Phá sắc giới, tổn thất thảm trọng [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khoảng 1.700 năm trước, có một Vương quốc Quy Từ ở vùng Kuchar, vốn là Tân Cương ngày nay, rất giàu có và thịnh vượng và sùng bái Phật Pháp. Một hôm, đúng vào lúc vương quốc Quy Từ đang tổ chức ngày hội Đại Pháp hàng năm, nhà vua đã mời một vị cao tăng đến thuyết giảng Phật giáo Đại thừa… 

“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán”

Dịch nghĩa:

“Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế”

Ít ai biết được những câu Kinh Phật tuyệt vời phản ánh đầy đủ vẻ đẹp của tiếng Hán này, bắt nguồn từ một cao tăng ở Tây Vực.

Có rất nhiều từ mà ngày nay ai cũng quen thuộc, chẳng hạn như “đại thiên thế giới”, “không nhiễm bụi trần”, “suy nghĩ vẩn vơ”, “thịt nát xương tan”, “khổ hải”, “tấm lòng”... đều bắt nguồn từ người này. Ông là một trong bốn vị dịch giả kinh Phật lớn trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, và được biết đến với cái tên Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) (344-413). Các vị hoàng đế Trung Nguyên thậm chí đã phát động hai cuộc chiến tranh trong lịch sử để tranh giành vị cao tăng của Tây Vực này.

Phật Thuyết A Di Đà Kinh do Cưu Ma La Thập dịch (Nguồn wikipedia)

Pháp sư bước lên lưng quốc vương

Khoảng 1.700 năm trước, có một Vương quốc Quy Từ ở vùng Kuchar, vốn là Tân Cương ngày nay, rất giàu có và thịnh vượng và sùng bái Phật Pháp. Một hôm, đúng vào lúc vương quốc Quy Từ đang tổ chức ngày hội Đại Pháp hàng năm, nhà vua đã mời một vị cao tăng đến thuyết giảng Phật giáo Đại thừa, và những vị vua của các nước xung quanh đều biết thông tin này.

Tại đại sảnh giảng Pháp, nhìn thấy rõ nhất một chiếc ngai vàng được chạm khắc hình tượng hùng sư, các vị vua quỳ ở một bên của ngai vàng, chờ đợi sự xuất hiện của vị cao tăng. Khi ông xuất hiện ở cửa lớn, có lẽ là một khung cảnh khiến chúng ta phải ngạc nhiên, đó là một thanh niên tuấn tú, còn một bên là các quốc vương đều đang cúi rạp mình sát đất cung kính, thỉnh mời người thanh niên này dẫm lên lưng họ, và từng bước tiến đến ngai vàng hùng sư.

Người thanh niên rất được tôn sùng này chính là Cưu Ma La Thập. Quốc vương của Quy Từ là Bạch Thuần, cũng là bác của Cưu Ma La Thập. Và mẹ của ông là em gái của vua nước Quy Từ, bà tên là Kỳ Bà.

Cưu Ma La Thập còn trẻ như vậy, tại sao lại có thể được tôn sùng như thế?

Câu chuyện của cha mẹ

Mẹ của Cưu Ma La Thập là Kỳ Bà, từ nhỏ đã thông minh, xinh đẹp, ai từng gặp bà cũng không thể quên được, trên người bà có một nốt ruồi son báo trước tương lai sau này sẽ có một quý tử trí huệ phi phàm. Tuy nhiên, dù các quốc vương và hoàng tử của 36 sáu quốc gia thuộc Tây Vực đến cầu hôn, nàng một mực không màng tới.

Cho đến năm 20 tuổi, xuất hiện một chàng trai tên là Cưu Ma La Viêm đến từ Thiên Trúc (nay là Ấn Độ). Người này khí độ phi phàm, trí tuệ uyên thâm và đạo đức cao thượng, xuất thân là gia thế tể tướng nhưng lại có chí tu Phật. Anh đã vứt bỏ cơ hội thừa kế địa vị tể tướng, lặn lội quãng đường dài, vượt qua Thông Lĩnh (biên giới Tân Cương và Tajikistan) và đến với đất nước Quy Từ.

Vào thời đó, Quy Từ đang ở trong giai đoạn Phật giáo phát triển huy hoàng nhất, tất cả các thành viên trong hoàng tộc đều tín Phật giáo và đào hang động Phật giáo trên quy mô lớn .

