Phúc không tới cùng lúc, mà sao hoạ lại đến liên tục?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thành ngữ “phúc bất trùng lai" và câu tục ngữ “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí" (phúc, may mắn thường không đến nhiều, còn tai hoạ, điềm xấu lại liên tục đến) là những câu đúc kết của cổ nhân qua quá trình quan sát hoạ phúc tại nhân gian.

Hai câu này xuất phát từ luận thuật “phúc vô trùng chí, họa tất trùng lai" (nghĩa là: phúc thường không đến liên tục, nhưng hoạ lại thường nối gót nhau mà đến) của học vấn gia Lưu Hướng thời nhà Hán (Thuyết Uyển - Tập thứ 13 - Quyền mưu). Lưu Hướng tại sao lại nói như vậy?

Lưu Hướng xuất thân từ một gia đình hoàng thân quốc thích, dòng dõi tôn thất nhà Hán, huyền tổ của ông là Sở Nguyên Vương Lưu Giao, em trai của Hán Cao Tổ. Trong cuốn Hán Thư nói rằng Lưu Hướng vốn bình dị dễ gần, thanh liêm lạc đạo, lại không ham bổng lộc chức vụ nơi thế tục, ông tập trung vào việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển, nghiên cứu thiên đạo, mối liên hệ, đối ứng giữa thiên tượng và các sự vụ nơi thế gian cùng mối liên hệ giữa người và trời. Ông ban ngày đọc sách, ban đêm quan sát các vì tinh tú, một mạch đến sáng hôm sau.

Chân dung Lưu Hướng. (Ảnh: Miền công cộng)
Chân dung Lưu Hướng. (Ảnh: Miền công cộng)

Thuyết Uyển là trước tác đầu tiên của ông, đúc kết ra từ các bài học từ lịch sử, ghi lại những giai thoại và câu đố, và thảo luận về chúng để làm rõ lý do sự hưng vong của một quốc gia, thành bại của chính trị, giúp lưu lại những chứng giám cho con người tiếp cận điều cát tránh điều hung. "Phúc bất trùng lai" là một trong những trải nghiệm của ông. Lưu Hướng đã sử dụng một câu chuyện có thật về Hàn Chiêu Hầu để giúp mọi người thấu tỏ.

Quốc gia gặp nạn, quan lãng phí tài nguyên, ắt gặp hoạ

Hàn Chiêu Hầu là quân vương thứ sáu của nước Hàn (chư hầu nhà Chu) trong thời Chiến Quốc, và còn được gọi là Hàn Chiêu Ly hầu hoặc Hàn Ly hầu. Khi còn tại vị, ông phong cho Thân Bất Hại làm tướng quốc, tiến hành cải cách nội bộ, tu bổ nghệ thuật, hành đạo, đại cai trị lại đất nước và ngoại giao không chủ trương bừa bãi gây chiến, khiến nước Hàn trở thành nước hùng mạnh trong bảy quốc gia chiến quốc.

Năm Hàn Chiêu Hầu thứ 22 thừa tướng Thân Bất Hại tạ thế. Ba năm sau, Hàn Chiêu Hầu lệnh cho xây dựng một chiếc cổng cao lớn. Khi đó một quan đại phu của nước Sở là Khuất Nghi Cữu đã cả gan nói với Hàn Chiêu Hầu dự đoán: “Tôi cho rằng người sẽ không thể ra khỏi chiếc cổng này đâu!”

Hàn Chiêu Hầu hỏi: “Ngươi tại sao lại cả gan tùy tiện phán như vậy?”

Khuất Nghi Cữu nói: “Vì không đắc được thời thế! Cũng là nói thời điểm này không thích hợp để xây một cánh cổng lớn. Khi hợp thời cơ, mọi việc làm sẽ suôn sẻ, còn không thì khó khăn muôn trùng. Trước đây khi quốc gia hưng thịnh thì người lại không xây dựng chiếc cổng đó. Năm ngoái, nhà Tần đã tấn công lãnh thổ Nghi Dương (nay là tỉnh Hà Nam) của nước Hàn. Năm nay, nước Hàn lại bị hạn hán nặng, lương thực quốc khố đều thâm giảm thiếu hụt. Chính lúc này người không thương xót cho con dân nghèo khổ phải chịu khổ mà lại muốn hào nhoáng phung phí như vậy, nếu không biết điểm dừng sẽ chịu phải tai ương”, câu nói “Phúc bất trùng chí, họa tất trùng lai" chính là nói về hành vi như vậy.

