Quãng đời còn lại rất đáng quý, hãy tránh xa những người 'nghèo' tâm hồn'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không ai thích "nghèo", bởi "nghèo" có nghĩa là mất nhiều quyền tự do được lựa chọn. Nhưng so với “nghèo khó”, chúng ta nên cảnh giác hơn với “nghèo tâm hồn”.

Rốt cuộc, nghèo đói về vật chất có thể được cải thiện thông qua nỗ lực chăm chỉ, còn nghèo đói về tâm hồn giống như một "ma chú". Một khi đã bị nhiễm, sẽ khó lòng thoát nổi.

Những người nghèo tâm hồn không phải thiếu thốn về vật chất, mà ở "tầm nhìn và khuôn mẫu".

Ngay từ khi họ quyết định cố hữu giữ cái nghèo trong tâm hồn, cuộc sống của họ đã được vạch sẵn điểm bắt đầu và điểm kết thúc.

Không nhìn thấy điểm tốt của người khác

Cách đây không lâu, sự kiện "ông hoàng son môi Trung Quốc" Lý Giai Kỳ chi 130 triệu USD để mua biệt thự đã thành chủ đề nóng được tìm kiếm nhiều trên mạng.

Dù sự việc này hiện đã được bác bỏ nhưng những bình luận trước đó của cư dân mạng vẫn khiến người ta không khỏi suy nghĩ.

"Anh ta là một người bán son, tại sao lại kiếm được nhiều tiền như vậy?"

"Mỗi thỏi son bạn mua đều trở thành linh hồn dưới những viên gạch".

Những lời lẽ đầy thù địch và chua cay có thể được cảm nhận ngay cả khi đọc trên màn hình.

Chưa kể đây không phải là sự thật, dù là sự thật thì cũng là tiền người ta kiếm được nhờ năng lực.

Chúng ta hãy thử lùi lại một bước và suy nghĩ. Việc một người sinh ra trong một gia đình bình thường nhờ tự thân nỗ lực mà đạt được thành tựu, đó chẳng phải là việc đáng khích lệ sao?

Nhưng luôn có một số người không thể nhìn thấy điểm tốt của người khác.

Không nhìn thấy điểm tốt của người khác
Ghen tị thái quá, nó sẽ kéo bản thân vào vũng lầy "năng lượng tiêu cực". (Ảnh: Shutterstock)

Khi họ không đạt được những điều mong cầu thì nói những lời chua cay công kích người khác để tự an ủi bản thân.

Trên thực tế, có nhiều người, thấy điều mình mong muốn mà không có nhưng người khác có, liền sinh ra ghen tị.

Tuy nhiên, ghen tị thái quá, nó sẽ kéo bản thân vào vũng lầy "năng lượng tiêu cực". Bởi một khi tâm lý mất cân bằng không chỉ khiến người khác tổn thương, mà còn hại hơn tới vận khí may mắn của bản thân.

Như nhà văn Vương Mông đã từng nói:

“Kẻ yếu dùng những lời lẽ cao sang, hùng hồn, gấp gáp để che đậy tâm báo thù, ác độc, xấu xa, và nói xấu và vu khống là cách sống của họ.

Dần dần, mục đích sống của họ không phải là làm những việc cần làm, mà là gây cản trở người khác.

Họ làm không phải để tạo thành tích cho bản thân, mà là ngăn cản người khác lập thành tích".

Thế giới này vốn công bằng. Bạn có thể tiến được tới đâu, nắm trong tay những gì, sẽ do quan điểm và ngôn hành động của bạn quyết định.

Thay vì can thiệp vào thế giới của người khác, chi bằng tập trung vào tạo dựng hạnh phúc của chính mình.

Vững vàng và trước mắt sẽ là cuộc đời tươi sáng hơn.

"Tôi yếu và tôi có lý"

Có một loại “tâm hồn nghèo nàn”, gọi là “tôi yếu thế, tôi có lý”.

Gần đây tôi đã xem bộ phim truyền hình, và có một cảnh phim tôi đặc biệt ấn tượng. Trong bộ phim, ông Cung có ý định bán ngôi nhà của tổ tiên để tập trung nguồn vốn lưu động. Nhà của mình, muốn bán thì bán, đó là việc bình thường. Thế nhưng giữa chừng lại có người bà con họ xa xen vào.

Nhà thuộc quyền sở hữu của ai, giấy tờ nhà đất đã ghi rõ ràng, sao lại xảy ra sự việc như vậy?

Hóa ra vài thập kỷ trước, gia đình người bà con này do kinh tế khó khăn nên đã sang ở nhờ nhà ông nội ông Cung.

Sau đó, nhà ông Cung chuyển đi, gia đình kia cũng chuyển đi nơi khác. Hai gia đình đã lâu không qua lại với nhau.

Nhưng khi biết ngôi nhà lớn này có thể bán với giá tiền lớn, gia đình người bà con xa kia không thể ngồi yên, nhất quyết đòi chia phần bằng được.

Thậm chí, còn nói ầm lên rằng: “Nhà ông giàu thế, chia cho tôi chút thì có làm sao”.