Quốc vương của nước Quy Từ rất vui mừng khi nghe tin Cưu Ma La Viêm đến, đích thân ra ngoại ô nghênh tiếp và tôn ông làm quốc sư.

Bất ngờ, Kỳ Bà nhìn thấy Cưu Ma La Viêm, vừa gặp đã yêu ngay, nếu không phải người này thì Kỳ Bà sẽ không kết hôn. Vậy là Kỳ Bà thúc giục nhà vua đi cầu hôn. Không biết do sự tha thiết của Bạch Thuần, hay không cưỡng lại nổi sự thông minh, xinh đẹp của Kỳ Bà, cuối cùng La Viêm đã đồng ý.

Có lẽ chính vì duyên phận này mà Cưu Ma La Viêm vốn từ phương xa tới và xuất gia, đã hoàn tục, kết duyên với Kỳ Bà, chẳng bao lâu sau Kỳ Bà mang thai.

Khi đó, một điều thần kỳ đã xảy ra. Sau khi mang thai, Kỳ Bà cảm thấy khả năng lĩnh hội Phật Pháp của mình chợt tăng lên gấp nhiều lần, nghe nói ở ngôi chùa lớn Tước Lê có rất nhiều cao tăng đắc Đạo, bà thường cùng các cung nữ quý tộc tới đây, trang trí đồ cúng, chay giới và nghe Pháp. Bà đột nhiên hiểu được tiếng Phạn mà không cần thầy dạy, khiến mọi người thảy đều kinh ngạc! Người am hiểu nói: “Đây hẳn là vì bà mang thai một đứa trẻ vô cùng thông minh”.

Khi Kỳ Bà hiểu sâu hơn về Phật Pháp, sau khi sinh Cưu Ma La Thập, bà liền nảy sinh niệm xuất gia. Lần này đến lượt Cưu Ma La Viêm phản đối: “Ta đã từng xuất gia, nàng khiến ta hoàn tục, giờ nàng muốn xuất gia, thì ta phải làm sao?”. Dù thế nào Cưu Ma La Viêm cũng không đồng ý cho Kỳ Bà đi tu, quả thực là một cặp oan gia! Chẳng có cách nào, sau vài năm nữa, họ lại sinh thêm một cậu con trai tên là Phất Sa Đề Bà.

Tuy trong tâm Liên Hoa Sắc hoài nghi, nhưng cô là một người vợ hiền thục, xưa nay chưa từng đề cập đến những việc ghen tuông bao giờ. 
Kỳ Bà hiểu sâu hơn về Phật Pháp, sau khi sinh Cưu Ma La Thập, bà liền nảy sinh niệm xuất gia. (Shutterstock)

Sau đó, trong một chuyến đi ra khỏi thành phố, Kỳ Bà nhìn thấy một nghĩa trang và những bộ xương người chết nằm rải rác trên mặt đất, và cảm nhận sâu sắc cả cuộc đời làm người, dù cho quang vinh quyền thế đến đâu, nếu như không thể tu luyện đắc chính quả, cuối cùng cũng chỉ là một nắm xương khô. Lần này Kỳ Bà hạ quyết tâm phải xuất gia.

Cưu Ma La Viêm vẫn không đồng ý nên Kỳ Bà đã tuyệt thực, đến đêm ngày thứ 6 Kỳ Bà hấp hối, Cưu Ma La Viêm thấy nếu mình không đồng ý thì vợ sẽ chết thật, nên đành phải đồng ý. Vậy là Kỳ Bà đạt được ước nguyện của mình, và đưa con trai Cưu Ma La Thập cùng mình xuất gia. Lúc này Cưu Ma La Thập mới 7 tuổi.

Thiếu niên xuất gia

Cưu Ma La Thập là một người tài trí vô cùng kiệt xuất, khi mới 6 tháng tuổi đã biết nói, lên 3 tuổi đã biết chữ, từ khi lên 5 đã bắt đầu đọc nhiều sách có kiến thức uyên thâm, và có trí nhớ tuyệt vời. Sau khi xuất gia, sư phụ giảng giải Kinh nghĩa cho cậu, cậu lập tức có thể hiểu rõ thấu đáo. Mỗi ngày có thể đọc thuộc 1.000 câu kệ, mỗi câu 32 từ, nghĩa là cậu có thể đọc thuộc lòng 32.000 từ mỗi ngày.

