Những người có phúc thường có 2 đặc trưng nổi bật này! 

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Người có phúc, xem xét qua liền biết". Đây là điều mà một vị cao tăng đã từng nói. Vị cao tăng nói rằng: “Người nếu có phúc, xem xét qua liền biết: Người có phúc khí thường có hai đặc điểm rõ rệt này!"

Đặc điểm 1: Biết cách duy trì thái độ nhân sinh khiêm tốn

Cao tăng nói: Làm người, chỉ có duy trì thái độ nhân sinh khiêm tốn, coi nhẹ bản thân, như lá rơi trong gió, như tuyết rơi xuống lông ngỗng, thì mới có thể thời thời khắc khắc bảo trì một tâm thái yên tĩnh, mới có thể nhận được phúc phận càng nhiều.

Tương truyền, Phật Tổ trong một đời trước là một người tu hành. Ông ngày đêm không ngừng tu luyện, thành tâm thành ý, kiên nhẫn, dũng mãnh tinh tấn tu hành đạo Bồ Tát, làm kinh động đến Thiên giới. Thiên Đế vì để khảo nghiệm sự thành tâm của ông, bèn lệnh cho người hầu hóa thành một con chim bồ câu, còn mình thì biến thành một con chim ưng, không ngừng đuổi theo đằng sau con chim bồ câu.

Người tu hành nhìn thấy chim bồ câu gặp nguy nan, bèn bước tới bắt lấy chim bồ câu bỏ vào trong ngực áo để bảo vệ. Con chim ưng không ăn thịt được bồ câu, rất là bất mãn, chất vấn người tu hành: "Tôi đã mấy ngày không ăn gì, không có gì ăn thì sẽ chết đói. Người tu hành chẳng phải coi chúng sinh đều bình đẳng hay sao? Bây giờ ông cứu được mạng của nó, nhưng lại hại mạng của tôi!"

Người tu hành nói: "Ngươi nói cũng có đạo lý, để cho công bằng, trên thân bồ câu thịt nặng bao nhiêu, thì ngươi hãy ăn bấy nhiêu thịt trên người ta đi!"

Thiên Đế sử dụng pháp lực sao cho thịt trên người tu hành đặt trên cái cân luôn nhẹ hơn so với bồ câu. Người tu hành vẫn nhịn đau cắt lấy thịt của mình, cho đến khi cắt toàn bộ thịt trên thân, trọng lượng hai bên vẫn không thể bằng nhau. Người tu hành đành phải xả thân bò lên trên cân mong sao cân được cân bằng.

Chúng ta là khác với người đời ở chỗ đó. Nay bổn tự cũng trả thù, cũng kiện tụng, báo quan thì đâu còn gọi gì là người tu nữa!
Người tu theo Đạo Bồ Tát phải có tinh thần tu hành trong nạn, để cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, dù phải hy sinh tính mạng cũng không ngần ngại. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Thiên Đế nhìn thấy người tu hành xả thân, cả chim ưng và bồ câu đều biến trở về nguyên hình. Thiên Đế hỏi người tu hành: "Khi ngươi phát hiện thịt của mình đã cắt hết, trọng lượng vẫn không bằng nhau, ngươi có chút hối hận hay lòng oán hận nào hay không?"

Người tu hành đáp: "Người tu theo Đạo Bồ Tát phải có tinh thần tu hành trong nạn, người chết chìm thì mình cũng chết chìm, xả thân, để cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, dù phải hy sinh tính mạng cũng không ngần ngại. Làm sao có thể sinh lòng hối hận hay oán hận được?".

Thiên Đế bị lòng từ bi và tinh thần không sợ hãi của người tu hành làm cho cảm động, lại sử dụng pháp lực, khiến cho người hành hồi phục khỏe mạnh trở lại.

Sinh mệnh của bồ câu rất quan trọng, chim ưng được ăn no bụng cũng rất trọng yếu, chỉ có bản thân mình không quan trọng yếu, tấm lòng từ bi "ta không vào Địa Ngục, ai nhập Địa Ngục" đã giúp Phật Thích Ca Mâu Ni có thể thản nhiên xem nhẹ chính mình.

Phật Tổ còn như vậy, phàm nhân nếu cũng làm được xem nhẹ chính mình, thì trong cuộc sống sẽ có nhiều phần vui vẻ. Xem nhẹ chính mình, là một loại phong độ, là một loại cảnh giới, là một loại tu dưỡng. Để xem nhẹ chính mình, cần chí hướng thiết thực, ý chí khoáng đạt, tỉnh táo suy tư.

Có câu nói rằng: "Khi 20 tuổi, chúng ta muốn cải biến cái nhìn của người khác đối với chúng ta; Lúc 40 tuổi, chúng ta lo lắng về ý nghĩ của người khác đối với chúng ta; Lúc 60 tuổi, chúng ta mới phát hiện, người khác hoàn toàn không nghĩ đến chúng ta". Đây cũng không phải là tiêu cực, mà là sự thật, nó cũng cho chúng ta biết, không ngại học cách xem nhẹ chính mình, gói nhẹ hành trang và bắt tay vào một cuộc hành trình dài không gánh nặng, con đường nhân sinh của bạn có lẽ sẽ càng thông thấu.

Tóm lại, nếu như chúng ta trong cuộc sống có thể xem nhẹ chính mình, thì sẽ giảm bớt rất nhiều tranh đấu. Có câu nói rất hay, "quân khinh tắc nhân quý", vua khiêm tốn ắt sẽ dân yêu. Làm được điểm này, bạn sẽ là là một bậc trí giả, bạn mới là một người có phúc!

