Nụ cười ‘Tiếu ngạo’ trong chốn ‘giang hồ’ chính trị Hoa Kỳ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhưng trong một thời đại phi thường này, khi mà sự phân định Chính - tà trong mỗi con người sẽ sắp đặt tương lai của cá nhân ấy, thì Tiếu Ngạo Giang Hồ có thể giúp chúng ta có thêm một sự tham chiếu khôn ngoan cần thiết bởi những gì đang diễn ra trên sân khấu chính trị nước Mỹ có thể là màn diễn cuối cùng trước khi lịch sử nhân loại sang trang.

Phong Thiền đài Tung Sơn Trung Nhạc, Quân Tử kiếm bại lộ hành tung

Gió từ bốn phương ùa lại, thổi bay phần phật những lá đại kỳ thêu mấy chữ: “Ngũ Nhạc kiếm phái đại hội” trên Phong Thiền đài.

Đó là một cái sân bằng đá có kích thước vĩ đại trên tuyệt đỉnh Tung Sơn, ngọn núi cao nhất trong Ngũ Nhạc gồm có 5 quả núi lớn của mảnh đất Trung Nguyên: Đông Nhạc Thái Sơn, Tây Nhạc Hoa Sơn, Bắc Nhạc Hằng Sơn, Nam Nhạc Hành Sơn và Trung Nhạc Tung Sơn ở trung tâm. Mỗi ngọn núi là đại bản doanh của một môn phái cùng tên trong Ngũ Nhạc kiếm phái.

Còn ngọn Phong Thiền đài này là nơi khi xưa các đế vương làm lễ tế Trời cầu phước cho muôn dân, với cách kiến trúc thật là oai vệ. Hôm nay nó được làm nơi tổ chức đại hội hợp nhất Ngũ Nhạc kiếm phái và lựa chọn ra chưởng môn nhân.

Trên Phong Thiền đài, có đến mấy nghìn người của năm phái, lại có những khách mời danh dự như Phương Chứng đại sư - trụ trì chùa Thiếu Lâm và Xung Hư đạo trưởng - trưởng môn phái Võ Đang. Ngoài ra còn có rất đông những hào sĩ giang hồ tới xem náo nhiệt.

Tuyệt đỉnh Tung Sơn cao hơn hết những ngọn núi chung quanh, vươn lên cao ngất giữa trời xanh thăm thẳm tựa hồ ngự trị muôn ngàn ngọn núi khác.

Quần hào leo lên đến đây đều cảm thấy trong lòng sảng khoái, nhẹ nhàng tựa hồ bay bổng lên tít tầng mây.

Lúc này bầu trời quang sáng, không chút gợn mây. Phóng tầm mắt ngó về phía bắc thấy sông Hoàng Hà tựa một sợi chỉ dài dằng dặc. Phía tây ẩn hiện cửa khuyết thành Lạc Dương, còn phía đông và phía nam toàn núi non trùng điệp. Ngọn Thiếu Thất của chùa Thiếu Lâm - được coi là Thái Sơn Bắc Đẩu trong võ lâm, cũng dường như chỉ ở dưới chân của Tung Sơn. Thật là một nơi có khí tượng đế vương át cả thiên hạ.

Tuyệt đỉnh Tung Sơn cao hơn hết những ngọn núi chung quanh, vươn lên cao ngất giữa trời xanh thăm thẳm tựa hồ ngự trị muôn ngàn ngọn núi khác.
Ảnh minh họa. (Pixabay)

Một kẻ có hùng tâm tráng chí như Tả Lãnh Thiền - trưởng môn phái Tung Sơn làm sao không hiểu ý tứ ấy. Nên hắn muốn chọn chốn này làm nơi hợp nhất Ngũ Nhạc kiếm phái, sau đó với lực lượng của Tung Sơn và đồng minh trong tay, hắn sẽ giật được chức chưởng môn của Ngũ Nhạc phái - cái tên sau khi hợp nhất 5 phái. Rồi với thế lực hùng hậu ấy, hắn sẽ chinh phạt Ma giáo sau đó bình định Võ Đang, công phạt Thiếu Lâm, thống nhất võ lâm Trung Nguyên... rồi có khi lên làm Hoàng đế không chừng.

