Phép bói toán Đại Lục Nhâm: người đến chưa cần hỏi cũng đã có thể biết được mục đích của xem bói

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phép bói toán là phương pháp mà bằng cách nào đó nhìn ra được thiên cơ của trời đất, có thể là bằng gieo quẻ, xem tướng,... hoặc như phương pháp Đại Lục Nhâm kể dưới đây.

Trong quá khứ từng xuất hiện nhiều người có khả năng bói toán kiệt xuất như Lưu Bá Ôn, Gia Cát Lượng ở Trung Quốc, nhà tiên tri Nostradamus người Pháp, hay nước Việt ta có Nguyễn Bỉnh Khiêm… Tất cả những lời tiên tri của họ đều đã được chứng thực với độ chính xác cao. Vì thế, có thể nói bói toán là bộ môn khoa học của người xưa chứ hoàn toàn không phải mê tín.

Khoa học hiện đại ngày nay cũng chỉ là một phương pháp để con người nhận thức thế giới. Nhưng vũ trụ là vô hạn, trong khi nhận thức của con người là hữu hạn, còn rất nhiều điều bí ẩn mà con người chưa giải mã được. Nếu coi tất cả những điều khoa học chưa nhận thức được đều là mê tín thì có lẽ có phần hẹp hòi, hơn nữa quan niệm đó còn cản trở sự phát triển, không thể giúp con người tiếp thu nhận thức mới.

Những gì khoa học phát hiện ra đều là thứ con người chưa từng thấy, chưa từng biết, nhưng điều đó không đồng dạng chúng không tồn tại. Chúng vẫn ở đó, chỉ là con người chưa đủ trình độ khám phá đến.
Những gì khoa học phát hiện ra đều là thứ con người chưa từng thấy, chưa từng biết, nhưng điều đó không đồng dạng chúng không tồn tại. Chúng vẫn ở đó, chỉ là con người chưa đủ trình độ khám phá đến. (Pixabay)

Đại Lục Nhâm là một môn học bói toán cổ xưa tinh thâm trong thuật dự đoán của Trung Quốc, cùng Thái Ất, Kỳ Môn, được gọi là “Tam thức” dự đoán thời xưa. Đại Lục Nhâm có thể dự đoán rất chuẩn xác sự việc xảy ra trong đời người và hướng phát triển của người và vạn vật. Vì thế nhân gian thường lưu truyền câu tục ngữ: “Học hội Đại Lục Nhâm, lai nhân bất dụng vấn” (Học được Đại Lục Nhâm, người đến chưa cần hỏi cũng đã có thể biết được mục đích của người tới xem bói).

Sách Khách Song Nhàn Thoại của Ngô Xí Sương thời Đạo Quang Đế (1782 - 1850) có hai chương là ‘Bốc Giả Lương Ông’ và ‘Lục Nhâm Thần Khóa’ chuyên giảng về sự thần kỳ của phép bói toán Đại Lục Nhâm. Trong đó có câu chuyện về Trương Đoan Lâm.

Trương Đoan Lâm người Hải Xương thời nhà Minh, cha của ông làm quan tại Vân Nam, đã chết khi còn tại chức. Trương Đoan Lâm đem linh cữu của cha về quê an táng, trên đường đi qua Hồ Quảng, ông phát hiện ở đó giá gạo rất rẻ, liền đem toàn bộ số ngân lượng mang theo, mua 800 thạch gạo(1) cho lên thuyền, dùng thuyền vận chuyển về Hà Nam.