Sau khi xuất gia, Kỳ Bà dũng mãnh tinh tấn, và chẳng bao lâu đã đạt được quả vị A La Hán sơ quả và sở hữu thần thông. Vì là em gái của quốc vương nên mọi người cung dưỡng cho bà rất nhiều, để tránh tình trạng này, hai năm sau, Kỳ Bà đưa Cưu Ma La Thập đến vương quốc Kế Tân.

Tại Vương quốc Kế Tân, Cưu Ma La Thập được đại Pháp sư Bàn Đầu Đạt Đa chỉ bảo, dạy tiểu thừa Phật giáo. Bàn Đầu Đạt Đa là người có tài đức và trí tuệ vượt bậc, là em họ của quốc vương Kế Tân, danh tiếng của ông nổi trên khắp các nước, dân chúng xa gần đều lấy ông làm thầy. Vị thầy này thường khen ngợi Cưu Ma La Thập thông minh, tuấn tú, khiến quốc vương không khỏi kinh ngạc.

Quốc vương mời Cưu Ma La Thập vào cung và tập hợp một nhóm người ngoại đạo để tranh luận với cậu. Những người ngoại đạo chỉ xem cậu là một đứa trẻ và không thèm để ý đến, kết quả Cưu Ma La Thập nhanh chóng nắm lấy sơ hở của họ và bác bỏ, chỉ ra chỗ sai khiến họ không nói nên lời, vừa xấu hổ vừa hối hận, cúi xuống vái chào. Quốc vương vừa ngạc nhiên vừa khâm phục, hằng ngày ban cho cậu thức ăn ngon, vì sợ sơ suất, sai 15 vị hòa thượng lớn nhỏ tới quét dọn và chăm sóc nơi ở của cậu hàng ngày. Tất cả đều coi Cưu Ma La Thập như một người thầy.

"Thưa thầy, con bị nói là ‘tam nhật hòa thượng’. Mẹ con nói: 'Đứa nhỏ này đúng là ‘tam nhật hòa thượng’, làm gì cũng không nên. Thầy ơi, ‘tam nhật hòa thượng’ có nghĩa là gì?"
Tất cả đều coi Cưu Ma La Thập như một người thầy. (Ảnh: Pixabay)

Hai mẹ con Cưu Ma La Thập ở đây 3 năm. Khi cậu 12 tuổi thì Kỳ Bà đưa cậu về Quy Từ. Nhiều quốc gia gần xa mời cậu về và hứa ban chức vị rất cao, nhưng cậu không quan tâm đến điều đó. Theo như mô tả trong “Cao tăng truyện”, tính cách của Cưu Ma La Thập không câu nệ tiểu tiết và vô tư.

Một ngày nọ, Kỳ Bà đưa cậu đến Nguyệt Thị Bắc Sơn và gặp một đại hòa thượng. Khi nhìn thấy Cưu Ma La Thập, ông rất kinh ngạc và nói với Kỳ Bà: “Nên bảo vệ cẩn thận tiểu hòa thượng này. Nếu tới năm 35 tuổi cậu ấy không phạm giới, mới có thể đại hưng Phật Pháp, độ được vô số người. Nếu không thể thủ giới, thì chỉ có thể là một vị pháp sư học thức uyên bác, am hiểu kinh điển mà thôi”.

Có thể sẽ có người hỏi: “Sự khác biệt giữa vị Phật có thể hoằng dương Phật Pháp và cứu độ vô số người với một pháp sư thông tỏ kinh điển là gì? Cả hai đều tốt mà?”. Kỳ thực, sự khác biệt rất to lớn.

Cũng như Lục tổ Huệ Năng của Thiền tông, không biết chữ Hán, nhưng ông vẫn có thể ngộ Đạo và tu hành. Mục tiêu lớn nhất của một người tu Phật tu Đạo là đến bên kia cõi Niết bàn, tu thành chính quả, thành Phật và Đạo. Đương nhiên, nếu người này tu luyện đến cảnh giới cao, vẫn có thể cứu độ người khác. Đó là điều còn vĩ đại hơn.

