Sàng lọc ba lần trước khi nói thể hiện cảnh giới tu dưỡng của một người

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Nói thì dễ kỳ thực làm được thì không dễ dàng. Thông qua thái độ và lời ăn tiếng nói cũng có thể nhận thấy phẩm cách và đạo đức tu dưỡng của một người. Vậy phải nói như thế nào mới đúng cách?

Socrates là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (người Athens), ông được coi là một trong những người đã sáng tạo ra nền triết học phương Tây. Socrates là một người nổi tiếng đức hạnh với quan điểm: “Hạnh phúc có được khi dung hoà cùng đạo đức".

Một hôm có cậu học trò chạy đến hớt hải và nói với ông: “Thưa thầy, con có tin này muốn nói với người".

Socrates chặn lời cậu và nói: “Điều con muốn nói với ta đã dùng qua ba cái sàng lọc chưa?”

Cậu học trò cau mày không hiểu hỏi lại: “Dạ, ba cái sàng lọc nào thưa thầy?

Ông đáp: “Cái thứ nhất gọi là ‘chân thực’. Điều con muốn nói với ta có thật không?”

Cậu đáp:Con cũng không rõ ạ, con nghe thấy người ta bàn tán rôm rả lắm!”

Socrates: “Thứ hai, điều con định nói với ta nếu như không phải là thật, thì ít nhất nó cũng có thiện ý đúng không?”

Cậu học trả lời:Không thưa thầy, hơn nữa còn ngược lại!”

Ông đáp lại:Ta hỏi con, tin tức mà khiến con nóng vội như vậy phải chăng rất quan trọng?”

Học trò lại thưa: “Cũng không quan trọng ạ”.

Lúc này Socrates nói: Vậy việc mà con muốn nói với ta, vừa không chân thực, không mang ý thiện, lại chẳng quan trọng, thế thì con đừng kể nữa! Cái tin đó sẽ không thể quấy rầy được con và ta đúng không?”.

Vậy việc mà con muốn nói với ta, vừa không chân thực, không mang ý thiện, lại chẳng quan trọng, thế thì con đừng kể nữa! Cái tin đó sẽ không thể quấy rầy được con và ta đúng không?
"Vậy việc mà con muốn nói với ta, vừa không chân thực, không mang ý thiện, lại chẳng quan trọng, thế thì con đừng kể nữa!" (Ảnh: Wikipedia)

Câu chuyện trên đã nói rõ một cách thế quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua: Khi chưa suy nghĩ kỹ thì không nên tùy tiện nói. Trừ khi bạn biết chắc chắn câu chuyện đó là chân thực, hoặc ngay cả khi bạn thực sự biết, thì cũng không nên nói cho người khác, trừ phi bạn cảm thấy chuyện này cần phải nói ra.

Vậy nên trước khi mở miệng nói bất cứ một điều gì đó, nếu như đều có thể suy nghĩ thấu đáo như các cụ ta vẫn thường dạy “uốn lưỡi ba lần trước khi nói", khi ấy người nghe chắc chắn sẽ thụ ích, họ cũng sẽ không bị tổn thương hay phiền muộn. Lâu dần bạn sẽ phát hiện rằng có rất nhiều việc là không cần thiết phải nói, và cũng không nên nói.

Có bốn loại lời không nên nói và không cần thiết phải nói:

  • Không nói lời oán trách

Khi gặp phải chút việc nào đó không vừa ý liền oán trời oán đất, trách ông Trời bất công. Bạn có thể thi thoảng phàn nàn, nhưng không nên liên tục bất bình và nói dằn vặt cả ngày, vì không một ai muốn nghe những điều đó.

Ôm giữ oán giận cũng lại không có gì tốt, nó có thể khiến bạn chán nản và không muốn vươn lên. Vì vậy hãy coi nó thật nhẹ, hãy coi đó là điều bình thường xảy ra trong cuộc sống thường ngày, lại nỗ lực một phen, thì cuộc sống sẽ mỉm cười với bạn.

  • Không nói lời vô nghĩa

Khi gặp phải một chút việc buồn, đầu óc liền quay cuồng chao đảo, càng nghĩ càng thấy tệ, càng nghĩ càng thấy tổn thương. Con người khi bị sự bi quan khống chế, rất dễ nói ra những lời vô nghĩa không suy xét kỹ càng. Những lời này có thể giúp bạn xả stress, nhưng sau đó bạn cũng sẽ không nhớ bạn đã từng nói gì. Tuy nhiên người nghe sẽ có thể phải chịu ảnh hưởng phụ diện rất lớn. Càng lâu về sau, có ai còn muốn tiếp xúc lâu dài với bạn?

Vậy nên, gặp phải chuyện gì thì cũng mau tìm ra vấn đề của nó, sau đó là tìm cách giải quyết.

Con người khi bị sự bi quan khống chế, rất dễ nói ra những lời vô nghĩa không suy xét kỹ càng. Những lời này có thể giúp bạn xả stress, nhưng người nghe sẽ có thể phải chịu ảnh hưởng phụ diện rất lớn.
Con người khi bi quan rất dễ nói ra những lời vô nghĩa không suy xét kỹ càng. Những lời này có thể giúp bạn xả stress, nhưng người nghe sẽ có thể phải chịu ảnh hưởng phụ diện rất lớn. (Ảnh: Shutterstock)
  • Không nói lời ganh ghét

Có người khi thấy những người xung quanh đạt được thành tích hoặc thành công trong việc nào đó thì bắt đầu lôi năm tụm bảy vào bàn tán nghị luận, hơn nữa còn dùng những từ ngữ kích động mỉa mai, họ không vừa ý bất kỳ ai.

Người loại này không thể chuyên chú vào sự nghiệp của bản thân mình, mà đem hết sức lực vào việc quan sát nhất cử nhất động của người khác, cuối cùng người bị tổn thương lớn nhất lại chính là họ.

  • Không nói những lời khoe mẽ

Hưởng thụ thành công và nhận được sự ngưỡng mộ, những lời khen mà từ đó lạc mất bản thân. Tuy nhiên điều này chỉ cho thấy bạn ưu tú ở một phương diện, nhưng bạn lại chìm đắm trong nó, đánh quên những nhiều tốt đẹp khác của bản thân. Lại càng vì nó mà coi thường người khác.

Trời còn có Trời cao hơn, người cũng có người giỏi hơn", người giỏi giang và có tu dưỡng thật sự chính là không khoe mẽ, họ hiểu được làm thế nào để thu thập được ánh hào quang vào chính mình.

Hy vọng qua bài viết này, nếu mỗi lần mở miệng chúng ta có thể đặt tâm mà nói, thì sẽ không làm thương tổn đến người khác, không làm phí thời gian của họ, và cũng khiến con đường nhân sinh của chính mình hoàn mỹ!

Anh Kỳ
Theo: Secretchina

Văn hoá


BÀI CHỌN LỌC

Sàng lọc ba lần trước khi nói thể hiện cảnh giới tu dưỡng của một người