Trên đường đi qua Hồ Quảng, ông phát hiện ở đó giá gạo rất rẻ, liền đem toàn bộ số ngân lượng mang theo, mua 800 thạch gạo cho lên thuyền, dùng thuyền vận chuyển về Hà Nam. 
Trên đường đi qua Hồ Quảng, ông phát hiện ở đó giá gạo rất rẻ, liền đem toàn bộ số ngân lượng mang theo, mua 800 thạch gạo cho lên thuyền, dùng thuyền vận chuyển về Hà Nam. (Miền công cộng)

Lúc ấy, trên sông bỗng nổi lên trận gió lớn, rất nhiều đội thuyền đều phải cập bờ dừng lại. Khi thuyền Trương Đoan Lâm đi vào một thôn xóm bốn phía đều là sông, thuyền chở khách đậu vòng quanh. Trong xóm đó có một ngôi nhà lớn, tường cao dày, đội thuyền ngừng trước cửa nhà này cũng rất nhiều. Đoan Lâm liền lên bờ tản bộ, ngẫu nhiên đi vào một quán rượu nhỏ, một mình uống rượu. Nghe khách trong quầy thảo luận, ngôi nhà lớn đó có một lão Lương Ông xem bói, biết quá khứ tương lai của một người, tính được lành dữ họa phúc, vô cùng linh nghiệm.

Đoan Lâm liền đến người khách hỏi thăm, mới biết được lão Lương Ông nhận được chân truyền của một dị nhân, dùng Đại Lục Nhâm mà nổi danh, người xem bói chưa cần mở miệng đã biết được chuyện muốn hỏi, vì vậy sau khi lập nghiệp đã phát tài rất nhiều.

Nhưng gần đây vì tuổi già, lão Lương Ông mỗi ngày chỉ đoán mười hai quẻ, người nào muốn cầu xem bói phải đến nhà ông từ sáng sớm, giao phí đăng ký là 100 văn tiền, phí đoán một quẻ là một lượng, người đến sớm được liệt kê trong danh sách thì mới có thể được xem bói. Đến chậm không đăng ký được, thì không được xem. Mọi người đều giành nhau đến trước, cũng có người xa nghìn dặm đến xin chỉ giáo, cho nên trước cửa nhà thường đậu rất nhiều thuyền bè.

Mọi người đều giành nhau đến trước, cũng có người xa nghìn dặm đến xin chỉ giáo, cho nên trước cửa nhà thường đậu rất nhiều thuyền bè.
Mọi người đều giành nhau đến trước, cũng có người xa nghìn dặm đến xin chỉ giáo, cho nên trước cửa nhà thường đậu rất nhiều thuyền bè. (Miền công cộng)

Đoan Lâm cũng nảy sinh ý muốn cầu một quẻ, sáng sớm hôm sau liền mang theo ngân lượng đến nhà ông ấy. Người gác cổng bố trí quầy hàng chính là người quen biết của Đoan Lâm, nên liền đăng ký được một số.

Đợi đến lượt Đoan Lâm đi vào, mười hai số đã treo kín, Đoan Lâm cầu người quen biết xem thêm một số, ông nói: “Tôi không phải là chủ, không dám tự tiện tăng thêm”. Khi người cầm sổ gọi mười hai vị khách đi vào, Đoan Lâm cũng theo họ vào phòng xem.

Chỉ thấy trong phòng bày biện tinh nhã, có vị lão Ông gần tám mươi, đầu đội băng quan tứ phẩm, ngồi ở đó, trên bàn án trước chỗ ông ngồi bày đặt một ống quẻ bằng ngà voi, hai bên có bốn tiểu đồng chấp bút nghiên mực phục mệnh.

Trưởng quầy mở sổ ghi chép gọi: “Vị khách thứ nhất, xin mời rút trù (thẻ bằng tre, gỗ hoặc ngà voi)”. Khách rút trù đưa cho lão Ông phía trước, lão Ông xem trù thoáng tính toán, rồi nói với đám học trò: “Mỗi khách có một giờ đồng hồ, với mỗi một sự việc được hỏi, ông nói rõ quẻ chủ cát hung như thế nào”, các đồ đệ chắp bút ghi lại không ngừng, đều giải đáp cho khách rất ưng ý, không sai một ai. Sau khi tất cả mười hai quẻ đều đã đoán hết, khách cũng lần lượt rời đi.