Hắn cũng biết 4 phái kia chỉ là miễn cưỡng tham dự nhưng hắn tự tin với sự bố trí của mình có thể thu thập hết các lực lượng chống đối.

Nhưng điều làm họ Tả không ngờ chính là đối thủ đáng gờm nhất của hắn còn chưa lộ diện.

Sau khi thêm hai phái Hành Sơn, Thái Sơn đã bị khuất phục, Tả Lãnh Thiền quay sang đối phó với Hằng Sơn và Hoa Sơn.

Trưởng môn phái Hằng Sơn lúc này là Lệnh Hồ Xung, vì mối tình quyến luyến với sư phụ trước kia của chàng là trưởng môn phái Hoa Sơn - Nhạc Bất Quần, ngoại hiệu Quân tử kiếm, nên chàng quyết định làm theo lựa chọn của sư phụ, đinh ninh rằng Nhạc Bất Quần nhất định sẽ phản đối việc hợp nhất Ngũ Nhạc kiếm phái.

Lúc này, Nhạc Bất Quần mới thong thả lên tiếng. Ông ta cho biết đã khổ tâm suy nghĩ việc này, cốt để tránh việc huynh đệ tương tàn như đã xảy ra trong phái Hoa Sơn trước đây. Xét cho cùng thì kiếp nạn giang hồ máu chảy đầu rơi cũng chỉ vì khác biệt môn phái. Bằng một giọng thánh thót du dương, với lòng từ tâm như thể thương xót sinh linh võ lâm đồng đạo và thảm cảnh của cô nhi quả phụ, lời nói của Nhạc Bất Quần quả thực đã động đến tâm can của hầu hết nhân sĩ võ lâm có mặt tại đương trường.

“Có người thì thào bàn tán:

Ðồng đạo võ lâm thường kêu Nhạc Bất Quần chưởng môn phái Hoa Sơn là Quân tử kiếm thì ra tiếng đồn của lão không ngoa. Tiến sinh đúng là một nhân giả đầy lòng từ thiện.”

Tuy vậy, theo ý Nhạc Bất Quần, vì sự khác biệt võ học giữa các môn phái nên muốn thành đại sự trong sớm chiều thật khó lắm thay!

Tả Lãnh Thiền không nhịn được hỏi:

“Theo lý luận của Nhạc huynh như vậy thì không thể tiêu diệt được sự chia rẽ giữa các môn phái, chúng ta đành ôm mối thất vọng hay sao?”

Nhạc Bất Quần lại thủng thẳng trả lời: việc khó nhưng không phải không làm được, chỉ cần đồng đạo võ lâm đồng lòng nhất trí thì không chừng sớm nhất cũng năm bảy chục năm sẽ có kết quả. Và lúc đó sẽ là một cuộc đại đoàn kết võ lâm.

Đến đây Tả Lãnh Thiền đã vô cùng sốt ruột, cho rằng đến lúc ấy thì hắn đã “xanh cỏ” rồi, còn hưởng được gì nữa. Nhạc Bất Quần không màng đến thái độ ấy, nói tiếp: dù đời chúng ta chưa xong được thì đời con cháu chúng ta cũng được hưởng thành quả, việc đáng làm thì vẫn nên làm. Và dễ dàng nhất, nhanh chóng nhất để vượt qua giai đoạn “quá độ” đó là hợp nhất những môn phái có bản chất võ học giống nhau như Ngũ Nhạc kiếm phái.

Tuyên bố của Nhạc Bất Quần đã khiến cho nhiều người sững sờ, trong đó có Lệnh Hồ Xung. Không ai nghĩ rằng họ Nhạc đã nung nấu dục vọng đó từ lâu.