Và con người thế gian cho dù có hiểu biết bao nhiêu, nếu họ không tu Phật tu Đạo, hoặc không tu thành, cho dù có bao nhiêu lý thuyết và kiến ​​thức, danh vọng cao tới đâu nơi nhân thế, dù họ có đọc ngược được kinh Phật đi chăng nữa, hiểu cũng rất rõ, nhưng không làm được yêu cầu trong kinh Phật, thì sẽ không tu thành. Vì vậy, theo quan điểm của Phật gia, sự khác biệt giữa Đức Phật và dịch giả kinh Phật là một người ở trên trời và một người ở mặt đất.

Sau đó, hai mẹ con Cưu Ma La Thập tới Sa Lặc, Ôn Túc và các quốc gia khác. Tại Sa Lặc, Cưu Ma La Thập đã gặp đại thừa Pháp sư tài kỹ tuyệt luân Tu Da Lợi Tô Ma và học Phật giáo Đại thừa từ ông. Phật giáo Đại thừa chủ trương phổ độ chúng sinh, còn Phật giáo Tiểu thừa thì chỉ có thể giải thoát bản thân. Ngoài ra, tại Sa Lặc cậu còn tinh thông thuật toán âm dương, chiêm tinh hung cát...

Quốc vương Sa Lặc thỉnh mời Cưu Ma La Thập thăng tọa giảng giải Kinh Chuyển Pháp Luân, kinh này đã gây chấn động ở các nước Vùng phía Tây.

Tại nước Ôn Túc thuộc Aksu, Tân Cương ngày nay, có một nhà tu Đạo rất nổi tiếng trong chư quốc Tây vực, ông tự nhận rằng mình có tài tranh biện vô địch, đánh trống tuyên bố nếu ai biện giải vượt hơn mình, ông sẽ tự chém đầu tạ lỗi. Cưu Ma La Thập tình cờ đi ngang qua, hỏi hai vấn đề khiến ông ta sững sờ bối rối, đành phải chuẩn bị chém đầu thì Cưu Ma La Thập đã kịp thời ngăn cản. Điều này càng làm cho danh tiếng Cưu Ma La Thập vang xa hơn.

Quay lại nước Quy Từ hồng dương Phật Pháp

Lúc này, quốc vương Bạch Thuần của nước Quy Từ không thể ngồi yên, một người nổi tiếng như vậy không thể để vân du được, cần phải mời anh ta trở về. Đích thân quốc vương nước Quy Từ đi đến nước Ôn Túc để nghênh đón mẹ con Cưu Ma La Thập trở về Quy Từ. Cưu Ma La Thập giới thiệu kinh Đại Thừa rộng khắp. Mọi người khắp nơi đều sùng kính, ngưỡng mộ ông, và không ai có thể so bì với ông.

Khi Cưu Ma La Thập 20 tuổi, tại vương cung ông được thụ phong cụ túc giới - thứ bậc cao nhất trong tỳ khưu giới.

Một thời gian sau, Kỳ Bà nói với vua Bạch Thuần rằng: “Quy Từ sẽ sớm suy tàn. Em cần đến Thiên Trúc và tiếp tục tu học Phật Pháp”. Bởi vì bà có thần thông và có thể dự đoán trước được những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Trước khi rời đi, bà nói với Cưu Ma La Thập: “Phật giáo Đại thừa và các kinh điển khác nên được hồng dương tại Đông Thổ. Điều này phải dựa vào lực lượng của con. Nhưng con sẽ gặp phải những gian nan phức tạp và không có lợi cho bản thân con. Con nghĩ sao?”

Cưu Ma La Thập nói: “Bồ Tát có cảnh giới vì người quên mình xả thân. Để lưu truyền Phật giáo Đại thừa tại Đông thổ, dẫu phải qua nước sôi lửa bỏng con cũng không hối hận hay tiếc nuối”. Vì vậy, Kỳ Bà đã một mình đến Ấn Độ, và sau này đạt được quả vị cao hơn.

Cưu Ma La Thập ở lại Quy Từ 20 năm và tiếp tục nghiên cứu sâu kinh điển Đại thừa, thấu triệt những điều huyền bí trong đó. Quốc vương Quy Từ đã làm một chiếc ghế sư tử bằng vàng cho Cưu Ma La Thập, và hàng năm ông ngồi trên chiếc ghế này thuyết Pháp và danh tiếng của ông dần dần lan sang Trung Quốc.

