Nữ thạc sĩ Việt ở Đài Loan đã tìm ra diệu pháp giải thoát khỏi sự mặc cảm [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi lớn lên, cô biết rằng sau khi tu hành, các nhà sư sẽ có một thân thể kim cương bất hoại, tuy chết rồi nhưng nhục thân vẫn không bị thối nát. Vì thế cô đã đọc rất nhiều tài liệu và biết được rằng nếu con người có thể tu hành, thì có thể không phải nhập lục đạo luân hồi, không phải trải qua nỗi khổ sinh lão bệnh tử của đời người.

Ngân Khánh là một cô gái người nhút nhát và tự ti, thật thà nhưng có chút vụng về, hiền lành không tranh giành với ai. Có lẽ chính vì thế mà cô hay bị người khác chế giễu và bắt nạt, điều đó khiến cô đã bao lần cảm thấy cuộc đời này thật cay đắng, vui ít khổ nhiều. Cô cho rằng cuộc đời này sẽ không bao giờ tìm được một lối thoát, chỉ là những ngày tẻ nhạt, buồn khổ nối tiếp nhau bất tận, nhưng không ngờ cơ duyên sang Đài Loan học thạc sĩ lại khiến cô nhận ra sự trân quý của sinh mệnh và tìm ra con đường trở về.

Năm 2020, một người bạn cùng phòng đã tặng cô một cuốn sách màu xanh là "Chuyển Pháp Luân" (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) bằng tiếng Việt. Khi mở trang tiêu đề và nhìn thấy bức ảnh tràn đầy từ bi và tường hoà của Sư phụ Lý Hồng Chí, cô cảm thấy một cảm giác gần gũi quen thuộc. Khi đọc kỹ nội dung cuốn sách, từ tận đáy lòng mình, cô cảm thấy vô cùng chấn động: "Đây chính là thứ mà mình cần!"

Ngân Khánh
Ngân Khánh đã tìm thấy đáp án cho muôn vàn những thắc mắc trước đây về cõi nhân sinh trong cuốn Chuyển Pháp Luân. (Minh Huệ Net)

Khi Ngân Khánh 10 tuổi, cô từng xem "Tây Du Ký" và những câu chuyện về Phật Thích Ca Mâu Ni, cô biết rằng trên thế giới này có Phật Như Lai, có Quan Âm Bồ tát và còn nhiều vị Phật cao hơn nữa.

“Sự uy nghiêm và thần thánh của Phật đã khiến tôi bất giác khơi dậy một trái tim khao khát, nhưng tôi cũng biết rằng cảnh giới của Phật cách quá xa tầng thứ của con người!”

Khi lớn lên, cô biết rằng sau khi tu hành, các nhà sư sẽ có một thân thể kim cương bất hoại, tuy chết rồi nhưng nhục thân vẫn không bị thối nát. Vì thế cô đã đọc rất nhiều tài liệu và biết được rằng nếu con người có thể tu hành, thì có thể không phải nhập lục đạo luân hồi, không phải trải qua nỗi khổ sinh lão bệnh tử của đời người.

Từ lúc còn nhỏ, cô đã ấp ủ mong muốn tu luyện. Nhưng bố cô nói với cô rằng, nếu ai cũng làm hoà thượng làm ni cô mà không ai đi lao động, sản xuất thì làm sao xã hội này phát triển được? Ai sẽ nuôi ai trong gia đình này?

Khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cô chợt nhận ra rằng việc tu luyện thực sự không phải ở hình thức mà là ở cái tâm của con người, không cần phải đến chùa quy y, không cần xuất gia làm ni cô, cũng có thể vừa làm việc vừa tu luyện trong hoàn cảnh xã hội phức tạp.

Từ cuốn sách này cô đã tìm thấy câu trả lời về nhân sinh. Cô nhận thấy rằng, sau khi minh bạch được chân lý nhân sinh thì những tư duy của cô, bao gồm cả quan niệm về cuộc sống và đối đãi với thất bại, đã có một sự chuyển từ căn bản so với trước đây.

