Những người nào không thích hợp đi tảo mộ, thăm viếng mộ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo tục lệ người Việt thì Tết Thanh Minh, Rằm tháng bảy, và dịp cuối năm, trước khi đón năm mới, mọi người sẽ đến nơi yên nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân qua đời để làm lễ, thờ cúng người chết và dọn dẹp, chỉnh trang mộ phần. Riêng Tết Thanh Minh còn được gọi là ngày Tảo mộ.

Những nghi lễ Tảo mộ, làm lễ trước mộ hiện nay đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều so với trước đây, chủ yếu là hoa quả, nến hương, tiền vàng mã. Tuy nhiên, những điều kiêng kỵ trong việc tảo mộ, viếng mộ vẫn cần chú ý xem xét và không nên bỏ qua.

Tảo mộ hay còn được gọi là tế mộ, tế tảo, thướng phần, có nghĩa là tu bổ mộ và cúng tế.

Dân gian tin rằng, mồ mả tổ tiên có liên quan đến sự thăng trầm thịnh suy của các thế hệ mai sau. Vì vậy, một năm 3 lần, con cháu thường đến mộ phần ông bà tổ tiên thăm viếng, cúng tế và dọn dẹp sửa sang, để ông bà tổ tiên yên lòng nơi chín suối và phù hộ cháu con bình an, may mắn.

Sau khi phần mộ tổ tiên được sửa sang, dọn dẹp xong, mọi người sẽ bắt đầu hành lễ. Trong thời gian cúng tế, lễ vật thường là hoa tươi, trái cây, rượu, xôi, tiền vàng, đồ mã, hương, nến… Nếu là mộ mới thì thường cúng bằng lợn, gà... Sau khi bày lễ vật xong, phải thắp hương cúng Thần Thổ Địa (Thần bảo hộ mộ), rồi sau đó đến ông bà tổ tiên và người đã khuất. Sau khi làm lễ xong thì trước tiên phải đốt vàng mã cho Thần Thổ Địa, sau đó đốt tiền vàng cho vong linh tổ tiên. Sau khi đốt tiền giấy, và vàng mã thì rưới rượu lên tro giấy.

Thờ phụng tổ tiên, hiếu thuận với cha mẹ
Tảo mộ, thờ cúng trước mộ là phong tục lâu đời hàng trăm hàng ngàn năm nay, vốn có nhiều điều kiêng kỵ về mặt phong thủy. (Ảnh qua saostar.vn).

Tảo mộ, thờ cúng trước mộ là phong tục lâu đời hàng trăm hàng ngàn năm nay, vốn có nhiều điều kiêng kỵ về mặt phong thủy. Trước tiên chúng ta phải tuân theo như: đồ cúng gia tiên cần được chuẩn bị đầy đủ trước khi đi tảo mộ, mặc trang phục loại gì để đi tảo mộ…. Dưới đấy là một số phong tục kiêng kỵ khi tảo mộ, cúng tế trước mộ.

1. Thời gian tảo mộ, thăm viếng mộ

Thời gian tảo mộ nên vào lúc 7 giờ sáng, sau khi mặt trời ló dạng, đến 3 giờ chiều trước khi mặt trời lặn. Dân gian có câu rằng “trời càng muộn, âm khí càng nặng”, tảo mộ tốt nhất chính lúc âm khí yếu dương khí mạnh.

2. Mặc gì khi đi tảo mộ, thăm viếng mộ

Trừ những mùa lễ hội, người dân ít khi diện những bộ quần áo đỏ, tím rực rỡ trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy chúng ta không nên mặc quần áo rực rỡ khi đi đám tang hay khi đi viếng mộ, thờ cúng tổ tiên. Vì vậy, ngày lễ Thanh minh, hay đi thăm viếng cúng tế trước mộ thì nên mặc trang phục trắng.

Tuy nhiên, những cô con dâu mới sinh hoặc những đứa trẻ có thể mặc những bộ quần áo lễ hội lên người.

3. Người không thích hợp đi tảo mộ, thăm viếng mộ

(1) Trẻ em dưới 7 tuổi và người già trên 80 tuổi

Có một phong tục dân gian nói rằng: trẻ em dưới 7 tuổi không nên đến nghĩa trang, nơi có âm khí nhiều. Trẻ em từ 0 đến 3 tuổi không thích hợp đến nghĩa trang vì trường khí trẻ còn quá yếu. Nhưng trường hợp thật sự cần phải đi thì ít nhất phải mặc áo dài đỏ trên người, một là để báo hỷ với tổ tiên, để tổ tiên biết có thêm con cháu, thêm niềm vui cho gia đình; thứ hai là để xua đuổi tà và không để những thứ không tốt xâm phạm. Ngoài ra nên mang theo những thứ có dương khí mạnh và có tác dụng đuổi tà như tỏi và hương liệu.

Còn những người trên 80 tuổi, do từ trường người già đã rất yếu nên sau khi tảo mộ dễ gặp vấn đề về thể chất, nên không thích hợp đi.

(2) Phụ nữ mang thai

Việc phụ nữ mang thai đi tảo mộ, thăm viếng mộ là không phù hợp, vì không thích hợp với thai nhi mới sinh mà phải tiếp xúc quá sớm với những thứ như vậy. Tuy nhiên, trong trường hợp thai phụ thực sự cần phải đi tảo mộ, viếng mộ, thì nên quấn bụng bầu của mình bằng một tấm vải đỏ, và mang theo những thứ có thể đuổi tà như tỏi và hương liệu.

(3) Những người không khỏe

Những người có thể trạng tương đối yếu như người bị cảm lạnh, người bệnh nặng, người mới khỏi bệnh nặng, người vừa phẫu thuật xong thường dễ hấp thụ trường khí xấu nếu đi tảo mộ vào thời điểm này.

(4) Những người đang đối mặt với việc chia tài sản gia đình

Những người đang tranh cãi về việc phân chia tài sản trong gia đình thì nên tránh đi tảo mộ. Theo phong tục dân gian là tránh chọc giận tổ tiên, theo khoa học thì khi bạn tích tụ oán hận trong lòng sẽ dễ bị hút từ trường âm mạnh hơn, sẽ không phù hợp để đi tảo mộ.

Ngoài bốn loại người trên không thích hợp với việc tảo mộ, những người không phải người trong gia đình, kể cả bạn bè nam nữ hoặc cấp dưới của cấp trên cũng không thích hợp đến tảo mộ.

4. Chú ý đến thái độ của bạn khi tảo mộ, thăm viếng mộ

Tảo mộ là phải có thái độ cần trang trọng, cung kính, kỵ huý nhất là cười nói, mắng mỏ, chạy nhảy lung tung trong nghĩa trang.

Còn việc sờ mó, nói bậy, tự ý giẫm đạp lên mộ người khác, bình phẩm về thiết kế nghĩa trang, chân dung bia mộ, tiểu tiện, chụp ảnh trong nghĩa trang,… đều là những hành động tuyệt đối không nên làm.

Những lời nói tục tĩu này, không những không tôn trọng người đã khuất mà còn có thể tạo thành trường khí xấu và dễ gây họa hoạn.

Huy Hải



BÀI CHỌN LỌC

Những người nào không thích hợp đi tảo mộ, thăm viếng mộ