Sau đó, Nhạc Bất Quần thi triển kế hoạch đoạt lấy ngôi vị trưởng môn Ngũ Nhạc phái mà Tả Lãnh Thiền đã dày công sắp xếp. Cuộc “tỷ võ đoạt soái” giữa họ Tả và họ Nhạc bắt đầu với tình huynh đệ hữu nghị của những người đồng môn, ít ra đó là tuyên bố trên bề mặt của họ Nhạc, cuối cùng biến thành một trận sống mái quỷ dị, trong đó Nhạc Bất Quần thi triển “Tịch Tà kiếm phổ” bay lượn như một bóng ma trên võ đài, đâm mù mắt Tả Lãnh Thiền và giành chiến thắng.

Khi Nhạc Bất Quần bước chân lên đài cao quyền lực cũng là là lúc mặt nạ “người quân tử” của y rớt xuống.

Các nhân vật mang tính biểu tượng trong Tiếu Ngạo Giang Hồ

Lệnh Hồ Xung mồ côi từ nhỏ, được vợ chồng Nhạc Bất Quần gia công nuôi nấng dạy dỗ như con đẻ. Lệnh Hồ Xung bản tính lãng mạn, hay nói lời bỡn cợt, quý rượu như tính mạng, có lúc bộ dạng bê tha, lại kết giao bằng hữu không hề câu thúc, chẳng hiềm chính phái hay hắc đạo, chỉ lấy nghĩa khí làm đầu.

Lệnh Hồ Xung luôn tự nhận mình là một lãng tử vô hạnh, xứng đáng với sự giáo huấn nghiêm khắc của sư phụ. Nhưng đằng sau vẻ ngoài lãng tử ấy là một trái tim nhân hậu, một bản sắc quật cường không khuất phục trước quyền thế, danh lợi, hay khổ nạn cuộc đời và một tinh thần xả thân vì đạo nghĩa. Lệnh Hồ Xung sẵn sàng đưa thân mình chịu đâm chém để cứu Nghi Lâm, một ni cô phái Hằng Sơn mà chàng chưa từng quen biết - chỉ vì nghĩa khí “Ngũ Nhạc kiếm phái như cây liền cành”. Có đến mấy lần Lệnh Hồ Xung từ chối gia nhập Triêu Dương thần giáo, dù có làm phó giáo chủ, dưới một người mà trên muôn vạn người, vì chàng muốn giữ mình trong sạch, kể cả có phải hy sinh mối tình đẹp với Nhậm Doanh Doanh tài sắc vẹn toàn, thậm chí hy sinh tính mạng vì phái Hằng Sơn - môn phái mà chàng được giao phó làm chưởng môn nhân trong một tình huống vạn bất đắc dĩ.

Với những người đẹp yêu thương mến mộ chàng như Nhậm Doanh Doanh, Nghi Lâm, Lam Phượng Hoàng... đừng thấy rằng Lệnh Hồ Xung miệng mồm lém lảu mà có ý lần khân, trái lại Lệnh Hồ Xung vẫn luôn ý tứ giữ gìn thanh danh giúp các người đẹp. Lệnh Hồ Xung không màng danh - lợi - tình, chỉ trọng nghĩa khí và tình cảm chân thành bất kể xuất thân của đối phương.

Với tính cách trọng nghĩa khí và giàu lòng nhân ái, Lệnh Hồ Xung cuối cùng đã chiếm được cảm tình của các hào sĩ, nghĩa sĩ hai phe Hắc - Bạch và làm trung gian hòa giải đôi bên.

Nhưng Lệnh Hồ Xung liên tục gặp phải những oan khuất tày đình trong cuộc đời như là: trộm bí kíp thần công của môn phái, kết giao gian tà, phản bội sư môn, cướp đoạt Tịch Tà kiếm phổ để luyện ra kiếm pháp độc bá võ lâm… lại gặp nghịch cảnh khiến thân tàn ma dại, cả xã hội danh môn chính phái quay lưng với chàng, nhất là sư phụ và sư muội mà chàng nhất mực yêu mến.

