉ khi họ hiểu rằng bản thân con người là ngu dốt và không có trí tuệ, thì con người mới bắt đầu tiến tới trí tuệ. (Ảnh: Pixabay)

5. Người xấu không thể làm hại một người lương thiện

Socrates bị buộc tội không tin vào các vị Thần của Athens và làm hư hỏng người trẻ, và cuối cùng bị tòa án Athens kết án tử hình.

Tòa án Athens dường như không tuyên án tử hình Socrates ngay từ đầu, nếu ông hối lỗi và từ bỏ đàm luận triết học của mình, thì có lẽ Socrates không nhất thiết phải chết.

Theo luật của Athens, Socrates có thể chọn một cách để sống sót, chẳng hạn như chỉ cần nộp một khoản tiền phạt đủ lớn, ông có thể tránh được cái chết. Nhưng hình phạt nộp 30 minnies mà Socrates đề xuất đã bị từ chối.

Socrates cũng từ chối đưa con cái của mình đến tòa án khóc lóc để làm mủi lòng các thẩm phán; ông nói rằng cảnh tượng kiểu này sẽ khiến bị cáo và cả thành phố trông nực cười như nhau. Công việc của ông là thuyết phục các thẩm phán, chứ không phải cầu xin họ thương xót.

Về bản án tử hình, Socrates cho rằng sợ chết không phải là trí tuệ, vì không ai biết liệu chết sẽ là điều tốt đẹp hơn hay không.

Socrates tuyên bố rằng ông sẽ không vì ham sống sợ chết mà từ bỏ trách nhiệm phụng sự Thần của mình. Ông nói rằng ông sẽ không nghe mọi người, ông sẽ chỉ nghe Thần. Nếu ông được sống với điều kiện ông không được tiếp tục kiểu tư tưởng trước đây, thì Socrates nói: "Hỡi người Athens! Tôi tôn trọng các bạn, yêu thương các bạn, nhưng tôi phục tùng Thần linh chứ không phục tùng các bạn; miễn là tôi vẫn còn sống và còn sức lực, tôi sẽ không ngừng thực hành triết học và giảng dạy triết học, và khuyên bảo những người tôi gặp... bởi vì tôi biết đây là mệnh lệnh của Thần linh; và tôi tin rằng ở đất nước này chưa bao giờ xuất hiện việc phục vụ đấng Thần linh nào tốt đẹp như tôi đã làm.”

Tại đó, Socrates đã giải thích lý do tại sao Thần lại ngăn cản ông trở thành một chính trị gia. Ông nói rằng không một người trung thực nào có thể sống lâu trên chính trường.

UWASocrates gobeirne cropped.jpg
Socrates đã giải thích lý do tại sao Thần lại ngăn cản ông trở thành một chính trị gia. Ông nói rằng không một người trung thực nào có thể sống lâu trên chính trường. (Ảnh: Miền công cộng)

6. Kẻ bất chính sẽ phải chịu hình phạt còn lớn hơn

Socrates khuyên người Athen tin rằng lắng nghe theo lời ông là tốt. Ông nói với người Athen rằng việc họ giết Socrates gây tổn hại cho chính họ nhiều hơn là cho Socrates.

Socrates nói: "Không có gì có thể làm hại tôi, cho dù đó là Meritus hay Anytus, bởi vì một kẻ xấu không thể làm hại ai đó tốt hơn anh ta. Tôi không phủ nhận rằng Anytus có thể giết tôi, hoặc đày ải tôi, hoặc tước đoạt quyền công dân của tôi; và ông ta có thể nghĩ, và người khác cũng có thể nghĩ rằng: ông ta đã gây cho tôi rất nhiều đau thương. nhưng tôi không đồng ý với cách nghĩ ​​này. Bởi vì hành vi phạm tội của ông ta - Tội tước đoạt mạng sống người khác một cách bất công - là một tội lỗi lớn hơn nhiều."

Socrates nói với những người đã kết án ông rằng, ông sẽ chết, và khi một người sắp chết sẽ có năng lực tiên tri. Ông nói: "Tôi sẽ tiên tri cho các người những kẻ sát nhân giết hại tôi; ngay sau khi tôi chết, sẽ có một hình phạt nặng hơn nhiều so với những gì các ngươi đã làm với cho tôi... Nếu các người nghĩ rằng các người có thể giết tôi để không còn ai lên án cuộc đời tội lỗi của các người, thế thì các người đã sai; đó là một cách trốn thoát bất khả thi và không tốt đẹp chút nào. Cách dễ dàng nhất và cao quý nhất không phải là ngăn người khác phơi bày tội lỗi của mình, mà là cải chính bản thân mình."

Bức tranh “Cái chết của Socrates” của họa sĩ cổ điển Pháp Jacques-Louis David (nay được Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan sưu tầm) là bức tranh cùng chủ đề được kính trọng nhất. (Miền công cộng Wikipedia)

7. Sống hay chết - Chỉ có Thần linh mới biết điều nào là tốt nhất

Socrates tuyên bố rằng sau khi ông lựa chọn cái chết, vị Thần của ông từ đầu chí cuối không phản đối ông, mặc dù trong tình huống khác, vị Thần của ông thường ngắt lời ông nói. Ông nói, đây chính là "một dấu hiệu cho thấy những gì xảy ra với tôi là một điều tốt, và những người trong chúng ta nghĩ rằng cái chết là một điều tồi tệ là sai".

Socrates nói rằng cái chết hoặc là một giấc ngủ không có mơ mộng, hoặc là linh hồn di cư đến một thế giới khác. Và "nếu người ta có thể nói chuyện với Thần âm nhạc Orphism và Thần nghệ thuật Musaenus, nhà thơ vĩ đại, Hesiod, và Homer, thì còn điều gì nữa mà anh ta không sẵn sàng từ bỏ? Nếu vậy trong trường hợp này, hãy để tôi chết lần nữa!"

Socrates tin chắc rằng ở một thế giới khác, ông có thể nói chuyện với những người đã chết oan uổng khác, và đặc biệt ông có thể tiếp tục theo đuổi tri thức: "Ở một thế giới khác, người ta sẽ không vì một người đặt ra vấn đề mà đưa người đó đến chỗ chết, hoàn toàn không có. Nếu tất cả những điều đó là thật thì họ không chỉ hạnh phúc hơn chúng ta mà vĩnh viễn sẽ không bao giờ chết."

Socrates cuối cùng đã nói: “Thời khắc tử biệt đã đến, chúng ta hãy đi theo con đường của riêng mình - Tôi sẽ chết, và bạn sẽ sống. Chỉ có Thần linh mới biết cái nào tốt hơn".

Lam Sơn
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Socrates: Câu chuyện về trí tuệ