Ôn Thần giở sổ: Sang năm mới cần quyết toán?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người xưa thường nói cửa ải cuối năm là một quan ải lớn, một chướng ngại lớn. Tại sao mọi người lại chúc mừng năm mới? Chính là bởi vì đã vượt qua được quan ải lớn, mà thực tế cái quan ải lớn này có liên quan đến ôn dịch.

Trong nháy mắt, một năm Canh Tý với nhiều biến động thăng trầm đã trôi qua, và chúng ta đang đón mừng năm Tân Sửu tràn đầy hạnh phúc và hy vọng.

Không ngờ, virus viêm phổi Vũ Hán ngăn trở niềm vui đó. Tết Nguyên Đán năm ngoái dịch bệnh bùng phát, năm nay khi đón Tết Nguyên Đán thì dịch bệnh lại xuất hiện nhiều virus biến chủng đang bùng phát toàn cầu.

Người xưa thường nói cửa ải cuối năm là một quan ải lớn, một chướng ngại lớn. Tại sao mọi người lại chúc mừng năm mới? Chính là bởi vì đã vượt qua được quan ải lớn, mà thực tế cái quan ải lớn này có liên quan đến ôn dịch.

Tại sao sang năm mới là quan ải lớn?

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán trong năm 2020 đã khiến mọi người trên toàn thế giới thường nghe đến một cụm từ gọi là năm Canh Tý đại họa.

Theo cách tính niên đại Á Đông cổ đại, sáu mươi năm đi hết một chu kỳ. Mọi người phát hiện rằng mỗi năm Canh Tý đến lại sẽ xuất hiện một số thảm họa. Một số người gọi năm Canh Tý là năm tai ương, và cũng có người nói rằng đây là chu kỳ tự thanh lọc của trái đất.

Trên thực tế, một năm cũng có bốn mùa thay đổi, mùa xuân gieo trồng, mùa hạ sinh trưởng, mùa thu hái lượm, mùa đông tích trữ, năm nào cũng vậy. Ngoài ra, chúng ta còn có một bản tổng kết cuối năm cho công việc của mình: thu hoạch năm nay là bao nhiêu, kết quả đạt được gì và mất gì; trồng hoa màu gì trong năm tới, có kế hoạch nào, khai thác thị trường nào, v.v.

Hoàng đế xưa được mệnh danh là Thiên tử, hàng năm vào ngày Đông chí, đều đến Thiên đàn làm lễ tế Trời và báo cáo với Trời về những việc làm của mình. Thần cũng đánh giá chu kỳ một năm như vậy. Người xưa thường nói: mắt Thần như điện, phòng tối mà làm việc trái lương tâm thì Thần quỷ đều biết rõ không sai chút nào, tất cả đều có ghi chép lại. Thậm chí còn có sổ sách. Thế nên cuối năm cũng là thời gian Thần Tiên đánh giá con người.

Điều mà chúng ta thường nghe nhất là vào ngày 23 tháng 12 âm lịch, Ông Táo về Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt và điều xấu mà các gia đình đã làm trong năm. Ngọc Hoàng sẽ dựa trên tình hình Táo Công bẩm báo để an bài vận mệnh cho các gia đình trong năm mới: làm việc tốt sẽ được phúc báo, làm gì cũng suôn sẻ, sẽ kiếm được nhiều tiền; làm việc xấu thì chịu ác báo, làm gì cũng không như ý.

Cũng giống như công ty, nếu hầu hết nhân viên không làm tốt việc thẩm định cuối năm, có biểu hiện không tốt thì sẽ gặp rắc rối lớn: hoặc công ty sẽ đối mặt với phá sản; hoặc phải thực hiện các biện pháp trong năm tới, như cải tổ, sắp xếp lại, hoặc tăng cường giám sát và xem xét.