Lệnh Hồ Xung đại diện cho tinh thần hiệp sĩ, chứ không phải người quân tử mực thước.

Còn Nhạc Bất Quần vừa là thầy, vừa như cha, vừa là hình mẫu hoàn hảo của một người chính nhân quân tử của danh môn chính phái mà Lệnh Hồ Xung ngưỡng mộ như thần minh. Nhạc Bất Quần dáng vóc thư sinh, râu dài năm chòm, mặt đẹp như ngọc, chính khí hiên ngang, lời lẽ niềm nở, ngôn từ đoan chính, phong thái lúc nào cũng cao đạo đường bệ, lại luôn tỏ ra biết thương xót sinh linh và quyết liệt duy trì công đạo, ghét kẻ ác như kẻ thù.

Nhưng có ai ngờ chính lão lại là kẻ gian ác nhất trong những kẻ gian ác: rắp tâm chiếm đoạt Tịch Tà kiếm phổ của nhà họ Lâm bất kể phải hy sinh cả vợ, con gái và đại đệ tử - con trai Lệnh Hồ Xung cùng cả môn phái Hoa Sơn. So với một Tả Lãnh Thiền dã tâm lồ lộ thì Nhạc Bất Quần với vẻ ngoài nho nhã quân tử xem ra còn hiểm độc hơn nhiều.Tả Lãnh Thiền lao tâm khổ tứ bao năm sắp đặt kế hoạch, bài binh bố trận để thôn tính Ngũ Nhạc kiếm phái làm bàn đạp cho những tham vọng lớn hơn. Họ Tả đâu ngờ “người tử tế” Nhạc Bất Quần mà giang hồ đặt cho ngoại hiệu “Quân tử kiếm” cứ tưởng thờ ơ với danh lợi, lại ở sau lưng mình âm thầm sắp đặt mưu kế, đợi cho đến thời khắc tối hậu mới lộ mặt để hớt tay trên của mình. Rõ là “cốc mò cò xơi”.

Những kẻ như Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần thường ngày vẫn tự xưng danh môn chính phái, nghĩ mình có bổn phận quét sạch tà ma ngoại đạo để mang lại thanh bình cho võ lâm, thực ra về tư tưởng không khác gì người trong Ma giáo, thậm chí còn tệ hại hơn.

Vì vậy xưa nay nhắc đến “ngụy quân tử”, cái tên đầu tiên mà người hâm mộ Kim Dung nghĩ đến đó là: Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần.

Ý nghĩa chính trị xã hội trong Tiếu ngạo Giang Hồ...

Khi được hỏi về sự trùng hợp giữa Tiếu Ngạo Giang Hồ và Cách mạng Văn hóa, văn hào Kim Dung đã giải thích như sau:

“Trong những năm tôi viết Tiếu Ngạo Giang Hồ, cuộc Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Hoa bùng lên như ngọn lửa hoang thiêu đốt tất cả. Để giành được quyền lực, các bên đấu đá nhau đã không từ thủ đoạn nào và bản chất xấu xa của con người được bộc lộ theo những cách đáng ghê tởm nhất. Mỗi ngày khi tôi viết cho Minh Báo, cảm xúc phẫn nộ của tôi đi vào những câu chữ một cách tự nhiên, chứ tôi không cố tình dùng Tiếu Ngạo Giang Hồ để miêu tả Cách mạng Văn hóa.”

Vì vậy, không khó để thấy những tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) - một đại diện của Chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) ở phương Đông, trong tình tiết của Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Người cộng sản Trung Quốc thời trước ước mơ xây dựng một thế giới đại đồng, không gia đình, không tổ quốc, không tôn giáo, không còn giai cấp, không còn người bóc lột người... để thế gian không còn bất công, thì Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần luận bàn về việc hóa giải mâu thuẫn các môn phái bằng cách hợp nhất chúng lại, coi khác biệt về môn phái là nguyên nhân của mâu thuẫn.