Chỉ thấy trong phòng bày biện tinh nhã, có vị lão Ông gần tám mươi, đầu đội băng quan tứ phẩm, ngồi ở đó, trên bàn án trước chỗ ông ngồi bày đặt một ống quẻ bằng ngà voi.
Chỉ thấy trong phòng bày biện tinh nhã, có vị lão Ông gần tám mươi, đầu đội băng quan tứ phẩm, ngồi ở đó, trên bàn án trước chỗ ông ngồi bày đặt một ống quẻ bằng ngà voi. (Miền công cộng)

Đoan Lâm nghe đến mắt nhìn chăm chú tâm thần ngưng tụ, quên cả ra về. Lão Ông bỗng nhiên nói với Đoan Lâm: “Khách từ phương xa đến không kịp đăng ký số, lão già cổ hủ ta tặng anh một quẻ, làm hết nghĩa tình của một người chủ. Anh họ Trương, từ Điền Nam đến phải không?” Đoan Lâm giật mình trả lời: “Đúng vậy, sao ông biết được vậy?”

Lão Ông nói: “Chỗ anh đang ngồi thuộc cung Ly, lại đang lúc buổi trưa, tính toán giá trị trương tinh, nên ta biết. Hôm nay là ngày Ất Mão, tam truyền lấy Thân, Dậu, Tuất làm ngày tài quan trong số Quý Thần, Bạch Hổ, Thái Thường, Huyền Vũ, Bạch Hổ hung thần đồng quan, có liên quan tới tôn thuộc, bên trong thuyền của anh ắt có chứa quan tài của phụ thân anh.

Tuất là địa ngục, cha anh lúc còn sống từng làm quan cai ngục. Thái Thường là lúa mạch, kèm theo Dậu Kim, nên có chứa gạo. Lưỡng kim lặp lại tứ số, gạo là 800 thạch phải không? Khóa Trung Dần nhất xung, Ki Tinh động hĩ (Ki Tinh chủ phong). Ngày mai giờ Dần gió sẽ chuyển hướng Tây Bắc, thuyền chạy rất thuận lợi.

Vị Truyền là địa, Tuất Mão tác hợp, ứng nghiệm tháng 12 ngày Mão sẽ trở lại nguyên quán, nhưng gạo mang về chẳng những không bán được giá tốt, mà một hạt cũng không còn, lý do là tài đã nhập Huyền Vũ nên tiêu tan hết, tận hóa thành Quỷ Hỹ trong Tam Truyền, anh nhất định phải đối đãi cẩn thận”.

Lão Ông không hỏi mà đoán chính xác hết thảy sự việc của Đoan Lâm khiến anh không khỏi bất ngờ.
Lão Ông không hỏi mà đoán chính xác hết thảy sự việc của Đoan Lâm khiến anh không khỏi bất ngờ. (Miền công cộng)

Sau khi đoán xong, Đoan Lâm trả ngân lượng rồi trở về thuyền của mình, quả nhiên canh năm rạng sáng ngày hôm sau thuyền thuận gió, giương buồm mà tiến, ngày Mão 26 tháng Chạp, thuận lợi về đến Vương Gia Kiều.

Đã gần đến ngày lễ cuối năm, không có thời gian rỗi để an táng, nơi ông ngừng thuyền có người anh rể tên Lục Mỗ, là thương nhân buôn bán gạo. Liền mượn anh rể một khoảng đất trống, tạm thời chôn quan tài của cha; bởi vì nghĩ đến việc khi gạo mang về nhà, họ hàng sẽ cưỡng ép mượn, không như gia đình của chị gái buôn bán gạo, nên gửi gạo lại nhà chị.

Sau đó Đoan Lâm lấy lý do phải mừng năm mới cùng mẹ để trở về. Qua tết, Đoan Lâm trở lại nhà chị gái, gõ cửa bước vào, chị gái khóc lóc nói với Đoan Lâm: “Anh rể của em thiếu nợ khách hơn ngàn lạng vàng, nên gạo năm trước em gửi ở đây, đều bị khách cưỡng đoạt cướp hết rồi. Anh rể không dám nhìn mặt em, bây giờ cũng không biết anh ấy trốn ở đâu nữa”.