Quả nhiên năm sau khi công trình được hoàn thành, Hàn Chiêu Hầu cũng tạ thế, ứng nghiệm với lời dự đoán của viên quan Khuất Nghi.

Hán Chiêu Hầu bỏ mặc khuyên ngăn đã xây một chiếc cổng thật cao và để lại một bài học lịch sử: "Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí".
Hán Chiêu Hầu bỏ mặc lời khuyên ngăn đã xây một chiếc cổng thật cao và để lại một bài học lịch sử: "Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí". (Ảnh: Pixabay)

Lưu Hướng còn dùng câu “Phúc bất trùng chí, họa tất trùng lai" để khuyên bảo người sau phải biết cẩn thận với từng lời nói hành vi của mình, tránh chiêu mời tai hoạ đến. Ông còn răn dạy con người “Trên phải biết thiên mệnh, dưới phải tỏ nhân sự". Người biết được thiên mệnh ắt sẽ biết căn nguyên của hoạ và phúc, từ đó có thể dự phòng trước khi sự việc xảy ra mà tránh được nhân họa, như việc Khuất Nghi Cữu thấy được việc người làm không thuận đạo trời mà gặp tai họa.

Người xưa rất coi trọng việc “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên” (Đạo đức kinh - Lão Tử), hay triết lý “thiên nhân hợp nhất", từ đó khiến con người biết tiết chế lòng tham và dụng vọng, sống thuận theo lẽ trời mà hưởng phúc.

Người xưa rất coi trọng việc sống thuận theo tự nhiên, hợp với lẽ Đạo, từ đó khiến con người biết tiết chế lòng tham và dụng vọng, sống thuận theo lẽ trời mà hưởng phúc. 
Người xưa rất coi trọng việc sống thuận theo tự nhiên, hợp với lẽ Đạo, từ đó khiến con người biết tiết chế lòng tham và dụng vọng, sống thuận theo lẽ trời mà hưởng phúc. (Ảnh: Miền công cộng)

Tác giả cũng cho rằng khởi nguyên tồn tại phúc và hoạ của một người là đến từ đức và nghiệp, có đức sẽ có phúc, có nghiệp sẽ có hoạ; người đức lớn sống trường thọ, người nghiệp lớn hình thần toàn diệt. Nhân quả tương ứng, thời thời đều xoay vần như vậy. Vì con người sống trong thế gian mê lạc, dưới tác dụng của danh lợi tình mà truy đuổi dục vọng, tạo nghiệp gấp nhiều lần so với đức, vậy nên những ví dụ về “phúc bất trùng chí, họa tất trùng lai” thường rất nhiều. Khi đức dùng hết, nghiệp chưa trả xong thì khổ nạn, những việc không vừa ý cứ kéo nhau mà đến.

“Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí", Vậy làm sao tránh được tai họa? Trong cuốn Thuyết Uyển của Lưu Hướng đã chỉ rõ rằng con người cần đi theo chính đạo, tránh xa cái ác, người ngay chính là người vì người khác mà nghĩ, vì việc công mà suy xét, làm người đương quyền chấp chính cần thấu hiểu lòng dân, kẻ ác chính là tư lợi truy cầu riêng cho bản thân mình, lừa dân chúng bách tính, đó chính là ác. Người trí giả hành sự, luôn xem trọng sự phòng bị, thời khắc đều cẩn thận cảnh tỉnh suy nghĩ hành vi của tự thân, khi yên ổn nghĩ đến lúc an nguy, thì mọi việc đều bình an.

Những tư tưởng sâu sắc này của cổ nhân đã được truyền thừa hơn 2000 năm. Một lần nữa trong những ngày tháng hỗn loạn cuối cùng, trời xanh hy vọng thế nhân bước trên con đường đúng đắn và tránh xa những thứ xấu tà để thực sự được an toàn trước thảm họa.

Anh Kỳ
Theo: Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Phúc không tới cùng lúc, mà sao hoạ lại đến liên tục?