Trong khi Thần xét đức hạnh của con người, nếu phần lớn người có phẩm hạnh kém, thì con người cũng sẽ gặp rắc rối lớn. Thần sẽ phái Ôn Thần, Dịch quỷ xuống hạ giới để loại bỏ những người mà Thần thấy không xứng làm người… Vì vậy trước và sau tổng kết cuối năm, những Ôn Thần, Dịch quỷ sẽ dễ xuất hiện hơn.

Nếu bạn nghĩ đây chỉ là phỏng đoán, thì chúng tôi xin kể một sự việc. Đó là một câu chuyện lan truyền trên Internet vào tháng 2 năm 2020 khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán dần dần lắng xuống, trên mạng Internet lan truyền một câu chuyện.

Nói rằng một người tu luyện sống ở Trung Quốc đã khai Thiên mục (mở con mắt thứ 3). Vào tháng giêng năm Canh Tý, ông nhìn thấy bốn vị Ôn Thần trên không trung đang phát tán bệnh dịch khắp thành phố, trên tay họ cầm hai cuốn sách, giống như hai cuốn sổ, và gieo rắc bệnh dịch xuống dưới.

Vì Ôn Thần phát hiện ra trên trái đất có người tu luyện, đã khai Thiên nhãn, có thể nhìn thấy họ trên bầu trời, Ôn Thần đã yêu cầu người tu luyện này truyền đạt lại với con người trên thế giới:

Ôn Thần gieo rắc bệnh dịch theo sổ sách, chứ không phải tùy tiện làm. Những người nằm trong sổ đen là những người mà Ôn Thần muốn lấy đi; còn những người được ghi trong sổ vàng, cho dù họ sống trong cùng một thành phố, cùng một cộng đồng và cùng một gia đình với người trong sổ đen, nhưng bệnh dịch sẽ không động tới họ.

Vào lúc Ôn Thần rời đi, ông đột nhiên quay đầu lại và nói với người tu luyện này rằng: “Ta sẽ còn quay lại”. Những người nghe câu chuyện này đều cảm thấy run sợ. Chẳng lẽ sau một năm, hôm nay bước sang năm Tân Sửu, ôn Thần thực sự quay trở lại vào lúc này?

Ôn Thần đến từ đâu? (Ảnh: Chân dung năm vị Ôn Thần thời nhà Minh)
Ôn Thần đến từ đâu? (Ảnh: Chân dung năm vị Ôn Thần thời nhà Minh)

Nguồn gốc Ôn Thần

Các thuyết nói về Ôn Thần, Dịch quỷ cổ đại có thể nói là đa dạng. Trong số đó, có thuyết cho rằng Dịch quỷ chính là quỷ hồn của các con cháu xấu xa của các bậc Đế Vương thời thượng cổ.

Vào thời cổ đại, Hoàng đế Chuyên Húc đã có cuộc đại chiến với Thủy Thần Cộng Công, kết quả là Thủy Thần bị đánh bại. Cộng Công trong khi tức giận đã đánh sập một trong những cột trụ chống trời, kết quả là bầu trời sụp đổ về phía tây bắc và mặt đất sụt về phía đông nam, mặt trời, mặt trăng và các vì sao trượt về phía tây.

Thủy Thần Cộng Công có một người con trai bất trị chết vào ngày Đông chí và biến thành Dịch quỷ. Mặc dù Hoàng đế Chuyên Húc là một vị hoàng đế vĩ đại, ông cũng có ba người con trai bất hiếu đã chết, và một trong số đó hóa thành Dịch quỷ và sống ở Trường Giang.

Đây là ghi chép sớm nhất về Dịch quỷ.

Còn Ôn Thần có danh tính thì đến thời Nam Bắc triều mới xuất hiện trong "Thái Thượng Động Uyên Thần chú Kinh" rằng: "Còn có Lưu Nguyên Đạt, Chương Nguyên Bá, Triệu công Minh, Lý Công Trọng, Sử Văn Nghiệp, Chung Sĩ Quý, mỗi vị đem theo 250.000 quỷ tinh Ngũ thường, gây bệnh dịch".