Kumarajiva at Kizil Caves, Kuqa (cropped).jpg

Tượng Cưu Ma La Thập ở Tân Cương (Nguồn wikipedia/ CC BY-SA 3.0)

Trận chiến đầu tiên tranh giành Cưu Ma La Thập

Lúc bấy giờ, Trung Nguyên đúng vào thời kỳ 16 vương quốc thời Đông Tấn, quốc gia hùng mạnh nhất ở miền bắc Trung Quốc là thời kỳ tiền Tần do tộc người Di thành lập, lúc đó là hoàng đế tiền Tần là Phù Kiên ngưỡng mộ văn hóa Hán, trọng dụng người Hán, thực hiện cải cách Hán hóa, thúc đẩy hòa hợp dân tộc và cuối cùng là thống nhất phương Bắc.

Một ngày nọ, quan Thái Sử báo cáo với Phù Kiên: “Một ngôi sao đặc biệt đã xuất hiện ở ranh giới Tây Vực. Điều này cho thấy rằng nhất định có một người có đại trí đại huệ và đạo đức cao thượng tới phù trợ Trung Quốc”.

Phù Kiên tin rằng thiên tượng này tương ứng với Cưu Ma La Thập danh nổi khắp nơi. Vì vậy, ông phái tướng quân Lữ Quang dẫn một đội quân 70.000 lính đến đánh Vương quốc Quy Từ, mục đích là giành được Cưu Ma La Thập.

Trước khi lên đường, Phù Kiên đã đặc biệt dặn dò Lữ Quang: “Trẫm nghe nói rằng Tây Vực có Cưu Ma La Thập hiểu sâu sắc mọi sự vật trong vũ trụ, lại giỏi thuật âm dương. Trẫm thực sự muốn có ông ta phò trợ. Bậc hiền triết là báu vật lớn của quốc gia, sau khi chinh phục được Quy Từ, khanh hãy lập tức đem Cưu Ma La Thập về đây. Bậc đế vương thuận thiên lý mà trị quốc, lấy bách tính làm nền tảng, há chỉ vì tham lợi ích mà chinh phạt các nước khác? Lần này đi chỉ vì muốn mời người có Đạo”.

Lữ Quang dẫn quân tiến về phía Tây, nhưng vẫn chưa tới được Quy Từ, Cưu Ma La thập đã phát hiện ra. Ông nói với quốc vương: “Chẳng bao lâu nữa sẽ có một kẻ thù mạnh từ phương Đông tới. Tốt nhất là nên đối đãi cung kính, không nên đối đầu với họ”. Quốc vương không đồng ý và kiên quyết nghênh chiến.

Sau nửa năm chiến tranh gian khổ, Lữ Quang đã đánh bại Quy Từ và các nước khác đến viện trợ. Cưu Ma La Thập bị bắt.

Lữ Quang không tín Phật, nhìn Cưu Ma La Thập cảm thấy còn trẻ tuổi, không phải xuất sắc như truyền thuyết, đã ác ý ép buộc Cưu Ma La Thập và em họ - là công chúa của Quy Từ, thành thân. Cưu Ma La Thập kiên quyết từ chối không theo. Lữ Quang nghĩ ra mánh khóe, hắn khiến Cưu Ma La Thập uống say rượu, sau đó đưa ông và em họ vào một căn phòng, và lần này Cưu Ma La Thập đã phạm sắc giới.

Phật giáo của Đức Phật Thích Ca rất coi trọng việc tuân giữ giới luật. Đối với Cưu Ma La Thập, nỗi đau và sự hối hận do phá giới là không thể nào diễn tả bằng lời.

Tuy nhiên, điều đáng khâm phục là ông đã kiên trì thực hiện lời hứa truyền bá Phật pháp tới Đông Thổ và không chùn bước.

Lữ Quang còn bắt Cưu Ma La Thập cưỡi bò điên, ngựa hoang, để mua vui cho mình. Cưu Ma La Thập vẫn bất động, chịu nhục, sắc mặt không có chút khác thường. Lúc này, Lữ Quang mới nhớ đến lời dặn của Phù Kiên, rất xấu hổ, hắn mới dừng các việc này lại.

