Phương pháp giáo dục không nên quá ‘cứng nhắc’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có bao giờ bạn nghĩ: ‘rõ ràng mình vì lợi ích của trẻ, nhưng trẻ không hiểu’. Điều này đã trở thành tâm bệnh của nhiều bậc cha mẹ. Con trẻ không hiểu và đánh giá cao, cha mẹ bị tổn thương, nhưng trách nhiệm có thực sự thuộc về con trẻ?

Điều thực sự khiến cả cha mẹ lẫn con cái đều bị ‘tổn thương’ thực tế là phương pháp giáo dục, bởi một số cha mẹ quá cứng nhắc, không những không đạt được hiệu quả như mong muốn mà còn phản tác dụng.

Tôi có một đồng nghiệp, khi cô ấy giáo dục con cái, cũng giống như bao bậc cha mẹ khác, cô ấy muốn nắm bắt mọi chuyện lớn nhỏ, việc gì cũng tự mình quyết định. Khi con trai cô học lớp hai, cô đã đăng ký cho con vào một trường luyện thi toán. Bởi từ đầu năm lớp 1 đến nay cậu bé luôn không theo kịp môn này.

Nhưng đồng thời cậu bé cũng đang theo học môn vẽ, cậu rất thích vẽ tranh và đã học 3, 4 năm từ mẫu giáo, bây giờ nói dừng lại, cậu bé chắc chắn không hài lòng, điều này đã khiến cậu vốn dĩ rất ghét toán, nay lại càng phản đối lớp luyện toán mà mẹ bắt học.

Giáo viên trong lớp luyện toán nói: không phải là cậu bé không thông minh, chỉ là cậu bé không thích học. (Ảnh minh họa: pexels)
Giáo viên trong lớp luyện toán nói: không phải là cậu bé không thông minh, chỉ là cậu bé không thích học. (Ảnh minh họa: pexels)

Sau một học kỳ, điểm toán của con trai cô không hề tăng mà còn giảm, điều này khiến cô bực bội và mắng con nhiều lần. Nhưng giáo viên trong lớp luyện toán nói với cô rằng con trai cô không phải là không thông minh, chỉ là cậu bé không thích học, nếu có thể mở lòng và để cậu chủ động thì điểm môn toán chắc chắn sẽ được cải thiện.

Dưới sự gợi ý của giáo viên, cô ấy đã nói chuyện với con trai mình, khi biết con trai vẫn không thể bỏ hội họa, cô hứa sẽ tiếp tục đăng ký học lớp hội họa vào học kỳ sau, đồng thời cũng nói với con rằng sau này muốn thi vào trường nghệ thuật yêu thích thì điểm môn toán cũng rất quan trọng. Nghe mẹ nói, cậu bé trở nên vui vẻ trở lại, và không còn cảm giác mệt mỏi nữa.

Dưới sự gợi ý của giáo viên, người mẹ đã nhỏ nhẹ nói chuyện với con trai mình. (Ảnh minh họa: pexels)
Dưới sự gợi ý của giáo viên, người mẹ đã nhỏ nhẹ nói chuyện với con trai mình. (Ảnh minh họa: pexels)

Toán học và hội họa, theo hệ thống đánh giá giáo dục ngày nay, toán học rõ ràng là quan trọng hơn. Cô bạn đồng nghiệp muốn con trai mình đến lớp học toán là có lý do chính đáng. Nhưng hiệu quả cuối cùng rất kém, bởi dù cha mẹ ép buộc, trẻ cũng có thể bất hợp tác, giống như giáo viên dạy kèm đã nói: để trẻ chủ động tham gia mới có tác dụng tốt.

Phương pháp giáo dục quá cứng nhắc, trẻ khó chấp nhận

Cách làm ban đầu của cô bạn đồng nghiệp thực sự là một thói quen phổ biến của nhiều bậc cha mẹ trong xã hội ngày nay. Họ nghĩ rằng điều này là tốt cho con cái, và thường trách con không hiểu. Có lẽ cha mẹ cũng ít nghĩ sâu vào ‘điều vô lý’ này, mà chỉ buộc trẻ chấp nhận những điều chúng không thích, ngay cả khi đứa trẻ miễn cưỡng hợp tác, hiệu quả sẽ cực kỳ thấp, khiến cho thời gian và công sức mà cha mẹ bỏ ra lãng phí, hiệu suất lại không cao.