Điều này thực sự cười ra nước mắt.

Điều này làm tôi nhớ đến một tin tức mà trước đây từng quan tâm.

Ở Ấn Độ có một giáo viên dạy bơi, vào thời gian rảnh người này tình nguyện dạy bơi cho một số trẻ em. Rồi một ngày, một bà mẹ đơn thân đến tận nhà người này và tự nhiên đưa ra một loạt yêu cầu: Miễn phí khóa học, quần áo bơi và kính bơi, và bổ sung các buổi học riêng.

"Tôi yếu và tôi có lý"
Thật ra, nghèo khó không đáng xấu hổ, nhưng vì ‘nghèo’ mà đánh mất lòng tự trọng, tự tôn, cảm giác cả thế giới đều nợ mình sẽ thực sự khiến người ta coi thường. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

Thậm chí bà còn lấy lý do là mẹ đơn thân và nói: “Anh thật may mắn… Lẽ ra anh nên thu thêm tiền của người khác đưa cho tôi”.

Điều này cũng giống như tư duy của kẻ luôn cho rằng “tôi yếu thế nên tôi có lý”.

Những người gặp khó khăn trong cuộc sống, đương nhiên đáng được chúng ta yêu thương và giúp đỡ.

Nhưng nguyên nhân khiến người có “tâm hồn nghèo” đáng thương không phải vì họ nghèo, mà vì họ mất năng lực thay đổi, lấy sự yếu đuối của bản thân làm vũ khí mà sinh ra tính kiêu ngạo, độc đoán.

Người xưa nói: "Nghèo cho sạch, rách cho thơm".

Thật ra, nghèo khó không đáng xấu hổ, nhưng vì ‘nghèo’ mà đánh mất lòng tự trọng, tự tôn, cảm giác cả thế giới đều nợ mình sẽ thực sự khiến người ta coi thường.

Liên tục bi quan

Những người có tâm hồn nghèo nàn có quá nhiều bi quan.

Họ quen phàn nàn, quen bỏ cuộc, quen đổ lỗi thất bại của bản thân cho môi trường, đổ lỗi cho người khác, nhưng họ không biết rằng chính tâm lý này đang kéo cuộc sống của họ đi xuống.

Chồng tôi có một người bà con đã đi làm bảy, tám năm. Khi ra trường, dựa vào mối quan hệ của bố mẹ, cậu ấy có được vị trí là một nhân viên nhỏ trong một doanh nghiệp nhỏ. Khi đã có công việc, đáng lẽ nên nỗ lực và làm việc chăm chỉ, nhưng cậu vẫn mang tâm lý lãng phí thời gian “ba ngày câu cá, hai ngày phơi lưới”.

Vì không đóng góp được gì nhiều cho công ty nên sếp đã điều cậu ta vào chi nhánh xa xôi nhất của công ty vì để giữ thể diện cho bố mẹ cậu.

Cậu càng ngày càng tệ, không những không xét lại bản thân mà còn đổ lỗi cho thất bại của mình là: khách hàng quá khó chịu và nội bộ công ty phát triển một cách đình trệ.

Người bi quan
Càng bi quan, càng kém may mắn. Càng nhiều lời phàn nàn, càng nhiều rắc rối và xui xẻo. (Ảnh: Shutterstock)

Có người thuyết phục anh chăm chỉ tích lũy kinh nghiệm, lúc rảnh rỗi thi cao học nâng cao khả năng.

Anh ta chế giễu: Dành nhiều thời gian cho việc học thì có ích gì? Bây giờ học vấn chẳng đáng giá... Vất vả làm mà cuối cùng không kiếm được nhiều tiền như bán bánh.

Phải nói rằng, số phận của một người liên quan mật thiết nhất đến tâm thái của người đó.Trong tâm lý học, đây được gọi là "hiệu ứng mỏ neo". Có nghĩa là những quan niệm của một người sẽ như mỏ neo chìm xuống biển, ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của người đó.

Và những người nghèo tâm hồn, họ từ sớm đã lấy sự bi quan làm nền cho cuộc sống của mình.

Khi gặp khó khăn, nếu không thở dài, thì là than thở, hoặc kêu nghèo. Nhưng chúng ta biết rằng một người trong lòng như thế nào sẽ phản ánh qua lời nói người đó, và những gì họ nói, sẽ được thế giới đáp trả lại như thế.

Càng bi quan, càng kém may mắn. Càng nhiều lời phàn nàn, càng nhiều rắc rối và xui xẻo. Cuộc sống như vậy đương nhiên sẽ rơi vào vòng tuần hoàn chết “bi quan - bần hàn” vô tận.

Người xưa đã từng nói: “Vật cùng cùng nhất thời, tâm cùng cùng nhất sinh” (Nghèo vật chất chỉ nhất thời, nghèo trong tâm thì cả đời).

Quả thực đúng như vậy!

Vì vậy, muốn có cuộc sống giàu sang thì trước hết phải tu tâm.

Minh An
Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Quãng đời còn lại rất đáng quý, hãy tránh xa những người 'nghèo' tâm hồn'