Trên đường về nhà, quân của Lữ Quang hạ trại dưới chân núi, và Cưu Ma La Thập nhắc nhở: “Nên dời quân đến nơi cao hơn, nếu không sẽ gặp tai họa”. Lữ Quang không chịu nghe. Đêm đó mưa to như thác, nước lũ trên núi đổ xuống dữ dội, hàng ngàn binh lính chết đuối, Lữ Quang lúc này mới cảm thấy Cưu Ma La Thập quả thực rất thần kỳ.

Cưu Ma La Thập cũng nói với Lữ Quang rằng: “Nơi này nguy hiểm, không nên ở lâu. Ngài nên nhanh chóng rời đi càng sớm càng tốt. Trên đường đi sẽ tìm được một nơi phù hợp để cư trú”. Lần này Lữ Quang rất lắng nghe và mau chóng rời quân đi.

Trận chiến thứ hai

Vậy Cưu Ma La Thập có thể thuận lợi đến phương Đông để truyền bá Phật Pháp không?

Khi đến Lương Châu, Lữ Quang biết được Phù Kiên đã dẫn một đội quân một triệu người tấn công Đông Tấn và muốn thống nhất Trung Quốc, nhưng ông đã bị đánh bại trong trận Phì Thủy, bị tướng Diêu Trường buộc phải tự sát. Diêu Trường xưng đế và thành lập Hậu Tần.

Lữ Quang lệnh cho quân mặc đồ tang bày tỏ sự thương tiếc, từ đó ở lại Lương Châu và xưng vương, được sử sách gọi là Hậu Lương. Lữ Quang để cho Cưu Ma La Thập sinh sống lâu dài ở Lương Châu, để bày mưu tính kế cho mình. Cưu Ma La Thập ở lại Lương Châu trong 17 năm. Một mặt, ông vừa nghiên cứu âm vị học, ngữ pháp tiếng Hán, đọc nhiều thơ văn Hán, ông đã thu thập kinh Phật bằng tiếng Phạn và dành hết tâm sức cho việc nghiên cứu các sách Phật giáo.

Sau khi Tần Diêu Trường trở thành hoàng đế, ông cũng nghe đến tên của Cưu Ma La Thập và phái người đến Lương Châu để mời. Gia tộc Lữ Quang cho rằng Cưu Ma La Thập túc trí đa mưu, sợ rằng ông bị kẻ khác lợi dụng sẽ gây bất lợi cho đất nước mình nên sống chết không cho ông ra đi.

Sau này Diêu Trường từ giã cõi đời mang theo niềm tiếc nuối không được gặp Cưu Ma La Thập. Khi con trai Diêu Hưng của ông lên nối ngôi, để hoàn thành tâm nguyện ấp ủ từ lâu của cha mình, cũng chính vì rất sùng kính Phật giáo, 3 năm sau vào năm 401 công nguyên, đã phát binh tấn công Lương Châu. Đây là cuộc chiến thứ hai trong lịch sử được khơi mào để tranh giành La Thập.

Sau khi Hầu Lương thua Hầu Tần và đầu hàng, cuối cùng La Thập ở tuổi 58, đã được hộ tống đến Trường An (nay là Tây An, Thiểm Tây). Các tăng chúng biết tin Cưu Ma La Thập sắp phải rời Lương Châu, 10 vạn người từ già tới trẻ nhỏ đến thắp hương tiễn biệt, sa di đi theo tiễn rất xa, rơi lệ khóc từ biệt.

Trong tăng đoàn, chúng ni, nếu có những sự kiện bên ngoài lăng nhục thì luôn luôn do Liên Hoa Sắc dùng sức mạnh Thần thông để giải quyết, ứng phó.
tăng chúng biết tin Cưu Ma La Thập sắp phải rời Lương Châu, 10 vạn người từ già tới trẻ nhỏ đến thắp hương tiễn biệt. (Wikipedia)

Dịch kinh Trường An

Hoàng đế Hậu Tần - Diêu Hưng, đã đích thân ra khỏi thành nghênh đón ông, tôn ông làm quốc sư và thu xếp cho ông ở tại Tiêu Dao viên, dưới núi Khuê Phong.