Đến triều nhà Nguyên, sách "Tam giáo Sưu Thần Đại toàn" có ghi chép chi tiết hơn:

"Dưới thời trị vì của Tùy Văn Đế, trên bầu trời xuất hiện năm người đàn ông to lớn khoác áo choàng vô sắc, họ cầm muôi và hũ, túi da và kiếm, quạt, búa và bình lửa trên tay".

"Thái sử Trương Cư Nhân nói với Hoàng đế rằng đây là Ngũ phương Lực sĩ. Trên trời, là Ngũ quỷ, dưới đất làm Ngũ ôn, tên gọi là Ngũ Ôn Thần. Họ là Trương Nguyên Bá làm bệnh dịch mùa xuân, Lưu Nguyên Đạt làm bệnh dịch mùa hè, Triệu Công Minh làm bệnh dịch mùa thu, Chung Sĩ Quý làm bệnh dịch mùa đông, và Sử Văn Nghiệp phụ trách chung về dịch bệnh. Sự xuất hiện của họ đồng nghĩa với việc đất nước sẽ xuất hiện dịch bệnh. Quả thật là trong năm đó rất nhiều người đã bị chết".

Vậy tại sao bệnh dịch lại xuất hiện và nó được giải thích như thế nào trong truyện cổ?

Tại sao Ôn Thần lại xuất hiện

Đạo sĩ Lộ Thời Trung của phái Thiên Tâm thời Nam Tống đã nói trong “Trảm ôn đoạn dịch phẩm” rằng sự xuất hiện của Ôn Thần là để lan truyền bệnh dịch, nguyên nhân là do “nhân tâm bị phá hủy và ngũ tình loạn tạp". Nói cách khác, khi đạo đức của phần lớn con người sa đọa tới một mức độ nhất định, ôn dịch xuất hiện để cảnh tỉnh con người, không được tiếp tục sa ngã.

Dân gian thường nói: "Người hành thiện, Trời ban phúc báo. Người hành ác, Trời giáng tai ương"

Trong “Kinh Địa Tạng” của Phật giáo nói vị Thần cai quản bệnh dịch được gọi là “hành bệnh Quỷ Vương”.

Quốc sư của Đường Huyền Tông là thiền sư Nhất Hạnh, từng triệu tập 28 ngôi sao và tất cả quỷ trong thiên hạ vào hoàng cung.

Những Thần quỷ này nói với Nhất Hạnh thiền sư rằng có tất cả 30 vị quỷ dịch bệnh, chịu trách nhiệm về nhiều loại bệnh tật và thảm họa khác nhau. Những dịch quỷ này thường lang thang trên các con đường và ngõ hẻm. Họ sẽ cảm thấy thần khí mạnh mẽ, vận động sung mãn khi ở bên cạnh những người xấu, ác. Nếu ở bên cạnh những người tràn đầy chính khí thì họ cảm thấy như thể ở đó không có cơm ăn, sẽ chết đói và không thể sống được.

Có vẻ như những dịch quỷ gieo rắc bệnh dịch này thực sự không thích bên cạnh những người chính nghĩa, trái lại, chúng muốn ở xung quanh những người làm điều xấu và có ý nghĩ xấu xa trong lòng.

Trong "Di Kiên Chí" thời nhà Tống, có ghi chép một câu chuyện thần thoại về Dịch quỷ và Quản Khu Mật. Khi Quản Khu Mật chưa làm quan, ông là người có đức cao, phúc dày, vào một buổi sáng mồng một Tết năm nọ, ông đã thấy mấy Dịch quỷ “tướng mạo nanh ác”.

Quản Khu Mật đầy chính khí, ông không những không sợ những quỷ dịch này mà còn lớn tiếng quở trách chúng: "Dịch quỷ các ngươi muốn làm việc xấu gì!"

Dịch quỷ thấy người đức cao, trên thân phóng ánh hào quang, bèn vội vàng quỳ xuống van xin thương xót, thành thật thú tội: "Chúng tôi là Dịch quỷ, vào ngày đầu năm đem bệnh dịch tới nhân gian".