Lúc này Đoan Lâm mới nhớ đến quẻ bói của Lương Ông, cảm thán nói: “Số đã định trước rồi, quả nhiên không thể tránh được. Chị không cần lo lắng, chúng ta là thân thuộc, giá gạo không cần tính toán, bây giờ chúng ta đi tìm anh rể trở về nhà thôi”.

Trong câu chuyện trên, thầy bói Lương Ông được dị nhân chân truyền phép bói toán Đại Lục Nhâm quả thật là rất lợi hại. Khi Trương Đoan Lâm đến, chưa kịp nói một câu, chỉ dựa vào chỗ ông ngồi cùng thiên can địa chi và thời thế, mà có thể tính ra họ của ông, đến từ đâu, đi hướng nào, hiện đang làm chuyện gì, kết cục sẽ như thế nào… mà sau đó đều đã ứng nghiệm khiến Trương Đoan Lâm cũng phải than thở.

Ngày nay, số người tin vào bói toán đã không ít. Có cầu thì có cung, người xem bói theo đó mà nhiều lên. Nhưng theo cùng sự suy đồi về văn hóa, bói toán cũng đã bị biến dị.

Như ở trên ta thấy, Lương Ông phải được một dị nhân chân truyền thì mới có khả năng bói toán thần kỳ như vậy. Mà Lương Ông xem bói, cũng chỉ nói ra tương lai Trương Đoan Lâm xảy ra chuyện gì, không hề bảo họ Trương cúng giải hạn, can thiệp vào thiên mệnh, cũng không hề vòi vĩnh tiền bạc.

Khi Trương Đoan Lâm bị mất số gạo lớn đúng như lời Lương Ông nói thì không hề tỏ ra tiếc nuối, cũng không trách oán anh rể. Bởi vì anh ta biết đó là số mệnh. Điều này cho thấy lời mà Lương Ông dự báo trước cho Trương Đoan Lâm có tác dụng tích cực, khiến con người tin vào số mệnh mà bớt đi tham sân si.

Những thầy bói ngày xưa cũng vậy, thường xem bói để khuyên con người bỏ điều ác, làm điều thiện, qua đó mà cải biến vận mệnh. Như vậy thầy bói cũng không bị mang tiếng làm cái việc thất đức.

Nhưng ngày nay, bói toán nhiều khi bị lợi dụng, nhiều người hành nghề xem bói là để kiếm tiền trục lợi. Có người đến xem bói của một ông thầy bói nọ, ông này phán ngay một tràng rằng gia đình nhà này bị phá sản, con cái li hôn,... khiến người này khiếp vía, phải bỏ ra một số tiền lớn để cúng giải hạn.

Bói toán vốn dĩ là việc tiết lộ thiên cơ, nên rất dễ vi phạm luật trời. Người xem bói xưa thường có đạo đức cao thượng để không làm ra việc trái với thiên ý. Trong khi một số người xem bói ngày nay lợi dụng bói toán mà làm ra không ít điều xấu, lại không biết rằng đó là hành vi tổn hại đạo đức, sớm muộn cũng bị báo ứng.

Nam Minh

Ghi chú:
(1): Thạch gạo: Đơn vị đo lường dung tích gạo thời xưa, theo các tài liệu sử thì 1 thạch gạo tương đương với số gạo một người tiêu thụ trong 1 năm (còn 1 đấu là lượng gạo 1 người tiêu thụ trong 1 ngày). Tính ra thì 1 thạch gạo nặng 150 kilôgram.



BÀI CHỌN LỌC

Phép bói toán Đại Lục Nhâm: người đến chưa cần hỏi cũng đã có thể biết được mục đích của xem bói