Sai lầm trong quan niệm "Nam nữ đều như nhau" gây ra tai họa cho gia đình và xã hội

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xã hội hiện đại có những người cổ xuý rằng “nam nữ là như nhau, phụ nữ là một nửa bầu trời.” Điều này có nghĩa là nam nữ bây giờ đều như nhau, phụ nữ ngày nay không giống như phụ nữ trước đây nữa. Tuy nhiên, quan niệm về người nam và người nữ trong lịch sử của người phương Đông là như thế nào?

Trong xã hội phương Đông ngày xưa nói chung, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có một phong tục tập quán đã trở thành ước định, đó là nam giới làm chủ việc bên ngoài, nữ giới làm chủ việc bên trong gia đình, nam giới bên trái, nữ giới bên phải. Ngay cả khi vợ chồng ngủ chung giường, nam ngủ bên trái, nữ ngủ bên phải. Đông y khi xem mạch, nam giới thì sẽ xem mạch bên tay trái, nữ giới thì xem mạch bên tay phải. Ngay từ thời Chiến quốc, trong Đông y đã có khái niệm nam tả nữ hữu. Nhiều người biết rằng phong tục này có nguồn gốc từ vũ trụ quan âm dương cổ đại, nhưng họ không hiểu tại sao đàn ông thuộc dương ở bên trái, còn phụ nữ thuộc âm lại ở bên phải.

"Kinh Dịch - Hệ từ" nói rằng “Trời cao đất thấp, đó là càn khôn đã định. Trên trời thành tượng, dưới đất thành hình. Càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ.

Kinh Dịch cũng nói: “Càn là vật dương, khôn là vật âm. Càn cương khôn nhu.”

Dịch kinh nội hàm bác đại tinh thâm, “Dịch chuẩn mực như trời đất, do đó có thể diễn dịch đạo của trời đất”. Có nghĩa là lý của Dịch là chiểu theo trời đất, chính xác như quy luật biến hóa của trời đất, do đó có thể dùng để luận về đạo của trời đất.

Thiên đạo như vậy: Nam là dương, nữ là âm, nam nhân phải dương cương, nữ nhân phải nhu mềm, điều này đã một mạch xuyên suốt trong văn hoá Á Đông hàng nghìn năm. Ngay cả lễ tiết trong cuộc sống cũng thể hiện ra đặc tính khác biệt này, nam nhân gặp mặt nhau thì ôm quyền, toát lên tư thái anh hùng, cường tráng mạnh mẽ, còn nữ nhân thì khuỵu gối hành lễ vạn phúc, mềm mại dịu dàng, hàm súc đoan trang.

nam nhân gặp mặt nhau thì ôm quyền, toát lên tư thái anh hùng
nam nhân gặp mặt nhau thì ôm quyền, toát lên tư thái anh hùng

Nam tả nữ hữu đến từ triết lý âm dương

"Thái Cực đã phân, Lưỡng Nghi lập vậy. Dương ở trên giao hội với Âm, Âm ở dưới giao hội với Dương, mà sinh ra tứ tượng, Cương kết hợp với Nhu, Nhu kêt hợp với Cương mà sinh ra địa chi tứ tượng, mà tạo ra Bát Quái.”

Theo cách nói đơn giản của hậu nhân chính là, Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Mà phương vị của Bát Quái này là cố định, “Càn khôn định vị trí trên dưới, Ly Khảm ở cửa trái phải. Trời đất biến hóa đổi thay, mặt trời mặt trăng mọc lặn.”

Mặt trời thuộc dương, Mặt trăng thuộc âm, Mặt trời ở Đông, Mặt trăng ở Tây. Mặt trời từ phía đông mà mọc lên, đi đến cửa Ly ở bên trái, lặn xuống ở phía tây, lặn ở cửa Khảm ở phía bên phải, mà cửa đi và quỹ đạo vận hành của Mặt trăng lại tương phản lại, một âm một dương, một trái một phải. Cho nên, trái là dương, phải là âm, không chỉ là một loại văn hoá, mà là đến từ quy luật vận hành của vũ trụ thiên địa.