Ôn Thần dịch quỷ này trông thì hung dữ và độc ác, nhưng trước mặt những người có đức hạnh lại trở nên thật nhỏ bé, thậm chí còn ngoan ngoãn quỳ xuống cầu xin lòng thương xót. Còn ở bên những người có tâm lý u ám và đạo đức thấp kém, họ như cá gặp nước.

Nếu chúng ta đối chiếu phương thức này để lý giải xu hướng đại dịch toàn cầu hiện nay, chúng ta cũng có thể được những gợi mở.

Tại sao năm mới lại chúc mừng

Mỗi khi Tết Nguyên Đán tới, mọi người ta đều không nén nổi vui mừng, xúc động trước không khí lễ hội. Vốn dĩ, Tết đến là thời kỳ Ôn Thần dịch quỷ xuất hiện, sao mọi người lại vui vậy?

Theo kiến giải như trên, một mặt là những người cẩn trọng trong lời nói và việc làm, tích đức hành thiện thì thành tâm chúc mừng cho bản thân, đã có thể giữ vững những yêu cầu và quy định của Thần đối với con người trong năm qua. Sang năm tới, Thần chắc chắn sẽ sắp xếp cho họ một năm suôn sẻ hơn.

Mặt khác, tiếng pháo trong lễ giao thừa có thể xua tan bóng tối, khi đám đông tụ tập chúc mừng, dương khí mạnh nên ma quỷ không dám đến gần.

Trong "Lữ Viên Tùng Thoại" thời nhà Thanh có một câu chuyện thế này. Sáng ngày 5 tháng 3 năm Gia Khánh thứ 10, trên đường phố náo động có những vết mực, tác giả của bộ truyện Tùng Thoại đích thân ra xem, có một đường mực chạy qua hành lang hơn 100 bước từ gian sưởi ở sảnh đến cổng lớn. Khi hỏi người dân, họ đều nói rằng tất cả các con đường, ngõ hẻm của thị trấn này, kể cả những nơi vắng vẻ, đều như thế. Ở Thành Đô, Long An, Gia Định đều có vạch mực xuất hiện trong cùng một ngày, không biết có gì dị thường. Sau khi vào mùa hè, một bệnh dịch bùng phát trong dân chúng, đặc biệt nghiêm trọng là vào tháng Tư và tháng Năm. Tại các cửa thành của tỉnh Thành Đô, mỗi ngày đưa ra 840 chiếc quan tài, có khi còn hơn 1.000 quan tài.

Thứ sử Giản Châu là Từ Công Đỉnh nhớ lại khi ông đến Gia Định để đốc thúc khai thác đồng vào đầu tháng 3, buổi đêm, ông nằm mơ thấy năm người đến từ phía đông, tự xưng là "Hành dịch Sứ giả", và đang đi đến Thành Đô. Khi ông hỏi khi nào mới rời đi, họ trả lời: “Chỉ đi sau khi xem rước đèn rồng vào Tết Nguyên Đán”.

Sau đó, ông tỉnh dậy ngay lập tức. Hiện tại thấy dịch bệnh hoành hành và nghĩ đến những lời trong giấc mơ của mình, ông nói với quan tổng đốc và đồng ý lấy ngày đầu tiên của tháng Năm là ngày năm mới. Người dân được thông báo làm đèn lớn, thỉnh mời đạo sĩ, tăng nhân tụng kinh và sám hối, kết đèn rồng, xếp pháo hoa. Người dân cũng giúp trang trí đèn lồng. Mỗi đêm ánh đèn chiếu sáng khắp, tiếng trống vàng vang không ngừng. Từ cổng Cẩm Giang đến Diêm Thị Khẩu, nam nữ tấp nập, ca hát khắp đường phố, ngay cả lễ nguyên tiêu hàng năm cũng không sôi nổi như vậy. Sau nửa tháng như vậy, bệnh dịch thực sự hết.

