'Ranh giới cuối cùng' đang dần mất, ‘huyết mạch’ của Trung Quốc ở nơi đâu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu bạn hỏi hiện nay Trung Quốc đang thiếu cái gì nhất? Rất nhiều người sẽ nói rằng: đó là “ranh giới cuối cùng”. Điều này rất đáng sợ…

Một người, nếu như không có ranh giới cuối cùng, thì việc gì cũng có thể dám làm. Một xã hội, nếu không có ranh giới cuối cùng, thì sự việc gì cũng có thể phát sinh. Nhưng sở dĩ đánh mất đi ranh giới cuối cùng, mấu chốt vẫn là do ‘Đạo đức’ trượt dốc.

Bởi vì đã mất đi đạo đức ước thúc, cho nên ranh giới cuối cùng cũng hoàn toàn không có. Nói ví dụ, thực phẩm mục nát biến chất, cũng dám bán; bệnh nhân còn chưa tắt thở, cũng dám chôn; bản thân uống rượu quá chén đến mê man không tỉnh, xe kia cũng dám lái; rõ ràng bên trong có người ở, nhà kia cũng dám phá bỏ đi... Cả xã hội đều như vậy.

Cứ như thế, xung đột thay nhau nổi lên, dư luận xôn xao dậy sóng. Không phải ‘khiến thế giới kinh ngạc’, mà là ‘thế giới phải kinh ngạc’ - Tại sao lại có thể có loại sự tình này? Tại sao có thể như vậy?

Những chuyện kỳ quái lại điềm nhiên diễn ra. Bởi vì mất đi ranh giới cuối cùng, vậy nên: lòng trắc ẩn, lòng kính sợ, điều mình không muốn chớ làm cho người khác, giết người phải đền mạng, mượn tiền trả tiền..., những điều từ xa xưa vốn là lẽ thường, nay lại bị ném lên đến chín tầng mây. Sữa bột có độc, dầu ăn làm từ nước thải..., các loại thực phẩm độc hại này đã bị nghiêm cấm, thế nhưng lòng dạ con người còn hiểm độc hơn, cho nên chúng đương nhiên sẽ thỉnh thoảng ‘tái hiện giang hồ’.

Có thể thấy rằng, ‘đạo đức’ là trọng yếu nhất. Một khi đã mất đi đạo đức, đương nhiên cũng sẽ đánh mất ranh giới cuối cùng. Từ đó, xí nghiệp sẽ giở trò dối trá, học giả sẽ ‘chỉ hươu bảo ngựa’, quan viên sẽ ăn hối lộ trái pháp luật, bác sĩ sẽ mổ cướp nội tạng người sống để trục lợi, cảnh sát sẽ tra tấn bức cung, pháp viện sẽ xem mạng người như cỏ rác... Từ góc độ này nói, ‘ranh giới cuối cùng’ cũng có thể nói là huyết mạch của con người.

Một khi đã mất đi đạo đức, bác sĩ sẽ mổ cướp nội tạng người sống để trục lợi, cảnh sát sẽ tra tấn bức cung, pháp viện sẽ xem mạng người như cỏ rác... (JIM WATSON/AFP/Getty Images)
Một khi đã mất đi đạo đức, bác sĩ sẽ mổ cướp nội tạng người sống để trục lợi, cảnh sát sẽ tra tấn bức cung, pháp viện sẽ xem mạng người như cỏ rác... (JIM WATSON/AFP/Getty Images)

Nhân loại tại sao cần phải có ranh giới cuối cùng? Vì để sinh tồn. Con người là cần tồn tại trong xã hội. Cho dù là ai, cũng không thể một mình sống trên thế giới này.

Vì vậy, chỉ khi để người khác sinh tồn, chính bản thân mình mới có thể sinh tồn; để người khác sống được tốt, chính mình mới sống được tốt. Hi vọng tất cả mọi người có cuộc sống tốt đẹp, thậm chí vì sự sinh tồn của người khác mà từ bỏ lợi ích của mình, đây chính là ‘cảnh giới’.

Ít nhất là không trở ngại sự sinh tồn của người khác, không xâm phạm lợi ích của người khác, không phá hoại môi trường xã hội, đây là ‘ranh giới cuối cùng’.

Trong đó, những gì được quy định rõ ràng thông qua các thủ tục lập pháp, là ‘ranh giới cuối cùng của pháp luật’; những gì được thống nhất trong đời sống xã hội và cộng đồng tuân thủ, là ‘ranh giới cuối cùng của đạo đức’; những nguyên tắc mà các ngành các nghề phải tuân thủ, chẳng hạn như các doanh nghiệp không bán hàng giả, kế toán không làm giả sổ sách, bác sĩ không không kê đơn thuốc giả, là ‘ranh giới cuối cùng của ngành nghề và nghề nghiệp’.

‘Cảnh giới’ không nhất định người người đều có hoặc phải có, nhưng ‘ranh giới cuối cùng’ lại không thể thiếu trong một sớm một chiều. Bởi vì ranh giới cuối cùng là nền móng, là căn bản, là tuyến phòng thủ cuối cùng không thể rút lui. Nền móng không vững chắc, thì đất rung núi chuyển; phòng tuyến thất thủ, thì toàn bộ sụp đổ.

Người Trung Quốc trong lịch sử đều có ranh giới cuối cùng. Làm ăn, phải hàng thật giá thật, già trẻ không gạt; nghiên cứu học vấn, nói có sách, mách có chứng; làm quan, không chiếm đoạt tài sản của dân, không gây hại người dân vô tội; làm người, không ‘bán đứng’ bằng hữu, không đánh mất lương tâm. Chính là nhờ giữ vững ‘ranh giới cuối cùng’, dân tộc Trung Hoa dù trải qua cực khổ, nhưng nền văn minh Trung Hoa lại có thể kéo dài.

Muốn giữ vững ranh giới cuối cùng, làm quan nhất định phải nói lời thật, làm chuyện thật, không thể giả dối, càng không thể hồ đồ. Bởi những ‘tiêu chuẩn đạo đức cao đẹp’ như ‘không tư lợi, chuyên làm lợi cho người khác’, bản thân mình làm không được, mà lại yêu cầu tất cả mọi người có thể làm được. Làm không được, lại nhất định phải làm, thì bất quá cũng chỉ… làm giả. Đạo đức làm giả vừa mở đầu, thì những cái khác làm giả sẽ không thể nào ngăn được. Thuốc giả, rượu giả, hợp đồng giả, bằng cấp giả... tất cả đều có. Hiện nay, Trung Quốc thiếu ranh giới cuối cùng, đây là một trong những nguyên nhân trọng yếu.

Muốn lấy lại hy vọng cho tương lai của Trung Quốc, chính là từ trên xuống dưới cần phải giữ vững ‘ranh giới cuối cùng’, như vậy mới có cơ hội nhìn thấy ‘huyết mạch’.

Trung Nguyên
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

'Ranh giới cuối cùng' đang dần mất, ‘huyết mạch’ của Trung Quốc ở nơi đâu?