Ôn dịch hoành hành, làm thế nào có thể thoát nạn?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Học giả đời nhà Thanh Kỷ Hiểu Lam đã ghi chép trong "Duyệt vi thảo đường bút ký" một câu chuyện ly kỳ về việc thoát khỏi ôn dịch. Đây cũng là gợi ý sâu sắc cho con người ngày nay.

Nhạc phụ Mã Chu Lục (cha vợ của Kỷ Hiểu Lam) kể một sự kiện: Có một gia đình họ Liêu ở làng Nam, huyện Đông Quang muốn thông qua phương thức quyên tiền để xây một khu mộ an táng những thi thể vô chủ. Dân làng trong thôn đã giúp đỡ tài trợ hoàn thành việc này, hơn 30 năm đã trôi qua.

Vào năm Ung Chính thứ nhất, huyện Đông Quang phát sinh đại ôn dịch. Trong giấc mộng, họ Liêu nhìn thấy có hơn trăm người đứng trước cửa nhà của ông, một người trong đó tiến lên nói với ông: "Dịch quỷ (Quỷ lan truyền ôn dịch) sắp đến, xin ngài làm cho chúng tôi mười mấy lá cờ, hơn một trăm con dao gỗ được dán bằng lá bạc, dùng lửa thiêu cháy. Chúng tôi muốn quyết chiến với dịch quỷ một trận, để báo đáp công ơn xây mộ của dân làng".

Họ Liêu vốn là người thường hay làm việc thiện, rất tin tưởng vào chuyện tâm linh và nhân quả báo ứng, cho nên cứ dựa theo yêu cầu trong mộng mà đi làm. Vài ngày sau, ban đêm nghe thấy xung quanh làng có tiếng hô hoán và tiếng đao kiếm đánh nhau, mãi cho đến rạng sáng mới dứt. Kết quả là trong trận ôn dịch lần này, cả thôn không có một ai bị lây nhiễm.

Trong "Di kiên chí" triều Tống cũng ghi chép một sự kiện tương tự: Vào năm Càn Đạo thứ nhất triều Nam Tống (năm 1165), Vương Thập Ngũ là người hầu của gia đình họ Uông ở thôn Thạch Điền, Vụ Nguyên đột nhiên hôn mê, tám ngày sau sống lại một cách thần kỳ. Ông đã kể lại trải nghiệm hôn mê của mình.

Nguyên lai, ông đang cày ruộng thì nhìn thấy có hơn chục người từ hướng Tây đi tới, ai nấy đều mặc Đạo phục, mang theo rương, hòm và cây quạt lớn. Những người này bảo Vương Thập Ngũ chọn những cái rương kia và đi cùng bọn họ. Khi đến miếu Ngũ Hầu ở huyện thành, họ bày tỏ với Ngũ Hầu rằng họ muốn đến Vụ Nguyên truyền dịch bệnh, nhưng mà Ngũ Hầu không cho phép, cũng hạ lệnh cho họ mau mau rời đi. Họ đi vào Nhạc Miếu, cũng bị ra lệnh rời đi như vậy. Khi đi đến Huy Châu, huyện Hưu Ninh, bái kiến Thần linh trong miếu nơi đó, Thần linh đều không cho bọn họ truyền dịch. Về sau họ chuyển tới Tuyên Châu, khi vừa tiến vào cổng đại điện, liền có người ra nghênh tiếp. Sau khi được Thần linh nơi đó cho phép, bọn họ mới có thể truyền dịch bệnh, bắt đầu từ nhà thầy lanh Mạnh ở cổng Bắc.

Tại gia đình họ Mạnh, họ lấy vũ khí của mỗi người từ trong rương ra, hoặc phiến, hoặc kích, người nào trúng thì chết. Một năm này, người dân ở Chiết Tây bị lây nhiễm dịch nhiều vô số kể, còn Chiết Đông thì bình an vô sự. Ở Chiết Đông người dân chân thành thiện lương, xưa nay tôn kính Thần linh, cho nên được Thần Thành Hoàng nơi đó hoặc các Thần linh khác nhân từ bảo hộ, không cho phép những dịch quỷ kia truyền dịch bệnh, cuối cùng tránh thoát được tai họa ôn dịch.

***

Ngày nay, đối với những người ở trong vùng ôn dịch đe dọa mà nói, những câu chuyện này rất có ý nghĩa gợi mở. Nhân gian vạn sự đều có nhân quả, trước có thiện nhân, rồi sau mới có phúc báo. Người dân làng Nam 30 năm trước đã quyên góp xây mộ cho người chết vô chủ, nhờ thiện hạnh trước đây nên 30 năm sau đã được miễn trừ ôn dịch, được phúc báo.

Bởi vậy có thể thấy rằng, nếu như Thần linh không cho phép thì nơi đó cũng sẽ không phát sinh ôn dịch. Ở những nơi mà con người biết kính sợ Thần linh, thành thật thiện lương, chính khí sung túc, Thần linh sẽ không cho phép ôn Thần ở nơi đó truyền ôn dịch. Còn những nơi mà con người phổ biến không tin Thần, không có đạo đức, xảy ra nhiều chuyện trái đạo lý, trái lẽ Trời, thì Thần linh sẽ cho phép ôn Thần ở nơi đó xuống trừng phạt.

Đây chính là những câu chuyện gợi ý cho chúng ta rằng: Có bí quyết để thoát khỏi ôn dịch, có thiện nhân, tất có thiện quả.

Trung Nguyên
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Ôn dịch hoành hành, làm thế nào có thể thoát nạn?