Nuôi con như thế nào để không bị “mệt”?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nuôi con như thế nào để không bị “mệt”? Không nên thương lượng về những vấn đề mang tính nguyên tắc, không quát mắng khi không kiểm soát được cảm xúc, và biết nhận khuyết điểm của bản thân; chỉ có nuôi dạy con theo cách này thì cha mẹ mới không “mệt” và trẻ được nuôi dạy mới có thể hoạt bát, khỏe mạnh.

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, chúng ta thường cảm thấy rất mệt mỏi khi phải đối mặt với tiếng khóc ồn ào và cảm xúc của trẻ. Quá nhẹ nhàng, thì lo lắng trẻ sẽ không tuân theo các quy tắc; quá nghiêm khắc, thì lo lắng tâm hồn của trẻ sẽ bị tổn thương. Trong quá trình nuôi dạy con, nắm chắc “mức độ và chừng mực” là quan trọng nhất.

Bố mẹ hãy tham khảo ba điều “không” sau đây để việc nuôi con không còn mệt mỏi nữa.

1. Không thương lượng, nguyên tắc rõ ràng, giữ vững lập trường với vai trò là bố mẹ

Tôi có một người bạn, anh ấy là ông bố đơn thân chăm sóc con gái của mình, một hôm, trước khi vào nhà vệ sinh, anh ấy nói với con gái bốn tuổi của mình: “Con ở đây tự chơi nhé, bố đi nhà vệ sinh một chút, được không?”

Sau đó cô con gái nhỏ ngẩng đầu lên nhìn bố rồi trả lời chắc nịch rằng: “Không được!”

Ông bố vốn đang thực hành triết lý giáo dục “tôn trọng trẻ em”, nghĩ rằng nên trao đổi với con gái mọi chuyện, nhưng thực sự không ngờ con gái mình lại nói “không được”.

Ông bố thấy vậy là không đúng nên lớn tiếng hỏi: “Bố muốn đi nhà vệ sinh, sao con lại nói không được? Con đang chơi ở đây mà, bố sẽ quay lại ngay”.

Không khó để hình dung ra bức tranh tiếp theo của hai bố con; người bố vội vội vàng vàng đi nhà vệ sinh, rồi lại vội vàng đi ra và mắng: “Con không thể tự chơi một mình trong chốc lát sao? Bố chỉ vào nhà vệ sinh…”

Lập tức, tiếng gào khóc của con trẻ và tiếng la mắng của người cha hòa lẫn vào nhau khiến bầu không khí trở nên căng thẳng và hết sức chói tai.

Thực vật trên đảo Sakhalin có thể phát triển tới kích cỡ vô cùng khổng lồ. (Ảnh tổng hợp)
những việc liên quan đến nguyên tắc thì con cái hiển nhiên phải tuân thủ. (Ảnh tổng hợp)

Tôn trọng con cái và thảo luận mọi thứ - đây là một hiểu lầm lớn của nhiều bậc bố mẹ khi đang nuôi con nhỏ, và nó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc la mắng. Rõ ràng là không phải chuyện gì chúng ta cũng cần thảo luận với trẻ, cũng xác thực là trẻ không nhất thiết lựa chọn mọi thứ, nhưng chúng ta “dân chủ” để trẻ tự chọn.

Khi trẻ ở một độ tuổi nhất định nào đó, điều chúng thích nói nhất là “không, không tốt, không được” và chúng ta thường bị trẻ “chỉ huy cho một trận”, nếu không bình tĩnh sẽ cáu gắt lên ngay. Đối với bố mẹ sáng suốt, không nhất thiết phải thương lượng với trẻ nhỏ về những việc phải làm, bởi với những việc liên quan đến nguyên tắc thì con cái hiển nhiên phải tuân thủ.

Ví như đến giờ đi tắm, chỉ cần nói “Đến giờ tắm rồi, đi tắm thôi nào”, không nên nói “Chúng ta đi tắm nhé, có được không?”

Khi sang đường, nên nói “Mẹ nắm tay con nhé”, thay vì nói “Mẹ nắm tay con nhé, có được không?”

Khi trẻ vẽ lên tường, nên nói “Không được phép vẽ trên tường đâu đấy”, thay vì nói “Đừng vẽ trên tường, có được không?”

Nhiều khi chúng ta cáu gắt và lớn tiếng la mắng trước những hành vi “xấu” của con trẻ, nhưng thực ra đó là do cha mẹ chúng ta chưa đảm bảo được “chỗ dựa” vững chắc cho con.

Lấy việc trẻ vẽ lên tường làm ví dụ, đừng thảo luận: Đừng vẽ có được không; thay vào đó, hãy đưa cho trẻ một phương án thay thế: Mẹ sẽ cho con một tờ giấy trắng lớn, vì tranh vẽ trên giấy sẽ đẹp hơn.