Liệu không khí lễ hội có xua đuổi được dịch qủy hay không, chúng ta hãy cùng xem một câu truyện ngắn.

Trong Phật giáo có một câu chuyện kể rằng khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, một trận dịch đã bùng phát tại nước Duy Gia Li, khiến vô số người chết. Không có cách nào có thể thể trị khỏi dịch bệnh. Tôn giả A Nan thỉnh cầu Đức Phật giải thích điều gì đang xảy ra, Đức Phật nói rằng bệnh dịch là một loại khí độc do bảy con quỷ thổi ra.

Làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi bệnh dịch? Phật Thích Ca nói phải biết tên bảy con quỷ này, rồi tụng kinh thì chúng sẽ bị đuổi đi. Và khí độc của bảy con quỷ không thể gây hại cho người tu hành.

Điều đó có nghĩa là, những người tu hành chân chính và những người có đức tin, cầu xin Thần, Phật gia trì cho chính khí, họ có thể xua đuổi được Ôn Thần dịch quỷ.

Khi người Á Đông đón năm mới, có rất nhiều hoạt động lễ bái Thần linh. Đây là một loại chính tín đối với Thần Phật.

Tất nhiên, những gì chúng ta đang nói đến là niềm tin vào các chính Thần, lễ bái Thần Phật, hướng tới Thần Phật suy ngẫm và sám hối những điều xấu không tốt mình đã làm trong năm qua, và cố gắng làm lại cho tốt trong theo yêu cầu của Thần Phật trong năm tới. Đây là một loại chính tín. Nhưng bái Thần cầu tài, tiêu tai giải nạn, không thể được coi là chính tín.

Như đã đề cập trước đó, khi Ôn Thần xuất hiện vào năm 2020, một số người tu hành ở Trung Quốc đã nhìn thấy hai cuốn sổ do Ôn Thần mang theo. Trong đó, sổ vàng là những người không bị nhiễm dịch, và sổ đen là những người bị nhiễm.

Bạn biết không? Dịch quỷ thích môi trường tối tăm u ám và nhân tâm bại hoại.

Có một nhóm người tín phụng ma, tà thuyết, đó không phải là đối tượng ưa thích của dịch quỷ sao? Vậy làm thế nào phân biệt được tà thuyết? Cái gì bắt người ta học người ta theo, bắt người ta gia nhập, nếu không sẽ bị trừng phạt như không lên lớp, không tốt nghiệp, không nhận việc, không lên lương, cho nghỉ việc... thì đa phần là tà thuyết. Thông thường, những điều thuộc về tín ngưỡng phải là tự nguyện. Làm sao ai đó có thể bắt buộc tham gia vào khi họ không hiểu tín ngưỡng đó là gì?

Một số bạn có thể đã hỏi, vậy còn bệnh dịch bùng phát ở nhiều nước phương Tây thì giải thích ra sao?

Đúng vậy, thực tế có nhiều cách bán linh hồn cho ma quỷ. Tất cả những hành vi đi ngược lại những quy phạm Thần lưu lại cho con người, đều bị coi là chối bỏ Thần, là đối tượng bị dịch quỷ ưa thích và mê hoặc.

Giống như các vị Thần phương Tây, Mose dạy con người không được gian dâm, không trộm cắp, không tham muốn vợ và tài sản của người khác, v.v.

Giống như nhân lễ nghĩa trí tín mà người Á Đông tin tưởng và gìn giữ từ ngàn năm, những điều này hiện nay vẫn còn hay đã mất?

Nếu những điều đó không còn thì có thể con người đã bị mất lớp bảo vệ chống lại Ôn Thần, Dịch quỷ. Tôi nhớ người xưa ở quê tôi có nói câu này: Năm mới cần truyền ba pháp bảo: câu đối để kính Thần linh, pháo để xua đuổi ma quỷ, và đèn để báo bình an.

Minh An
Theo Vương Nhuận - SOH



BÀI CHỌN LỌC

Ôn Thần giở sổ: Sang năm mới cần quyết toán?