Nhưng cái xã hội mang danh “bình đẳng” ấy, thế giới đại đồng ấy phải do họ chấp chính và đề ra luật chơi, và lòng tham quyền lực của họ sẽ khiến võ lâm không còn ngày nào yên ổn nữa, còn tranh đấu chém giết hơn xưa. Làm gì có “thiên hạ thái bình” hay là không còn cảnh “người bóc lột người” hay “người với người sống để yêu nhau”... như những hứa hẹn thuở ban đầu.

Nhưng không thể một bước lên ngay xã hội cộng sản hay “võ lâm hợp nhất” mà cần có một “thời kỳ quá độ”, cái mà Nhạc Bất Quần nói rằng “ít nhất cũng mất năm bảy chục năm, nhưng chúng ta không được hưởng thì con cháu chúng ta hưởng”. Cái lý tưởng “bánh vẽ” ấy thoạt đầu bao giờ cũng cuốn hút con người khiến đông đảo nhân sĩ võ lâm say như điếu đổ và rồi họ líu ríu đi theo. Cho đến khi nào những kẻ lợi dụng quần chúng như Nhạc Bất Quần lộ mặt tà ác và những mục tiêu ban đầu đã phá sản hoàn toàn thì một số nhân sĩ võ lâm mới nhận ra là họ đang đi theo con đường của những đại ma đầu.

...Và sự tương đồng của Tiếu Ngạo Giang Hồ với nền chính trị Hoa Kỳ hiện tại

Nếu như Tiếu Ngạo Giang Hồ ám chỉ ĐCSTQ trong bối cảnh cuộc Đại Cách mạng Văn Hóa thì ngày nay chính trường Hoa Kỳ với phe cánh tả chiếm ưu thế lại đưa những nhân vật Lệnh Hồ Xung, Nhạc Bất Quần, Tả Lãnh Thiền lên sân khấu chính trị, để thành viên của Ngũ Nhạc kiếm phái - hay nhân dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và nhân sĩ võ lâm Trung Nguyên - hay nhân dân thế giới, đưa ra lựa chọn có tính quyết định đến tương lai nhân loại.

Vậy ai là Lệnh Hồ Xung? Ai là Tả Lãnh Thiền? Ai là Nhạc Bất Quần?

Lệnh Hồ Xung nước Mỹ

Người giống Lệnh Hồ Xung sẽ là một trang nam tử nghĩa hiệp không màng danh lợi, ngôn từ có chút bất cẩn nhưng lại có cái tâm trong sáng. Người này có thể vì nghĩa quên thân, có thể hòa giải với những thế lực hung hăng trên chốn giang hồ để mang lại hòa bình cho nhân thế. Và anh ta sẽ phải chịu những oan khuất khó có thể tưởng tượng nổi.

Có lẽ quý bạn đọc đã đoán ra. Người đó chính là Tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ: Donald J. Trump.

Tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ: Donald J. Trump được ví như Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. (Getty)
Tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ: Donald J. Trump được ví như Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. (Getty)

Donald Trump ra ứng cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 không giống bất cứ một Tổng thống nào khác. Có thể nói cuộc sống cá nhân viên mãn khiến ông đứng ngoài những toan tính riêng tư, chỉ có một khát vọng “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nước Mỹ mà Donald Trump biết đã từng rất vĩ đại: đó là nước Mỹ của văn hóa truyền thống, nước Mỹ tín Chúa, nước Mỹ giàu có và quyền lực, nước Mỹ sáng suốt trí tuệ và nước Mỹ của tình người. Cái nước Mỹ ấy đang đi chệch vào quỹ đạo của những thế lực đen tối phản quốc, khiến nước Mỹ ngày càng xuống dốc về nhiều mặt: kinh tế, đời sống dân sinh, vị thế quốc gia, quân sự, thuần phong mỹ tục, tín ngưỡng, giáo dục… vì chúng muốn biến nước Mỹ thành một chư hầu cộng sản của đế chế ma quỷ bên kia đại dương.

