Sĩ tử thi trượt mắng chửi quan chủ khảo tại sao lại chuyển vận có tên trên bảng vàng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ xưa đến nay, người đỗ khoa cử có tên trên bảng vàng có thể nói là khá ít, còn người thi trượt thì nhiều vô số. Sĩ tử thi trượt mắng chửi quan chủ khảo, sau đó lại chuyển vận có tên trên bảng vàng, thì đó là "vận khí" gì?

Có một người tên là Trương Úy Nham, là người Giang Âm, học thức rất thâm hậu, văn chương tài hoa, là người có danh tiếng rất cao trong giới học trò đương thời. Năm Giáp Ngọ (1594), anh đến Nam Kinh tham gia kỳ thi hương khoa Giáp Ngọ. Đương thời anh tá túc ở trong một ngôi chùa. Lúc niêm yết bảng, anh thấy mình không có tên trên bảng vàng, khiến anh vô cùng kinh ngạc, và cũng vô cùng phẫn nộ, buộc miệng mắng chửi quan chủ khảo rằng: không mở mắt ra xem, không biết người tài, không thấy văn chương của anh viết hay thế nào.

Lúc đó anh thấy có một Đạo sĩ ở bên cạnh, không biết duyên cớ gì lại nhếch mép cười nhẹ, thấy vậy, điều này dường như đã động đến dây thần kinh đang căng như dây đàn của Trương Úy Nham, khiến anh lập tức trút giận lên Đạo sĩ.

Đợi Trương Úy Nham mắng chửi xong, Đạo sĩ mới nói: "Văn chương của tướng công nhất định không hay".

Trương Úy Nham nghe vậy càng tức giận thét: "Ông chưa xem qua văn của tôi, sao biết không hay?"

Đạo sĩ nói: "Tôi nghe nói viết văn quý là ở tâm bình khí hòa. Nay thấy anh chửi rủa luôn miệng, phong thái thô bạo, tâm cũng không bình tĩnh, thế thì sao có thể viết ra văn hay được?"

Sĩ tử thi trượt
Phong thái thô bạo, tâm cũng không bình tĩnh, thế thì sao có thể viết ra văn hay được? (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Trương Úy Nham vốn là người đọc sách đôn hậu, lúc bình thường cũng rất coi trọng đạo lý, lần này tức giận mà mất lý tính mắng chửi người ta trước đám đông, thực sự cũng là do tác động của thi trượt lớn quá. Thực ra trong lúc mắng chửi, trong nội tâm anh có tiếng nói chấn vấn bản thân: Ngươi làm sao thế, không được tùy tiện mắng chửi người. Lúc này nghe những lời Đạo sĩ nói, anh cảm thấy rất có lý, bất tri bất giác những lời đạo lý đó đã chuyển hóa thành tiếng nói nội tâm của anh, cả hai cùng cộng hưởng. Rất nhanh chóng, anh liền tâm phục khẩu phục, quay sang Đạo sĩ xin thỉnh giáo.

Đạo sĩ nói: "Muốn thi đỗ thì phải xem mệnh của anh, mệnh không đỗ thì văn dẫu hay đến mấy cũng vô dụng. Thế nên cần phải tự mình chuyển biến, thay đổi bản thân".

Trương Úy Nham hỏi: "Đã là mệnh thì sao có thể thay đổi được?"

Đạo sĩ nói: "Người tạo mệnh là Trời, còn người lập mệnh là mình, dốc sức làm việc thiện, tích nhiều âm đức thì phúc phận cũng sẽ không cầu mà tự đến".

Trương Úy Nham nói: "Tôi chỉ là một thư sinh nghèo thì có thể làm được gì?"

Đạo sĩ nói tiếp: "Làm việc thiện, tích âm đức đều xuất phát từ cái tâm mình, thường có cái tâm thiện này thì công đức vô lượng. Trong đó khiêm tốn là một mỹ đức, không cần tiền bạc, thực hành cũng khá dễ dàng. Lần này thi không đỗ, tại sao không biết tự xem xét phản tỉnh bản thân, mà lại lớn tiếng mắng chửi quan chủ khảo?"

Trương Úy Nham lập tức tỉnh ngộ, từ đó khiêm tốn cẩn thận, ngày ngày hành thiện tích đức. 3 năm sau, một đêm năm Đinh Dậu (1597), anh mộng thấy mình đến một ngôi điện đường cao lớn, thấy mộ quyển danh sách trúng tuyển khoa thi, bên trong còn rất nhiều chỗ trống. Anh xem mãi mà không hiểu những chỗ để trống đó nghĩa là gì, bèn hỏi một người ở bên.