Đầu tiên hãy để trẻ nhận ra rằng không phải muốn làm gì đều có thể làm nấy; thứ hai, cha mẹ nên hiểu rằng bọn trẻ chỉ muốn “vẽ” chứ không phải là “vẽ lên tường”.

Một trong những điều sáng suốt trong việc nuôi dạy con cái là hiểu khi nào cần “dân chủ”, khi nào cần “tập trung”, và đặt ra các quy tắc một cách nhẹ nhàng, chắc chắn.

2. Đừng la mắng, giữ cảm xúc ổn định và trở thành chiếc nôi ấp ủ trẻ

Một buổi sáng cuối tuần, con gái tôi lao ra khỏi phòng ngủ và hét toáng lên với em trai đang xem phim hoạt hình: “Em vặn nhỏ tiếng được không, ồn ào quá!”

Tôi sững sờ, ngơ ngác tự hỏi: Ai la hét vậy?

Giọng nói và cách cư xử của con gái khi mắng em trai mình giống hệt như khi tôi mắng con. Con gái thì tức giận, con trai thì cảm thấy bị tổn thương và bật khóc. Như thường lệ, tôi hẳn sẽ “la ầm” lên, tham gia vào cuộc đại chiến gia đình. Nhưng lần này khác, nhìn thấy con gái bộc phát như vậy, nhìn thấy phảng phất bóng dáng mình trong đó nên tôi cảnh giác và bình tĩnh hơn.

Trong quá trình nuôi dạy con cái, một trong những vấn đề chúng ta thường gặp nhất là: Mặc dù hiểu đạo lý, nhưng hễ gặp phải một đứa trẻ hung hãn thì cũng khó mà nhẫn được, không thể không hét lên vài câu.

Trên thực tế, điều này có thể ảnh hưởng từ gia đình gốc: Vì chúng ta không được đối xử dịu dàng, chúng ta đã bị la mắng từ khi còn nhỏ. Một khi con người mất kiểm soát cảm xúc, sẽ dễ dàng chuyển sang phương thức mà bản thân quen thuộc nhất, đó là “phản ứng căng thẳng” trong tâm lý học.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo cưng lông xù ngồi vào lòng người, hay cuộn tròn trên giường cùng chủ nhân
Sau khi làm mẹ, tôi càng hiểu rõ hơn về “sức mạnh của sự nhỏ nhẹ”. Ảnh minh hoạ: Pixabay

Trước đây chúng ta không thích bị đối xử như vậy, nhưng trong vô thức, khi đối mặt với con trẻ, chúng ta đã trở thành những bậc bố mẹ mà chúng ta không thích. Vì vậy, đối mặt với cơn giận của trẻ, trước khi thốt ra những lời mà chúng ta thường bị bố mẹ mình quát mắng trong quá khứ, chúng ta cần học cách “bấm nút tạm dừng” cảm xúc của bản thân. Chúng ta nên hiểu rằng la mắng là vô ích, thường thì la mắng sẽ mang lại tác động tiêu cực.

Trong tâm lý học có một khái niệm “Hiệu ứng vượt quá giới hạn”: Ngay cả khi lời khuyên đó đúng và hữu ích, nhưng nói quá nhiều và thường xuyên, không những không giúp ích được gì cho người khác, thậm chí có thể khiến người khác cảm thấy rằng lợi ích của họ đang bị động chạm đến hoặc bị tổn hại, có thể sau đó người nói còn phải bồi thường cho hành vi “không đúng đắn” này.

Cha mẹ thường xuyên quát mắng con cái sẽ hình thành hai thái cực, một là trẻ trở nên chai lì, hai là trẻ trở nên đặc biệt nổi loạn. Sau khi làm mẹ, tôi càng hiểu rõ hơn về “sức mạnh của sự nhỏ nhẹ”, sức mạnh không nằm ở âm lượng to nhỏ, mà nó phụ thuộc vào việc chúng ta có thể thể hiện chắc chắn vai trò của mình và truyền đạt rõ ràng những điều kỳ vọng của mình hay không. Hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể sử dụng sức mạnh nhẹ nhàng để thay đổi, thay vì hối tiếc với sức mạnh của sự tức giận.

“Uy nghiêm nhưng không tức giận” mới thể hiện ra sự tự tin và khí chất của bậc bố mẹ thông minh.

3. Đừng tự trách mình, hãy chấp nhận bản thân, sai rồi thì khắc phục

Cô bạn thân bức xúc nói với tôi: “Hôm qua không kìm được nên lại lớn tiếng mắng con!” Gương mặt cô đầy tiếc nuối, tự trách và khó chịu. Tôi có thể hiểu rõ cảm xúc của cô ấy.

