Quản lý quốc gia bằng hình phạt, luật pháp hay nhân nghĩa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một quốc gia có thịnh vượng yên ổn lâu dài hay không chỉ cần xem trước hết cách thức những người đứng đầu quốc gia đó áp dụng. Thế giới hiện nay phổ biến tình trạng loạn lạc và tranh giành lợi ích, suy cho cùng cũng bởi vì "Thượng bất chính, hạ tắc loạn".

Mạnh Tử nói: "Người quân tử khác với người bình thường ở chỗ những suy nghĩ trong tâm họ khác nhau. Những suy nghĩ trong tâm người quân tử là Nhân, là Lễ, Đạo mà họ học là để khiến cho tất cả quy về lẽ Trời".

Thế nên người quân tử có thể làm được là tiếp thu rộng rãi những lời thiện, theo thiện, hướng thiện một cách tự nhiên như nước chảy mây trôi, và họ dùng đức hạnh để cảm hóa người khác. Mạnh Tử cho rằng, làm người thì điều quan trọng nhất là phải "hiếu thiện" (thích thiện), quản lý quốc gia cũng như vậy, cần phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mọi người, chọn điều tốt, việc thiện mà theo. Thế nên thích nghe điều thiện ở đây chính là chỉ những lời trung ngôn phù hợp với đạo nghĩa của Trời Đất, có lợi cho người dân và cho quốc gia.

Làm người thì điều quan trọng nhất là phải "hiếu thiện" (thích thiện), quản lý quốc gia cũng như vậy, cần phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mọi người, chọn điều tốt, việc thiện mà theo.
Làm người thì điều quan trọng nhất là phải "hiếu thiện" (thích thiện), quản lý quốc gia cũng như vậy, cần phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mọi người, chọn điều tốt, việc thiện mà theo. (Miền công cộng)

Nước Lỗ dự định để Nhạc Chính Tử quản lý chính sự quốc gia, Mạnh Tử nghe tin này thì rất vui mừng.

Học trò của Mạnh Tử là Công Tôn Sửu hỏi: "Thưa thầy, Nhạc Chính Tử có nhiều kinh nghiệm không?"

Mạnh Tử nói: "Không".

Công Tôn Sửu lại hỏi: "Vậy tại sao thầy lại vui mừng?"

Mạnh Tử nói: "Nhạc Chính Tử là người thích lắng nghe những lời thiện, hơn nữa làm việc gì cũng gắng hết sức làm hết chức trách".

Công Tôn Sửu hỏi tiếp: "Những điều này là đủ rồi sao?"

Mạnh Tử nói: "Dựa vào những điều này là có thể quản lý trị sửa cả thiên hạ nữa là nước Lỗ. Nếu thích lắng nghe lời thiện thì sẽ nguyện ý kết giao với người thiện, thế thì tiểu nhân không có đất dụng võ nữa. Nếu không thích lắng nghe những lời thiện, thế thì những người chân chính có tri thức, tài năng sẽ bị đẩy ra xa, mà những kẻ bẻm mép a dua nịnh hót sẽ đua nhau tìm đến, xung quanh đều là những kẻ tiểu nhân này, muốn quản lý trị sửa tốt quốc gia thì sao có thể làm nổi? Người làm quan cần phải dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công bằng. Nếu không thể dốc sức làm hết trách nhiệm, chức phận, thế thì là làm quan gì vậy?"

Nếu thích lắng nghe lời thiện thì sẽ nguyện ý kết giao với người thiện, thế thì tiểu nhân không có đất dụng võ nữa. Người làm quan cần phải dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công bằng.
Nếu thích lắng nghe lời thiện thì sẽ nguyện ý kết giao với người thiện, thế thì tiểu nhân không có đất dụng võ nữa. Người làm quan cần phải dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công bằng. (Miền công cộng)

Đoạn đối thoại của hai thầy trò này đã cho thấy, người quân tử thì bất kỳ lúc nào cũng phải giữ được chính khí, hiểu đại thể, rõ đại nghĩa, coi việc theo thiện, tuyên dương thiện là trách nhiệm bản thân.

Hai nước Tần, Sở chuẩn bị giao chiến, Tống Khanh chuẩn bị đến hai nước khuyên bãi binh thì gặp Mạnh Tử.

Mạnh Tử hỏi: "Ngài chuẩn bị khuyên họ như thế nào?"