Sỹ tử thi trượt đại học
Anh mộng thấy mình đến một ngôi điện đường cao lớn, thấy mộ quyển danh sách trúng tuyển khoa thi. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Người đó trả lời rằng: "Đây là sổ ghi danh sách những người thi đỗ khoa thi năm nay".

Trương Úy Nham hỏi: "Trong danh sách sao còn nhiều chỗ trống thế này?"

Người đó nói: "Đối với những người tham gia thi khoa cử, âm gian cứ 3 năm sẽ khảo sát một lần, nhất định phải là người tích đức mà không có lỗi lầm thì danh sách mới có tên anh ta. Những chỗ trống trong danh sách mà anh trông thấy đó, vốn đều là những người đỗ trong kỳ thi năm nay, nhưng trong 3 năm nay họ lại làm những việc không tốt, có khiếm khuyết trong đức hạnh nên bị xóa tên".

Sau đó người đó lại chỉ vào một chỗ trống và nói với Trương Úy Nham rằng: "Trong 3 năm nay anh cẩn thận giữ mình, giữ gìn tốt, có lẽ có thể được bổ sung vào chỗ trống này. Hy vọng anh tự tôn".

Trương Úy Nham nhìn thì chỗ trống đó ở số 150 trong danh sách.

Sau kỳ thi, đến ngày niêm yết bảng, Trương Úy Nham quả nhiên có tên trên bảng vàng, đỗ ở vị trí thứ 150.

"Trên đầu 3 thước có Thần linh", câu nói này quả là không phải hư giả. Còn cái gọi là đón lành tránh hung, tất nhiên là bắt đầu thực hiện từ cái tâm của chúng ta, chúng ta thường có cái tâm thiện, dốc sức làm việc thiện, khiêm tốn hạ mình, không đắc tội với Trời Đất quỷ Thần, những hành vi và việc làm đều được Trời Đất quỷ Thần khen ngợi, thì mới có chỗ nhận được phúc phận. Còn những người khí thế át người, tự kiêu tự đại thì phúc phận dẫu có cũng không thế lâu dài.

Người có hiểu biết một chút ắt sẽ không làm người có lòng dạ hẹp hòi, vì như thế chính là từ chối tiếp nhận phúc phận.

Xưa có bậc hiền triết nói: "Người có chí tạo lập công danh thì sẽ có được công danh. Người có chí làm nên phú quý thì sẽ có được phú quý". Người phàm thì nói: "Sao có thể như thế được?"

thi trượt đại học, đỗ đại học, sỹ tử thi cử
"Người có chí tạo lập công danh thì sẽ có được công danh. Người có chí làm nên phú quý thì sẽ có được phú quý". (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Viên Liễu Phàm, tiến sĩ đời Minh, cả đời hành thiện tích đức đã thay đổi vận mệnh bản thân đã có thể ngộ như sau:

Con người nếu có chí thì giống như cây có rễ. Khi lập chí hướng công danh phú quý, thì đồng thời khiêm tốn tự xem xét kiểm điểm bản thân, giữ mình để mỗi suy nghĩ, mỗi ý niệm đều nghĩ cho người trước rồi mới nghĩ cho mình, ở đâu cũng tạo điều kiện cho người. Nếu có thể làm được như vậy thì tự nhiên sẽ cảm động Trời Đất. Trời Đất quỷ Thần xem xét đức của con người mà quyết định phúc báo. Đây chính là phúc bảo của vận mệnh do bản thân mình quyết định.

Mạnh Tử cũng từng nói với Tề Tuyên Vương rằng: "Đại vương yêu thích âm nhạc, nhưng đại vương chỉ là cá nhân yêu thích âm nhạc, cá nhân truy cầu niềm vui mà thôi. Nếu niềm yêu thích đến cực độ, có thể cùng vui với dân chúng, đại vương và bách tính cùng vui thích, thế thì nước Tề có thể không cường thịnh chăng!"

Người cầu khoa cử công danh cũng vậy, nếu có thể đem cái tâm cầu công danh mở rộng ra đến việc vì dân chúng hành thiện tạo phúc, đồng thời dốc tâm sức thực hiện, thế thì vận mệnh và phúc phận bản thân chính là do tự mình quyết định rồi.

Tài liệu tham khảo: "Liễu phàm tứ huấn"

Tường Hòa



BÀI CHỌN LỌC

Sĩ tử thi trượt mắng chửi quan chủ khảo tại sao lại chuyển vận có tên trên bảng vàng