Hầu hết tất cả các bậc cha mẹ trên thế giới này đều có vấn đề về nổi giận và la mắng, ở khía cạnh này thì bạn không đơn độc đối mặt một mình đâu.

Nếu chúng ta thực sự không thể kiềm chế và quát mắng trẻ, vậy ngày tận thế sắp đến rồi ư? Hay mối quan hệ cha mẹ và con cái sẽ tan vỡ? Kỳ thực, la mắng chẳng khác nào một sự “hủy hoại” đối với một đứa trẻ, tuy nhiên, bố mẹ nên làm được việc “khắc phục hậu quả” để giúp trẻ không cảm thấy bị tổn thương, thay vào đó trẻ cảm nhận được sự giúp đỡ từ bố mẹ. Điều này cho phép trẻ nhìn thấy bức tranh chân thật về bố mẹ, và hiểu được cảm xúc “tiêu cực” là gì, từ đó giúp trẻ học được cách xử lý mâu thuẫn và xung đột, trở nên hòa đồng hơn với những người xung quanh.

Vậy, chúng ta “khắc phục hậu quả” như thế nào?

Một là, không tự trách mình, không cứ mãi hổ thẹn, việc gì đã làm cũng đã làm rồi. Nếu chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy “Tại sao mình lại quát mắng con, mình quá xấu hổ và mình không đủ can đảm để đối mặt với chính mình”, thì tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn. Bởi vì sự tự trách bản thân và xấu hổ quá sâu sẽ khiến một người không có động lực để cải thiện.

Người lý trí sẽ “chấp nhận bản thân”: Ừ, mình biết mình sai rồi. Chỉ khi biết cách chấp nhận bản thân mới có thể cải thiện; thừa nhận bản thân đã làm sai, hạ quyết tâm và cố gắng làm tốt hơn vào lần sau.

Thứ hai là học cách xin lỗi một cách chân thành. Một lời xin lỗi chân thành nên bao gồm ba phương diện: Thứ nhất là bày tỏ sự hối tiếc của bản thân; thứ hai là bày tỏ trách nhiệm; thứ ba là đưa ra biện pháp khắc phục.

Chẳng hạn lấy việc mắng con làm ví dụ: Hôm qua mẹ mắng con và cảm thấy rất hối hận; mẹ đã sai và không nên mắng con, điều này là do mẹ không bình tĩnh và thiếu kiên nhẫn. Mẹ hứa lần sau gặp phải trường hợp như vậy, mẹ sẽ không la con nữa. Bây giờ mẹ dẫn con đi chơi công viên một lát nhé!

(Pexels)
đối với trẻ con, bố mẹ “chân thật” đáng yêu hơn nhiều so với bố mẹ cố tỏ ra “hoàn hảo”! (Pexels)

Nuôi con không dễ, mặc dù người ta thường nói sinh con và nuôi con là “thiên chức của người mẹ”, ý rằng sinh con ra thì tự khắc sẽ nuôi dạy được thôi, nghe có vẻ đơn giản và nhẹ nhàng nhưng không phải ai cũng dễ dàng làm được.

Trước khi sinh con, tính tôi vốn nóng nảy, lần đầu nuôi con, tôi cũng bước vào vòng tuần hoàn “gào thét - suy sụp - hối lỗi” hết lần này đến lần khác. Tôi từng cảm thấy việc nuôi dạy con cái thực sự quá “nhọc tâm”. Có lẽ do tôi có tâm cầu toàn chăng?!

Nhưng sau đó tôi tự nhủ với bản thân rằng làm bố mẹ 60 điểm là đủ; đối với trẻ con, bố mẹ “chân thật” đáng yêu hơn nhiều so với bố mẹ cố tỏ ra “hoàn hảo”!

Có một câu nói rất hay: Không quên nguyện ban đầu, mới có thể vẹn toàn trước sau (Bất vong sơ tâm, phương đắc thủy chung).

Trên thực tế, đây cũng là trí tuệ tuyệt vời trong việc nuôi dạy con cái, hãy luôn nhớ mục tiêu bạn muốn đạt được là gì, thay vì cứ khăng khăng vào việc được-mất ở việc trẻ có “vâng lời” hay không, hay liệu bản thân có “hoàn hảo” hay không. Con cái khỏe mạnh, vui vẻ, mối liên kết khăng khít giữa cha mẹ và con cái, gia đình hòa thuận, đầm ấm mới là “nguyện vọng ban đầu” của chúng ta trong việc nuôi dạy con trẻ.

Cao Nguyên
Theo Aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Nuôi con như thế nào để không bị “mệt”?