Từ hình thức kiến trúc cổ đại phương Đông, cũng có thể thể nghiệm ra ngoài dương trong âm, âm dương hòa hợp; dương trái âm phải, tả hữu đối xứng. Bố cục của cung điện là tiền triều hậu tẩm, cung điện nơi Hoàng đế phải tọa bắc triều nam (dựa lưng hướng Bắc, ngoảnh nhìn hướng Nam), cung điện ở bên trái mặt hướng Đông là nơi ở của thái tử, cung điện ở bên phải mặt hướng Tây là nơi ở của phi tần. Bố cục nhà ở của người dân là tiền sảnh hậu tẩm (phòng khách trước phòng ngủ sau), nam quản việc ngoài nhà, nữ quản việc trong nhà, ngay cả tượng sư tử đặt bên ngoài nhà ở, cũng là sư tử đực ở bên trái chơi tú cầu, còn sư tử cái ở bên phải.

Văn hóa chính thống nam nữ khác biệt

Nam là dương, nữ là âm, nam chủ ngoại, nữ chủ nội, cương nhu kết hợp, hài hoà cộng sinh. “Nam , là trượng phu. Gồm chữ Điền và chữ Lực 力. Nghĩa là nam nhân dùng sức lực ngoài đồng ruộng (Thuyết văn giải tự)

Nam nhân chính là trượng phu, nam nhân chính là lực lượng lao động kiếm sống. Cổ nhân cho rằng “nam chủ ngoại", ngoài việc làm ruộng, còn đánh trận, làm quan, làm kinh doanh,vv… đều là việc của đàn ông.

“Nữ , là phụ nhân, chữ tượng hình vẽ hình người phụ nữ ngồi chắp tay”.

Theo “Thuyết văn giải tự”, nghĩa gốc của chữ Phụ 婦 chính là một người N tay cầm cây chổi để quét.

Cổ nhân cho rằng "nữ chủ nội" và không bắt buộc phụ nữ phải tham gia vào công việc xã hội như đánh giặc, cày bừa... Nhưng người phụ nữ phải làm một số công việc nhà trong khả năng của mình, đó là thiên chức của một người làm vợ ("Làm việc giúp đỡ cũng là chức trách của người vợ").

Người phụ nữ phải sinh nở và nuôi dưỡng con cái, giáo dục con cái, giống như mục đồng chăn trâu chăn cừu vậy ("Mẫu, là chăm sóc"). Nhưng người vợ phải phụ thuộc vào chồng và tuần theo chồng ("phụ nữ, là biết phục tùng")

Văn hóa biến dị làm bại hoại nhân luân

Văn hóa biến dị tuyên truyền rằng “nam nữ đều như nhau, phụ nữ là một nửa bầu trời.” Làm sao âm và dương có thể giống nhau được? Nếu cưỡng bức như nhau thì chỉ dẫn đến âm thịnh dương suy hoặc âm dương mất cân bằng. Đây cũng là thực trạng của xã hội hiện tại sau khi bị nhồi nhét thứ văn hóa biến dị này.

Đàn ông cũng như phụ nữ, không cương cường, hèn yếu, lúc nhỏ thì bị cô giáo dạy thành “bé ngoan", kết hôn rồi lại bị vợ quản nghiêm ngặt. Rất nhiều người đàn ông cũng đã trở thành đối tượng bị bạo lực gia đình. Diễn viên điện ảnh thì nam diễn viên đẹp trai vẻ đẹp nữ tính yếu đuối cũng trở thành những vai diễn chính.

Người nữ không còn nhu mềm mà trở nên cứng cỏi, ngoài việc học tập và công tác ra, lại phải làm “vợ hiền”, còn phải đấu tranh nội tâm xem mình có muốn trở thành một người mẹ tốt hay không. Sự ôn nhu, dịu dàng và duyên dáng của phụ nữ đã bị cưỡng bức từ bỏ. Trong quá trình nam tính hóa, họ đã mất đi những đặc tính dịu dàng của của người nữ. Ngay cả khi bề ngoài họ vẫn giống phụ nữ thì nội tâm và suy nghĩ của họ hoàn toàn là nam tính, điều này cũng là sự bất công rất lớn đối người nữ.