Người xưa có một câu nói rằng “Tam tuế khán đại, thất tuế khán lão”, ý rằng nhìn trẻ lúc lên 3 có thể biết tâm tính nó khi trưởng thành, nhìn trẻ lúc lên 7 sẽ biết cả đời của nó. Giáo dục trẻ con nên bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ, và giáo dục gia đình là rất quan trọng đối với trẻ em.
Sau khi được giáo viên dạy kèm nhắc nhở, cô đồng nghiệp đã áp dụng một phương pháp linh hoạt. (Ảnh: Shutterstock)

Sau khi được giáo viên dạy kèm nhắc nhở, cô đồng nghiệp đã áp dụng một phương pháp linh hoạt, và hiệu quả bất ngờ trở nên tốt hơn. Lý do rất đơn giản, sau lần nói chuyện chân thành ấy, cậu con trai đã được mẹ đảm bảo rằng cậu vẫn có thể tham gia lớp học hội họa yêu thích của mình vào học kỳ sau. Đồng thời, cậu cũng nhận ra rằng muốn phát triển trong lĩnh vực hội họa thì điểm môn toán cũng rất quan trọng, nếu không sẽ không trúng tuyển vào trường nghệ thuật mà mình yêu thích.

Bằng cách này, trong suy nghĩ của trẻ, toán học không còn là gánh nặng mà trở thành công cụ cần thiết giúp trẻ đạt đến đỉnh cao hội họa. Trẻ càng thích vẽ thì trẻ càng tích cực tham gia vào việc học toán. Như một chất xúc tác, trẻ càng thích vẽ thì trẻ càng tích cực tham gia vào việc học toán. Dù đường đi khác nhau nhưng hiệu quả cuối cùng vẫn phù hợp với những gì cha mẹ đã nghĩ ban đầu. Đây là sức mạnh của sự nhẹ nhàng, ‘lạt mềm buộc chặt’ là vậy!

Sức mạnh của sự nhẹ nhàng trong việc dạy dỗ con trẻ. (Ảnh: pexels)
Sức mạnh của sự nhẹ nhàng trong việc dạy dỗ con trẻ. (Ảnh: pexels)

Cha mẹ linh hoạt trong những khía cạnh này, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn

Đầu tiên là cung cấp cho trẻ đầy đủ các lựa chọn. Một số cha mẹ quá độc đoán và không cho con cái họ quyền lựa chọn. Điều này có thể dễ dàng dẫn đến sự xa lánh và từ chối của trẻ. Cách đúng là cho trẻ toàn quyền lựa chọn, có thể chủ động đưa ra lựa chọn, dĩ nhiên cha mẹ vẫn nhẹ nhàng hướng dẫn bên cạnh, để ‘đôi bên’ đều vui vẻ.

Lĩnh vực thứ hai cần linh hoạt là không phải lúc nào cũng tập trung vào kết quả học tập của trẻ mà phải quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Ví dụ, để trẻ làm một số việc nhà thích hợp, đưa trẻ tham gia lao động cộng đồng, v.v.. Cha mẹ đừng coi thường những điều này, chúng không chỉ có thể thúc đẩy sự cải thiện khả năng toàn diện của trẻ, mà còn cho phép trẻ tăng kinh nghiệm giao tiếp xã hội, và cũng có thể rèn luyện ý chí của trẻ.

Sở thích là người thầy tốt nhất của trẻ. (Ảnh: pexels)
Sở thích là người thầy tốt nhất của trẻ. (Ảnh: pexels)

Lĩnh vực thứ ba cần phải linh hoạt là coi trọng lợi ích của trẻ, ngay cả khi nó không mang lại lợi ích tức thì. Sở thích là người thầy tốt nhất, nếu trẻ quan tâm đến một lĩnh vực nào đó, cha mẹ chỉ cần bỏ ra một khoản đầu tư nhỏ, biết đâu có thể tạo ra lợi nhuận khổng lồ trong tương lai.

Ngay cả khi những sở thích này không giúp ích gì cho việc học của trẻ hiện tại, nhưng cũng không hẳn là vô nghĩa mà có thể vun đắp tình cảm của trẻ và giúp giải quyết những cảm xúc tiêu cực, từ đó gián tiếp vun đắp cho việc học và nghề nghiệp của trẻ mai sau.

Không có người con nào không thể dạy dỗ, chỉ có cách dạy không phù hợp mà thôi. Muốn trẻ chủ động chấp nhận cách giáo dục của mình thì cha mẹ nên linh hoạt và suy xét từ góc độ của trẻ, như vậy cha mẹ sẽ ít tốn sức mà trẻ cũng ít phạm sai lầm, cũng có lợi hơn cho sự phát triển lâu dài của trẻ.

Cao Nguyên

Theo Aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Phương pháp giáo dục không nên quá ‘cứng nhắc’