Donald Trump đã nhiều lần tâm sự trên sóng truyền hình, ông ước gì có một ai đó đủ sức mạnh chính nghĩa đắc cử Tổng thống để làm nước Mỹ vĩ đại trở lại:

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này”

Nhưng không có ai như thế xuất hiện, có lẽ bởi Sáng Thế Chủ đã trao vai diễn đó cho ông gánh vác.

Donald Trump là người hào hiệp, ông đã từng gia ơn cho nhiều người trong quá khứ. Ông giúp người dân Mỹ có thêm việc làm, thu nhập; Ông giải cứu trẻ em khỏi tay bọn bắt cóc, bọn buôn người; Ông trấn áp tội phạm. Những chính sách của ông đã đem lại một sự thịnh vượng cho nước Mỹ về kinh tế, quân sự, phục hồi văn hóa truyền thống và tín ngưỡng, vị thế chính trị… khiến các quốc gia hung đồ e sợ không dám lộng hành tác oai tác quái như trước.

Những chính sách của Tổng thống Trump đã đem lại một sự thịnh vượng cho nước Mỹ về kinh tế, quân sự, phục hồi văn hóa truyền thống và tín ngưỡng, vị thế chính trị…
Những chính sách của Tổng thống Trump đã đem lại một sự thịnh vượng cho nước Mỹ về kinh tế, quân sự, phục hồi văn hóa truyền thống và tín ngưỡng, vị thế chính trị… (Getty)

Nếu như Tổng thống Bush con, Obama đã khiến nước Mỹ sa lầy vào các cuộc chiến ở Trung Đông, thì Tổng thống Donald Trump lại rất thành công trong việc hòa giải. Ông hòa giải với Bắc Hàn hiếu chiến, làm trung gian hòa giải cho Israel và khối Arab.

Nhưng cũng như Lệnh Hồ Xung, ông cũng bị người đời đánh giá tiêu cực bởi lối phát ngôn phóng túng, tính cách này bị truyền thông dòng chính khai thác ác ý tối đa, có khi còn thêm bớt xuyên tạc, “thuận nước đẩy thuyền” cho thêm phần nghiêm trọng.

Và Donald Trump cũng đã phải chịu bao nỗi oan khuất từ việc bị vu khống thông đồng với nước Nga trong cuộc bầu cử năm 2016, thông đồng với Ukraine, bị đàn hặc phế truất tại Thượng viện, bị vu khống trốn thuế, phân biệt chủng tộc, kỳ thị người da màu, người tàn tật, chịu trách nhiệm cho dịch Covid-19 trên đất Mỹ… số lượng những tội danh tưởng tượng chất lên vai ông có lẽ khiến Lệnh Hồ Xung cũng phải chào thua.

Và đối thủ trước mắt ông lúc này là Tả Lãnh Thiền của nước Mỹ.

Tả Lãnh Thiền là ai?

Tả Lãnh Thiền là kẻ đã dốc bao tâm cơ để đoạt lấy địa vị trưởng môn Ngũ Nhạc phái, cuối cùng bị hớt tay trên bởi một kẻ còn gian ngoan hơn nữa.

Nhưng Tả Lãnh Thiền dẫu sao cũng là một kẻ hùng tài đại lược hiếm có trong võ lâm, hầu như không có điểm gì chung với một chính trị gia già yếu, lú lẫn, bất tài, tham nhũng, giỏi hứa hơn làm... như Joe Biden. Trong 47 năm sự nghiệp chính trị, phó Tổng thống Joe Biden đã đóng một vai trò cực kỳ mờ nhạt trong việc đem lại lợi ích cho quốc gia, nhưng lại hết sức tích cực trong những áp phe chính trị để mang tư lợi cho mình và gia tộc.