“Nam nữ đều như nhau, đàn bà là một nửa bầu trời”, có thể là câu khẩu hiệu nghe có vẻ có đạo lý, nhưng từ hiện tượng xã hội hỗn loạn như hiện nay cũng đủ chứng minh rằng chẳng ai thực sự muốn đồng tình với câu này. Cha mẹ thì mong con gái mình lấy được người chồng giàu có mà hưởng phúc, còn con trai thì lấy được con gái nhà giàu để đỡ phải mất 20 năm phấn đấu. Người phụ nữ về làm dâu trong gia đình không những phải đi làm, mà còn phải nhanh chóng sinh con, đến kỳ phải nộp tiền lương cho mẹ chồng, một xu cũng không được đưa cho bố mẹ đẻ.

Một núi không chung được hai hổ
Một núi không chung được hai hổ (Pixabay)

Người đàn ông là người chồng, luôn cảm thấy vợ của người khác luôn biết ăn mặc đẹp, mỗi ngày đều thong dong, nhưng lại ít nghĩ đến trách nhiệm gánh vác gia đình của bản thân, mà vốn là trọng trách lớn lao, là niềm tự hào của đàn ông. Người đàn ông đối với vợ con mình, họ là những người thân yêu nhất trong cuộc đời, cần phải dùng dũng khí lớn nhất và tấm lòng chân thành nhất để che chở và chăm sóc họ. Về nhà, thấy vợ nhàn nhã hơn mình, lại thấy không can tâm, cảm thấy như như mình bị thiệt thòi.

Người phụ nữ là người vợ, vì lo lắng rằng trong gia đình không được tôn trọng, phần lớn là vì giá trị quan xã hội không tự nguyện, chứ không sự lựa chọn tự do của cá nhân, mà bất đắc dĩ phải từ bỏ bổn phận “an phận làm phụ nữ", rồi quên mất sứ mệnh “phụ chồng dạy con” của mình. Phụ nữ giống như nam giới, đều phải nỗ lực như nhau ở nơi làm việc. Ở chỗ làm, họ đánh giá cao khí phách nam tử và trách nhiệm của nhân viên nam, cảm thấy chồng người khác luôn đàng hoàng hơn, còn khi về nhà họ lại vô tình hay cố ý mà hơn thua với chồng, so sánh tiền lương, những việc phải làm. Cả hai vợ chồng đều đi làm, tại sao họ phải làm nhiều việc nhà hơn? Cả hai bên đều quyết liệt, giống như hai người đàn ông sống chung dưới một mái nhà. Một núi không chung được hai hổ, dẫu nhiều tiền tài nhiều hơn nữa thì khó mà hạnh phúc.

Nền văn minh truyền thống tiết lộ căn nguyên của sự hỗn loạn

Nếu một hiện tượng xã hội như vậy xảy ra, cổ nhân sẽ nhìn nhận như thế nào? "Chồng làm việc của chồng, vợ làm việc của vợ, quân tử làm việc của quân tử, tiểu nhân làm việc của tiểu nhân. Đó là lẽ phải. Chồng làm việc của vợ, vợ làm việc của chồng, quân tử làm việc của tiểu nhân, tiểu nhân làm việc của quân tử, là sai trái."

Có nghĩa là đàn ông ra đàn ông, đàn bà ra đàn bà, mỗi người làm việc theo bổn phận của mình, nam nữ là khác nhau.

Vài lời ngắn gọn của cổ nhân nhưng đã nói ra được bản chất của văn hóa biến dị hiện đại. Trong văn hóa truyền thống thì quan niệm “nam nữ đều như nhau" chưa bao giờ là đúng cả.

Những người cổ xúy văn hóa biến dị “nam nữ đều như nhau”, thực tế là làm loạn nhân luân, chống lại quy luật của thiên địa. Bởi vậy, dù nam hay nữ, mỗi người đều muốn trở về chính đạo, sống cuộc sống bình thường, chủ động từ bỏ thứ văn hóa biến dị độc hại hiện nay.

Lam Sơn
Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Sai lầm trong quan niệm "Nam nữ đều như nhau" gây ra tai họa cho gia đình và xã hội