Đặc điểm 2: Hiểu được mọi thứ cần phải lượng sức mà làm

Vị cao tăng nói: Mọi thứ cần phải lượng sức mà làm, chớ miễn cưỡng bản thân, tu luyện Đạo pháp không phải một ngày hai ngày có thể nhìn thấy hiệu quả. Làm những việc khác cũng giống như vậy, chỉ có lượng sức mà làm, mới có thể thu hoạch được thành công càng lớn, có càng nhiều phúc phận.

Một người nhất định phải hiểu rõ năng lực của chính mình, khi làm việc gì cần phải hết sức nỗ lực, lượng sức mà đi. Chỉ có làm việc mà bản thân đủ khả năng làm, mới có thể thể hiện đầy đủ tài hoa của tự thân. Nếu không, kết quả có thể sẽ hoàn toàn ngược lại, tự đánh vào mặt của mình. Mơ tưởng xa vời, nghĩ một lần là xong, sẽ chỉ làm cho mình nửa bước khó đi, và khiến bản thân thêm phần thất vọng mà thôi.

Có một câu chuyện có thật như sau:

Có vị võ tăng quy ẩn ở trong rừng núi. Nghe được thanh danh của ông, mọi người đều từ ngàn dặm xa xôi mộ danh mà đến tìm kiếm, muốn theo ông học chút võ thuật.

Khi họ đến chỗ ở của võ tăng nơi núi sâu, phát hiện võ tăng đang gánh nước từ trong sơn cốc trở về. Ông lấy nước không nhiều, trong hai thùng gỗ nước đều không đổ đầy. Đám người kia nghĩ thầm, đại sư là là người học võ, hẳn là có khí lực rất lớn, cho nên đại sư hẳn là phải chọn cái thùng rất lớn, hơn nữa còn phải múc nước tràn đầy.

Vì vậy, đám người cảm thấy không hiểu, bèn hỏi võ tăng: "Đại sư, ngài hẳn là có thể múc rất nhiều nước, vì sao hai cái thùng gỗ đều không đổ đầy, đây là cái đạo lý gì?".

Võ tăng đáp: "Đạo gánh nước cũng không ở chỗ lấy nhiều, mà ở chỗ lấy đủ. Một mực ham hố, có khi còn hoàn toàn ngược lại".

Đám người kia vẫn cảm thấy rất mê hoặc khó hiểu.

Võ tăng kéo một người trong bọn họ, bảo anh ta đi vào sơn cốc gánh hai thùng nước, lần này nước chứa đầy ắp.

Người kia cố gắng hết sức lực, thùng gỗ lung la lung lay, còn chưa đi được mấy bước, liền ngã nhào trên đất, tất cả nước đều đổ, đầu gối cũng bị trầy xước.

Người tu hành là phải chịu được khổ, và phải tu nhẫn, cần đạt được tâm đại nhẫn: bình thản trước mọi oan ức trái ngang, thản nhiên trước mọi miệng lưỡi thế gian.
Người tu hành là phải chịu được khổ, và phải tu nhẫn, cần đạt được tâm đại nhẫn: bình thản trước mọi oan ức trái ngang, thản nhiên trước mọi miệng lưỡi thế gian. (Ảnh: Pixabay)

Lúc này, võ tăng nói: "Nước đã bị đổ mất rồi, chẳng phải là cần phải quay lại gánh thêm một thùng? Đầu gối trầy xước, đi đường càng khó khăn, chẳng phải so với vừa rồi càng nhọc sức hơn sao?".

Đám người lại hỏi: "Vậy thì sư phụ, con nên chọn nhiều ít bao nhiêu, ước lượng như thế nào?"

Võ tăng vừa cười vừa nói: "Các ngươi hãy nhìn cái thùng này".

Đám người nhìn lại, trong vách thùng có vẽ một đường.

Võ tăng nói tiếp: "Đường vẽ này chính là ranh giới cuối cùng, nước tuyệt đối không thể cao hơn đường vẽ này, cao hơn đường vẽ này thì sẽ vượt quá mức cực hạn có thể chịu đựng. Lúc bắt đầu cần vẽ một đường, sau nhiều lần cũng không cần nhìn đường vẽ kia, bằng cảm giác liền biết hẳn là nên chọn nhiều hay ít cho thích hợp. Tuy nhiên, đường vẽ này có thể nhắc nhở chúng ta, mọi thứ cần phải hết sức nỗ lực, càng phải lượng sức mà làm".

Đám người lại hỏi: "Như vậy ranh giới cuối cùng rốt cuộc nên là cao thấp ra sao?"

Võ tăng nói: "Bình thường mà nói, càng thấp càng tốt, bởi vì mục tiêu thấp dễ dàng khiến cho người ta đi thực hiện, mà người dũng khí cũng không dễ chịu nản lòng, ngược lại sẽ bồi dưỡng cho họ sự hứng thú và nhiệt tình, cứ như thế, tiến hành theo chất lượng, tự nhiên sẽ làm càng nhiều càng ổn".

Kỳ thực, gánh nước cũng giống như là võ thuật, võ thuật cũng như xử thế. Không có năng lực tương ứng, thì đừng có đi tham tranh quyền vị quan trọng hơn, nếu không, không chỉ khiến cho mình bị đả kích, sẽ còn để người khác xem thường. Làm chuyện gì đều cần hiểu được tiến hành theo chất lượng, lượng sức mà đi, từng bước thực hiện mục tiêu, mới có thể tránh 'hứa nhiều vô vị' ngăn trở. Làm được như vậy, bạn sẽ tự nhiên vui vẻ hơn, nhân sinh mới có thể càng có thêm vận may mới, bạn mới có thể là một cái người có phúc.

Quỳnh Chi
Theo aboluowang.com



BÀI CHỌN LỌC

Những người có phúc thường có 2 đặc trưng nổi bật này!