Những loại thiện hạnh dễ dành dụm phúc đức

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cổ nhân nói rằng: Làm việc thiện là cách tốt nhất để tích âm đức. Con người sống trên đời, làm nhiều việc thiện tích đức, không chỉ có thể mang lợi cho gia đình, mang đến cho bản thân nhiều phúc báo, mà còn có thể để phúc cháu con. Vì vậy muốn tích âm đức, tâm cần phải thiện lương, làm nhiều việc thiện.

Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, không phải không báo, mà do thời điểm chưa tới. Thiện hay ác, đều ở trong một ý nghĩ, một người trường kỳ làm việc thiện, nhưng phạm vào một chút xíu sai lầm, liền có thể mang tiếng xấu lan xa. Bởi vậy, muốn tích âm đức, cần phải cả đời làm việc thiện, không bao giờ làm việc ác. Đồng thời, âm đức là chỉ âm thầm làm việc có đức đối với người khác, không khoe khoang bản thân, không hớn hở ra mặt, làm nhiều nói ít.

Những việc làm dưới đây, nếu không thể tận lực đi làm, mà tùy theo điều kiện thuận lợi của bản thân, có thể làm theo khả năng, bạn vẫn có thể tích đức tích phúc, thiện chí giúp người.

1. Đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi

Dệt hoa trên gấm thì dễ dàng, nhưng đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi quả thật là khó. Trong xã hội ngày nay, người có tiền thường sẽ được người khác nịnh bợ và giúp đỡ, vì họ muốn thu lợi từ người giàu, cho rằng người giàu là quý nhân ở đời. Ngược lại, những người nghèo ở trong xã hội bị người ta coi thường, bạn bè thân thích sẽ dần xa cách, đối với người nghèo không có giá trị gì lớn để lợi dụng.

Nếu như bạn có thể làm được việc 'đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi', quan tâm những người thực sự cần trợ giúp, bạn chính là đang tích âm đức. Có lẽ những người cùng khổ kia không thể bỏ ra nổi thứ gì để cảm kích bạn, nhưng mà trong lòng của họ nhất định sẽ nhớ kỹ bạn, mang ơn đối với bạn. Những người giàu có kia, bạn trợ giúp họ, thực tế họ thường sẽ không cảm kích bạn, ngược lại cảm thấy sự trợ giúp của bạn quá ít, đối với họ không là cái gì.

2. Hiếu thuận với cha mẹ

Trăm điều thiện hiếu đứng đầu. Một người thiện lương, nhất định sẽ không bạc đãi cha mẹ của mình. Người hiếu thuận, có thể làm gương cho con cái, để con cảm nhận được gia đình hài hòa, ấm áp, từ đó con cái cũng sẽ trở thành người hiếu thuận. Gia phong tốt, truyền lại đời đời, hiếu đạo ấm lòng người.

3. Quan tâm đến kẻ yếu

Nếu bạn đưa một số tiền nhỏ cho người giàu, người ta có thể sẽ không thèm ngó tới. Nhưng nếu bạn dành số tiền đó để giúp đỡ những nhóm người khó khăn, họ sẽ nhớ mãi đến bạn. 500 nghìn đồng nếu dùng để đổ xăng cho ô tô thì sẽ xài hết trong vài ngày, dùng mua thuốc lá và rượu có lẽ còn không đủ. Nhưng với một người nghèo đói, thì 500 nghìn có thể là chi phí sinh hoạt không nhỏ.

"Thép tốt dùng làm lưỡi đao", bạn không nên đem tiền tùy tiện cho người khác, nếu không bạn mặc dù làm việc thiện, cũng sẽ không có được thiện báo, hoặc là thiện báo sẽ ít hơn. Bạn cố gắng tiết kiệm tiền, sau đó đem tiền tiêu những nơi cần tiêu, cho những người thực sự cần giúp đỡ, như vậy bạn chính là chân chính làm việc thiện.

làm việc thiện
Nhưng với một người nghèo đói, thì 500 nghìn có thể là chi phí sinh hoạt không nhỏ. (Ảnh: Pixabay)

4. Công bằng chính nghĩa

Trong xã hội ngày nay thường sẽ bắt gặp nhiều điều trái đạo đức. Ví dụ, khi mua đồ ăn ở chợ, mua một cân thịt nhưng khi về nhà chỉ cân được 8 lạng. Nếu như nhiều người phát hiện rằng người bán hàng không có đạo đức, và không bao giờ đến quầy của anh ta để mua hàng nữa, thì công việc kinh doanh của anh ta sẽ không thể tiếp tục được, vì đó là bị ác báo, tổn hại âm đức.