Trong 47 năm làm phó Tổng thống, Joe Biden đã đóng một vai trò cực kỳ mờ nhạt trong việc đem lại lợi ích cho quốc gia, nhưng lại hết sức tích cực trong những áp phe chính trị để mang tư lợi cho mình và gia tộc.
Trong 47 năm sự nghiệp chính trị, Joe Biden đã đóng một vai trò cực kỳ mờ nhạt trong việc đem lại lợi ích cho quốc gia, nhưng lại hết sức tích cực trong những áp phe chính trị để mang tư lợi cho mình và gia tộc. (Getty)

Điểm yếu của Tả Lãnh Thiền có lẽ nằm ở chỗ tâm kiêu ngạo đã khiến hắn không đủ phòng bị đối với một kẻ mà hắn đánh giá dưới cơ như Nhạc Bất Quần.

Phó tổng thống Joe Biden chỉ có thể phần nào đó tạm đóng vai Tả Lãnh Thiền ở cái khía cạnh tranh chấp quyền lực chính trị và bị người khác thao túng sau lưng. Ai là kẻ đã thao túng sau lưng Joe Biden? chính là Nhạc Bất Quần của nước Mỹ - Barack Obama.

“Quân tử dao” Barack Obama với “tuyệt chiêu” đâm sau lưng

Cũng như Nhạc Bất Quần, Barack Obama rất khéo xây dựng một hình tượng gây thiện cảm trước công chúng với khả năng hùng biện, ngôn từ trau chuốt dễ chịu dễ nghe, miệng thao thao lời đạo đức, phong thái nhã nhặn, lịch thiệp - mặc dù ở phòng làm việc ông ta có thể "thượng" cả hai chân lên bàn làm việc hay co chân đạp cửa đánh “rầm” sau khi kết thúc họp báo và phóng viên cất máy quay đi. Obama còn có khả năng “muốn là khóc”, hơn nữa còn khóc mùi mẫn trước công chúng trong nhiều tình huống khác nhau, chiêu bài đánh vào cảm xúc ấy giúp cho hình ảnh của ông thêm phần "gây cảm hứng" và khiến khán giả, cử tri mềm lòng, nhưng cũng khiến Obama thêm phần nguy hiểm.

Obama còn có khả năng “muốn là khóc”, chiêu bài đánh vào cảm xúc ấy khiến ông ta thêm phần nguy hiểm. (Getty)
Obama còn có khả năng “muốn là khóc”, chiêu bài đánh vào cảm xúc ấy khiến ông ta thêm phần nguy hiểm. (Getty)

Nguy hiểm như thế nào? Khuôn khổ của bài viết khiến chúng ta chỉ có thể trình bày tóm tắt, nhưng dấu vết của Obama giờ đã ở khắp nơi, như trong các bài viết được gắn kèm:

  • Khống chế và làm suy yếu nước Mỹ về quân sự, ngoại giao khiến Trung cộng mạnh lên và lộng hành. (Xem tại đây)
  • Giả mạo hồ sơ danh tính, là nguyên nhân gây chia rẽ chủng tộc, làm nghèo nước Mỹ, thả bom nhiều nhất, làm kinh tế trì trệ, lạm dụng quyền hành pháp, đứng trên luật pháp, tiêu xài xa hoa lãng phí, làm giàu bất chính. (Xem tại đây)
  • Thông đồng với kẻ thù bên ngoài, giao Internet nước Mỹ cho kẻ thù của nước Mỹ kiểm soát, bịt miệng truyền thông độc lập. (Xem tại đây)
  • Che dấu và đổ lỗi cho việc bỏ rơi Lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi - Libya dẫn đến cái chết thảm của đại sứ Mỹ Chris Stevens và các nhân viên CIA. Lúc này Obama đang bận rộn cho việc tranh cử nhiệm kỳ 2. (Xem tại đây)

v.v.