Cô từng bị người khác ức hiếp, bị người khác coi thường, cô cảm thấy mình thật ngốc nghếch, trong lòng luôn oán người trách Trời. "Nhưng sau khi học Đại Pháp, tôi hiểu rằng đây là nghiệp lực mà mình đã tích lũy trong quá khứ khi làm tổn hại người khác. Nếu xem lại lịch sử của sinh mệnh trong đời đời kiếp kiếp, không chừng trước đây tôi đối xử với họ còn tệ hơn."

Giờ đây, khi cô chiểu theo các nguyên lý "Chân - Thiện - Nhẫn", không tranh không giành, tiên tha hậu ngã, làm bất cứ việc gì thì cũng nghĩ đến người khác trước chứ không phải nghĩ đến bản thân mình trước, như thế cô sẽ không để ý đến thái độ của người khác, và cũng không oán trách người khác nữa.

"Cuộc sống không những trở nên rất nhẹ nhàng, suôn sẻ, mà việc học tập cũng không còn vất vả như trước, dường như trí tuệ của tôi đã được khai mở"

Ngân Khánh cho biết, ở nơi cô lớn lên, nhiều người giàu có bỏ ra rất nhiều tiền để lễ Phật cầu Phật, nghe các nhà sư giảng giải Phật Pháp, nhưng họ không tìm thấy được Phật chân chính ở đâu cả, cũng không có cơ hội để liễu giải cũng như khám phá ra chân lý của vũ trụ.

Sau khi học Đại Pháp, cô hiểu rằng con người dù giàu hay nghèo, sang hay hèn, đều phải mang theo nghiệp lực mà luân hồi chuyển thế, và tiếp tục chịu đựng thống khổ. "Chỉ có tu luyện Đại Pháp mới có thể thực sự cứu người khỏi bể khổ".

Cô đọc đi đọc lại cuốn “Chuyển Pháp Luân”, khi tâm tính đề cao thì tâm cảnh sẽ trở nên bình hoà, trí tuệ được khai mở, thân thể trở nên khỏe mạnh. Trước đây cô thường thức dậy lúc nửa đêm, nhưng bây giờ cô có thể nằm ngủ một mạch đến sáng, lúc trước nếu cô không ngủ trưa, thì đến chiều sẽ rất đau đầu, sau khi tu luyện vấn đề này đã biến mất.

Ngân Khánh nhận ra rằng sự chuyển biến tố chất thân thể đến từ sự thuần tịnh của tâm cảnh của bản thân, và còn thể nghiệm được sự kỳ diệu của việc hướng nội: “Tôi nhận ra rằng, nếu tôi nghiêm túc hướng nội tìm, tìm ra bản thân có vấn đề gì, và thoát khỏi những quan niệm và tư tưởng bất hảo, thì sẽ cảm thấy rất bình hoà, nội tâm rất khoan thai”

"Tôi minh bạch được rằng, chỉ có 100% tin tưởng vào lời dạy của Sư phụ, chỉ nhìn vào bản thân mình, chứ không nhìn người khác, thì những ý nghĩ thuần tịnh sẽ khiến tôi đề cao rất nhanh".

Mỗi khi cô nghĩ rằng, trong thời kỳ mạt Pháp loạn thế này mà cô vẫn có thể bước lên con tàu Pháp, thì cô lại không thể kìm được những giọt nước mắt ngập tràn sự biết ơn Sư phụ.

"Mặc dù mỗi người chúng ta đóng một vai trò khác nhau trong xã hội: giáo viên, bác sĩ, sinh viên, người lao động và nhiều nghề nghiệp khác, nhưng không có gì quan trọng hơn sự tu luyện và được đắc cứu. Đây là sứ mệnh lịch sử giao phó chúng ta, và cũng là thiên thượng đã mở ra cánh cửa lớn cho chúng ta. Hy vọng mọi người đều có thể liễu giải chân tướng, và trở thành những sinh mệnh hạnh phúc nhất, may mắn nhất trong vũ trụ này”.

Lam Sơn
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nữ thạc sĩ Việt ở Đài Loan đã tìm ra diệu pháp giải thoát khỏi sự mặc cảm [Radio]