Trong “Văn Xương Đế Quân âm chất văn” có viết: Cái đấu cây cân phải cho công bằng, không thể cân đo cho người thì nhẹ mà cân đo cho mình thì nặng”. Một người, mua bán cần phải công bằng. Làm người cần phải công bằng chính nghĩa, không được ham món lợi nhỏ, không tham lam tính toán với người khác. Kiểu việc thiện này, cũng là tích âm đức.

5. Làm người dẫn đường

Thời xa xưa có câu chuyện "đục tường cho mượn ánh sáng”. Một người nhà giàu có đã đục bức tường nhà mình để ánh sáng chiếu sang nhà hàng xóm là anh học trò nghèo không có tiền mua nến. Nhờ vào ánh nến của nhà người khác, có thể đọc sách của mình. Một chuyện tốt như vậy, mặc dù cực kỳ nhỏ bé, nhưng đối với người đọc sách nghèo khổ lại chính là đại ân. Nếu như bạn là người hữu tâm, đừng ngại đem những cuốn sách của mình đã đọc qua, chia sẻ cho người cần, đem những điều mình học được viết thành văn chương, để những người cần đọc được.

Khi gặp ai đó đang khó khăn trong cuộc sống, bạn có thể cho họ một vài lời khuyên, hoặc giúp họ một tay, thì họ chắc chắn sẽ vô cùng cảm kích bạn. Có người, tại thời điểm cùng đường mạt lộ, bạn cho họ một bát cơm, một chai nước, nếu họ về sau trở nên thành công hay giàu có, nhất định sẽ không quên ân đức này, hơn nữa còn trợ giúp bạn.

6. Cứu vớt sinh mệnh

Sinh mệnh là đáng trân quý, cho dù là một con giun dế, cũng có giá trị tồn tại. Nếu như bạn luôn luôn tận lực sát sinh, như vậy bạn sẽ làm tổn hại phúc đức của chính mình. Chúng ta có thể thấy những lời nhắc nhở ấm áp như thế này trong công viên: “Cỏ cũng có sự sống, xin đừng tùy ý giẫm lên”. Điều đó muốn nói với bạn rằng, hãy trân quý sinh mệnh.

7. Lấy lễ đãi người

Ngàn dặm gửi tặng một chiếc lông ngỗng, vật chẳng đáng gì, chỉ có tình là sâu. Người với người có qua có lại, cũng không phải là muốn đổi chác lễ vật, mà là muốn dùng tâm để đối đãi người khác, trân quý lễ vật của người khác. Nói ví dụ, có người tặng cho bạn một đóa hoa hồng, bạn thuận tay liền vứt bỏ nơi thùng rác, như vậy bạn chính là đang làm tổn hại âm đức. Nhưng nếu bạn đem hoa hồng cắm ở bình hoa, cẩn thận chăm sóc, thì chính là một loại việc thiện.

Cần phải làm một người có lễ phép, mỉm cười đối với người khác, cùng người khác chân thành kết giao, không chiếm tiện ích của người khác, và có thể đưa cho người khác một chút lễ vật. Học cách cảm ân, không quên mất ân tình, đều là tích âm đức.

8. Cùng người kết duyên

Trên con đường nhân sinh, gặp phải ai đều là duyên phận. Người biết trân quý duyên phận mới có thể có được tình yêu chân thành, người biết tùy duyên mới có thể sống chung hòa hợp. Nếu bạn bình thường không chú trọng cùng người kết duyên, như vậy đến khi bạn cần người khác, họ sẽ không nguyện ý trợ giúp bạn.

Tục ngữ nói: "Bình thường thì chẳng thắp hương, đến khi cùng đường ôm chân Phật". Thiện chí giúp người, là việc cả một đời cần phải làm, không phải là việc chỉ làm trong một ngày. Không có ai nợ bạn, mọi người đều tốt với bạn bởi vì bạn thiện lương.

Người xưa nói: "Lập vinh danh không bằng tích âm đức". Tạo vinh dự và địa vị, không bằng tích âm đức. Nếu lúc nào cũng nhắc nhở bản thân giữ vững lương tâm, không làm chuyện thất đức, thì cuộc sống của bạn, gia đình, sự nghiệp, nhất định sẽ càng ngày càng hưng vượng.

Quỳnh Chi
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Những loại thiện hạnh dễ dành dụm phúc đức