Trong khi Nhạc Bất Quần cướp đoạt Tịch Tà kiếm phổ của nhà họ Lâm nhưng lại đổ diệt cho Lệnh Hồ Xung khiến chàng mắc nỗi oan khiên nhục nhã, lại gặp bao nguy hiểm trên giang hồ, thì từ trong “đầm lầy Washington”, Obama - một thành viên đắc lực của nó, liên tục bày ra những kế hoạch nham hiểm để vu cáo và gây khó khăn hỗn loạn cho Tổng thống Trump.

  • Đầu tiên là dựng lên vụ cáo buộc Tổng thống Trump thông đồng với nước Nga để gian lận bầu cử, ăn cắp lá phiếu vào năm 2016 - nhưng ông Trump được chứng minh vô tội. Mỉa mai thay, giờ đây chính Obama và đồng bọn lại mới là kẻ đạo diễn vụ trộm cắp lớn nhất trong lịch sử bầu cử Mỹ. Vậy rốt cuộc "Tịch Tà kiếm phổ" là do ai lấy? (Xem tại đâyđây)
  • Giăng bẫy tướng Flynn để tiến hành điều tra chiến dịch tranh cử của ông Trump có thông đồng với Nga - vụ Obamagate. (Xem tại đây)
  • Cùng thế lực ngầm xây dựng và tài trợ cho những nhóm bạo loạn đường phố như Antifa, BLM... (Xem tại đây)
  • Đổ thừa chính quyền Tổng thống Trump nhốt người vào lồng, nhưng thực ra đó lại là “di sản chính trị” của chính Obama. (Xem tại đây)
  • Bóng gió về việc tổ chức đảo chính, dùng lực lượng biệt kích SEAL để “lôi Trump ra khỏi Nhà Trắng”.

Nhạc Bất Quần đóng vai “người tử tế” đứng sau lưng Tả Lãnh Thiền chờ cơ hội hớt tay trên thành quả của hắn. Còn Obama đã bao giờ thực sự rời đi sau khi kết thúc nhiệm kỳ? Thật ra thì ông ta mới là kẻ đứng đằng sau Joe Biden - Tả Lãnh Thiền nước Mỹ, để điều khiển cuộc chơi. (Xem tại đâyđây)

Tiếu Ngạo Giang hồ và bài học về sự lựa chọn đứng về cái Chân - Thiện của mỗi con người

Tiếu Ngạo Giang Hồ được viết vào những năm 60 của thế kỷ trước nhưng câu chuyện, nhân vật và ý nghĩa xã hội của nó vẫn sống động cho tới ngày hôm nay. Rốt cuộc thì ai trung? Ai gian? Ai chính? Ai tà? Lịch sử sẽ cho ta câu trả lời chính xác. Nhưng trong một thời đại phi thường này, khi mà sự phân định Chính - tà trong mỗi con người sẽ sắp đặt tương lai của cá nhân ấy, thì Tiếu Ngạo Giang Hồ có thể giúp chúng ta có thêm một sự tham chiếu khôn ngoan cần thiết bởi những gì đang diễn ra trên sân khấu chính trị nước Mỹ có thể là màn diễn cuối cùng trước khi lịch sử nhân loại sang trang. Nếu Lệnh Hồ Xung - Donald Trump thành công, thiên hạ sẽ thái bình, Triêu Dương thần giáo cải tà quy chính, gươm đao xếp lại và nhân sĩ võ lâm hai phái Hắc - Bạch xúng xính khăn áo, thảnh thơi đi dự tiệc ở Cô Sơn Mai Trang - Tây Hồ như kết cục của Tiếu Ngạo Giang Hồ. Còn nếu Tả Lãnh Thiền - Joe Biden và Nhạc Bất Quần - Barack Obama cùng băng đảng đầm lầy thành công? Có thể tương lai nhân loại sẽ chìm vào trong bóng đêm vĩnh viễn của đầm lầy.

Nguyên Phong

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyên Phong, không nhất thiết là quan điểm của trang ntdvn.com)



BÀI CHỌN LỌC

Nụ cười ‘Tiếu ngạo’ trong chốn ‘giang hồ’ chính trị Hoa Kỳ