Bắt đầu từ tháng 2 năm thứ 4 đời Hoằng Thủy Hậu Tần (năm 402), La Thập bắt đầu dịch kinh Phật theo thỉnh cầu của Diêu Hưng. Tham gia dịch Kinh đều là những bậc tinh anh thời bấy giờ, trong đó có 800 bậc đại đức cao tăng.

La Thập có thể đọc thuộc lòng hầu hết các kinh điển và lĩnh ngộ thấu triệt ý nghĩa của kinh. Ông chủ lưu trữ bản dịch một cách hệ thống hơn 300 cuốn kinh luật luận truyền, đóng góp vô cùng to lớn vào việc lưu truyền Phật Pháp tại Trung Quốc. Các kinh điển Phật giáo nổi tiếng như “Kinh Kim Cang”, “Kinh A Di Đà”, “Bát Nhã Tâm Kinh”... đều là thành quả của Ca Ma La Thập và các dịch giả phụ giúp của ông. Những kinh Phật do ông dịch đều chuyển tải chính xác, trôi chảy đẹp đẽ, đọc dễ dàng và đặc biệt được các tín đồ Phật giáo Trung Quốc yêu thích tụng niệm.

Cưu Ma La Thập rất bận rộn với việc dịch kinh Phật, nhưng không ngờ lại phát sinh chuyện phiền toái. Khi đó, Diêu Hưng cho rằng trí huệ của Ca Ma La Thập đệ nhất thiên hạ, nếu không có thế hệ sau thì quả rất đáng tiếc, nên có ý định thay cao tăng lưu truyền gen tốt. Đơn giản chỉ là tìm 10 ca kỹ ép Ca Ma La Thập chọn làm vợ và sinh con. Theo “Cao tăng truyền” ghi lại rằng ban đầu các tăng nhân bàn luận rất nhiều về việc chọn vợ sinh con này. Có người thậm chí háo hức muốn thử, cũng có ý định làm theo Cưu Ma La Thập. Cưu Ma La Thập gọi mọi người tới, trên tay cầm một bát đầy kim bạc và nói: “Nếu các vị có thể ăn tất cả chỗ kim trong bát này giống tôi, thì các vị có thể lấy vợ”. Nói xong ông nâng cổ lên và cho tất cả chỗ kim, không sót một cái, nuốt hết vào bụng. Các tăng nhân nhìn nhau, không thốt nên lời.

Tháp Xá Lợi của Cưu Ma La Thập ở chùa Thảo Đường (Nguồn wikipedia)

Năm 413 công nguyên, Cưu Ma La Thập lúc đó đã 70 tuổi, ông cảm thấy dương thọ của mình sắp hết, và đã nói lời tạm biệt với chúng tăng, nhắn nhủ rằng “hy vọng những kinh điển ta dịch có thể lưu truyền hậu thế, ta thề ở đây nếu những kinh điển ta dịch không có sai lầm, sau khi ta chết hãy lưu lại lưỡi của ta làm xá lợi”.

Không lâu sau, Ca Ma La Thập viên tịch tại chùa cổ Thảo Đường, ngày nay là Thảo Đường tự ở Tây An. Di thể của ông sau khi hỏa táng, mặc dù thân thể đều thành tro nhưng có 3 tấc lưỡi không bị hoại, trở thành thiệt xá lợi quý giá duy nhất thế gian. Ngày nay nó vẫn được bảo tồn tại Cưu Ma La Thập tự, ở Lương Châu, Vũ Uy, tỉnh Cam Túc. Mặc dù, Cưu Ma La Thập lưu trữ bản dịch một cách hệ thống hơn 300 cuốn kinh, luật, luận, đóng góp to lớn trong việc lưu truyền Phật Pháp tại Trung Quốc; nhưng đối với bản thân ông, là một tăng nhân Phật giáo, cái giá của việc phá sắc giới có thể nói là tổn thất thảm trọng. Ông thường nói “trong bùn tanh sinh hoa sen, nhưng hái hoa chớ hái bùn tanh”. Câu nói này có thể cho thấy rõ sự hối hận và tự trách của ông với bản thân và nhắc nhở các tăng nhân không nên dẫm theo vết chân sai lầm của ông.

Minh An
Theo Wenshidaguanyuan



BÀI CHỌN LỌC

Phá sắc giới, tổn thất thảm trọng [Radio]