Tống Khanh nói: "Tôi sẽ nói với họ rằng giao chiến là không có lợi".

Mạnh Tử nói: "Động cơ của tiên sinh rất tốt, nhưng cách đặt vấn đề của tiên sinh thì không được tốt. Ngài dùng lợi để khuyên Tần vương, Sở vương, Tần vương, Sở vương vì có lợi mà vui mừng, thế là sẽ vui vẻ bãi binh. Tướng sĩ quân đội vì có lợi mà vui mừng, thế là sẽ vui lòng bãi binh. Làm kẻ bề tôi, thờ phụng quân chủ bằng cái tâm suy xét quan hệ lợi hại, làm con, thờ phụng cha mẹ bằng cái tâm suy xét quan hệ lợi hại, như thế sẽ khiến giữa vua tôi, giữa cha con sẽ mất đi nhân nghĩa. Dùng cái tâm suy xét quan hệ lợi hại để đối xử với nhau mà không làm cho quốc gia bị diệt vong thì chưa từng có".

"Nếu tiên sinh dùng đạo lý nhân nghĩa để khuyên Tần vương và Sở vương, Tần vương và Sở vương sẽ vì nhân nghĩa mà dừng hành động quân sự. Tướng sĩ quân đội cũng sẽ vì nhân nghĩa mà vui lòng bãi binh. Làm bề tôi, dùng cái tâm nhân nghĩa để phụng sự quân chủ, làm con, dùng cái tâm nhân nghĩa để thờ phụng mẹ cha, như thế sẽ khiến giữa vua tôi, cha con sẽ bỏ cái tâm cân nhắc lợi hại mà dùng cái tâm nhân nghĩa để đối xử với nhau, như thế mà vẫn không khiến thiên hạ quy phục thì cũng chưa từng có. Vì vậy, chỉ nói nhân nghĩa là được rồi, việc gì phải nói đến lợi ích?"

"Nếu dùng đạo lý nhân nghĩa để khuyên Tần vương và Sở vương, họ sẽ vì nhân nghĩa mà dừng hành động quân sự. Tướng sĩ quân đội cũng sẽ vì nhân nghĩa mà vui lòng bãi binh."
"Nếu dùng đạo lý nhân nghĩa để khuyên Tần vương và Sở vương, họ sẽ vì nhân nghĩa mà dừng hành động quân sự. Tướng sĩ quân đội cũng sẽ vì nhân nghĩa mà vui lòng bãi binh." (Shutterstock)

Tống Khanh gật đầu khen phải. Mạnh Tử nói tiếp: "Cần phải để họ thực sự nhận thức được nhân là vinh quang, bất nhân là sỉ nhục. Nơi nơi đều coi nhân đức là tôn quý. Nếu chỉ coi trọng danh lợi, thì đó là tự tìm tai họa. Tai họa và hạnh phúc đều do tự mình tìm đến".

Mạnh Tử khuyên Tống Khanh không nên dùng cái lợi để thuyết phục quốc quân hai nước Tần, Sở, mà nên dùng nhân nghĩa để thuyết phục họ bãi binh. Bởi vì hòa bình dựa trên cơ sở nhân nghĩa sẽ khiến giữa người với người đều dùng quan niệm đạo đức đối xử với nhau, không có xung đột vì lợi ích, người người đều trung thực, thành tín, khiêm tốn, nhường nhịn nhau, ai nấy đều nhân ái, chính nghĩa, thiên hạ mới có thể thịnh trị và yên ổn lâu dài được.

Mạnh Tử cho rằng, người quân tử ắt phải và chỉ theo đuổi những gì phù hợp với đạo nghĩa, coi trọng đạo đức Thánh hiền, nhân ái với mọi người, coi thường quyền thế lợi lộc, dục vọng, giáo hóa quan lại và người dân gây dựng quan niệm tư tưởng đạo nghĩa là trên hết, trọng nghĩa khinh tài, khiến đạo đức đi vào nhân tâm, dùng phẩm cách chính phái, nhân cách đạo đức để cảm hóa người khác và vạn vật, khai mở thiện niệm trong tâm con người, để mọi người quy về chính Đạo. Đó mới là ý nghĩa và giá trị chân chính của Thiện.

Trung Hòa
Theo Trí Chân - Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Quản lý quốc gia bằng hình phạt, luật pháp hay nhân nghĩa?