Phương pháp cao minh nhất để giải quyết vấn đề, nằm ở 2 chữ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu một người luôn muốn cải biến người khác, không biết nhìn nhận lại bản thân mình, sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề hiện có, đồng thời làm tăng thêm mâu thuẫn...

Trong câu chuyện "người mù sờ voi", người sờ chân voi cho rằng "con voi giống như cái cột nhà", người sờ vòi voi thì nói "con voi giống cái chày", người sờ tai thì quả quyết "con voi giống cái quạt".

Rốt cuộc, không có người nào sai cả, chỉ là như ếch ngồi đáy giếng, thấy một mảnh trời lại cho rằng đó là cả bầu trời mà thôi.

Trong cuộc sống này, người với người cũng là như thế, vị trí khác biệt, cấp độ không đồng nhất, bởi vậy tầm nhìn và suy nghĩ đều sẽ có sự khác nhau.

Lúc này, dù có ra sức hùng biện đến đâu, cũng khó có thể lật ngược được cái nhìn và kinh nghiệm phán đoán của người khác.

Trong thế gian có rất nhiều mâu thuẫn, chính là bắt nguồn từ đây.

Vì vậy, phương pháp cao minh nhất để giải quyết mâu thuẫn, chính là hai chữ - "Chuyển vị", tức là thay đổi vị trí để nhìn nhận vấn đề.

Giữa người và người với nhau, thường có sự khác biệt về xuất thân, tuổi tác, thân phận và trải nghiệm.

Vậy nên chúng ta thường nói rằng: "Trên đời không có cái gọi là cảm đồng thân thụ".

Đứng tại lập trường của mình, điều nhìn thấy chỉ là phiến diện; Đứng tại góc độ của bản thân mình, thường không cách nào có thể giải quyết mâu thuẫn.

Trong hôn nhân, người chồng hy vọng người vợ ôn nhu hiền lành, người vợ hy vọng chồng có tâm gánh vác trách nhiệm. Ở nơi làm việc, nhân viên hy vọng ông chủ đừng nói lý tưởng suông, còn ông chủ lại hy vọng nhân viên tích cực tiến tới. Trên xe taxi, hành khách oán trách tài xế lái xe đi quá chậm, còn tài xế lại phàn nàn rằng đường quá tắc nghẽn.

Ai cũng không sai, chỉ là vị trí khác biệt mà thôi.

Mọi việc nếu có thể tìm nguyên nhân ở chính mình, thì vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết. (Ảnh: pxhere)
Mọi việc nếu có thể tìm nguyên nhân ở chính mình, thì vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết. (Ảnh: pxhere)

Nếu một người luôn muốn cải biến người khác, không biết nhìn nhận lại bản thân mình, sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề hiện có, đồng thời làm tăng thêm mâu thuẫn.

Mọi việc nếu có thể tìm nguyên nhân ở chính mình, thì vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết.

"Chuyển vị" suy nghĩ, cũng là quá trình hướng nội - nhìn nhận lại bản thân.

Từ đó, không chỉ cảm thông đối với người khác, hơn nữa cũng chính là giải thoát mình.

Vào thời cổ đại, Tử Cống tranh luận với một người nọ, cho tới trưa vẫn không cách nào thuyết phục đối phương tán đồng mình quan điểm rằng một năm có bốn mùa.

Khổng Tử nói, "Quả thật một năm chỉ có ba mùa", đã giải quyết sự cãi lộn và đuổi được kẻ "rảnh rỗi" kia rời đi.

Phàm là người có hiểu biết, làm sao lại không biết một năm có bốn mùa. Người kia ngụy biện với Tử Cống, kỳ thực chỉ là hy vọng đạt được sự khẳng định và đồng ý mà thôi.

Có câu nói nói như thế: Vĩnh viễn không nên giải thích bản thân với người ở cấp độ khác.

Cũng có câu rằng: "Hiền nhân tranh tội, ngu nhân tranh lý". Gặp chuyện không tranh, đây là một loại cảnh giới cao thượng.

Nhân sinh ngắn ngủi, đừng lãng phí thời gian cho những người không xứng đáng.

Bỏ qua cho người khác, cũng chính là thiện đãi bản thân mình.

Những người thông minh chân chính, luôn có thể ngay lập tức tìm thấy căn nguyên của mâu thuẫn.

Những người có trí thông minh cảm xúc cao, luôn giỏi nhìn rõ nhân tính, biến mọi thứ từ phức tạp trở nên đơn giản.

"Chuyển vị", là EQ và IQ dung hợp, có thể khiến nhân sinh của một người thuận buồm xuôi gió.

***

Từng có một câu chuyện như thế này:

Đêm tối vắng lặng, cô gái mù thắp đèn, chờ người chồng về nhà.

Sau khi người chồng về, rất nghi hoặc: "Nàng không nhìn thấy, vì sao còn thắp đèn".

Cô gái mù nói: "Bởi vì thiếp nhìn không thấy, mới thắp đèn cho chàng, sợ rằng chàng không nhìn thấy lại đi vấp vào đồ vật mà bị thương".

Cô gái mù thắp đèn, mặc dù không chiếu sáng thế giới của mình, nhưng lại hâm nóng một mối quan hệ.

Trong cuộc sống, có rất nhiều tình cảm đã bị hủy bởi không biết "chuyển vị" suy nghĩ, không biết nghĩ cho người khác.

Khi ai đó cho thứ không như chúng ta mong muốn, thì dù tốt đến đâu cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều, trái lại cũng như thế

Bởi vậy, dụng tâm hiểu rõ điều người khác thực sự mong muốn, thường sẽ đạt được "làm ít công to".

Nhân sinh là một tiếng vọng, tác thành cho người khác, cũng chính là thành tựu bản thân.

Biết cách "chuyển vị suy nghĩ", thì đôi bên cùng có lợi.

Thiện đãi cuộc sống, thì cuộc sống tự nhiên sẽ lấy thiện phản hồi.

Cô gái mù thắp đèn, mặc dù không chiếu sáng thế giới của mình, nhưng lại hâm nóng một mối quan hệ. (Ảnh: pixnio)
Cô gái mù thắp đèn, mặc dù không chiếu sáng thế giới của mình, nhưng lại hâm nóng một mối quan hệ. (Ảnh: pixnio)

Trong bài thơ "Đề tây lâm bích" của Tô Đông Pha có câu rằng:

"Hoành khan thành lĩnh trắc thành phong,
Viễn cận cao đê các bất đồng"

Tạm dịch:

"Nhìn ngang thành dẫy, nghiêng thành ngọn
Cao thấp xa gần sẽ khác ngay"

Phong cảnh trong mắt người nhìn, ở góc độ vị trí khác nhau sẽ có hình dạng khác nhau.

Bởi vậy, khi bất đồng ý kiến với người khác, cần phải đứng trên vị trí của người khác mà đối đãi, mà suy nghĩ vấn đề, mới có thể giải quyết vấn đề từ gốc rễ.

"Chuyển vị" có thể biến giao tranh thành ngọc trắng, hóa giải hết thảy mâu thuẫn ở thế gian.

Quỳnh Chi
Theo aboluowang.com



BÀI CHỌN LỌC

Phương pháp cao minh nhất để giải quyết vấn đề, nằm ở 2 chữ