Nhân sinh càng ít 4 thứ này càng tốt vận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiện nay đời sống vật chất càng ngày càng giàu có dư dả. Nhưng đối với một số người, cách để cuộc sống ý nghĩa hơn chính là học cách từ bỏ, đem những thứ không cần thiết trong cuộc sống vứt bỏ đi. Bằng cách này, nhìn có vẻ như là "mất", nhưng cái "được" sẽ càng nhiều.

Có câu nói rằng: "Quả ngôn dưỡng khí, quả sự dưỡng thần, quả tư dưỡng tinh, quả dục dưỡng tính". "Quả" ở đây có nghĩa là ít, kiệm... thể hiện sự tiết chế của con người.

Bởi vậy, nhân sinh trôi qua càng "quả", cuộc sống ngược lại càng có chất lượng và trí tuệ.

Kiệm ngôn dưỡng khí

Dương Tu vốn là người có tài, xuất thân cao môn sĩ tộc lại có tiếng học rộng hiểu sâu, sau khi nương nhờ Tào Tháo, bởi vì nhiều lần hiến thượng sách nên rất được Tào Tháo trọng dụng. Nhưng Dương Tu thường hay tự cao vì có thể đoán được ý của Tào Tháo, cũng thường xuyên không giữ mồm giữ miệng.

Tương truyền, một lần có người đem tới tặng cho Tào Tháo một hộp bánh, Tào ăn thử một miếng, khen ngon rồi viết lên trên hộp bánh chữ “一 合 酥” nghĩa là “một hộp bánh“, Dương Tu thấy thế đem bánh ra chia cho lính mỗi người một miếng ăn chơi. Tào Tháo biết thế tức lắm, nhưng vì quý trọng người tài nên hậm hực hỏi Dương Tu sao lại làm vậy? Dương Tu trả lời : “Ôi Chủ Công của tôi! Ngài viết lên trên hộp bánh là “mỗi người một miếng”, tôi làm sao dám trái lệnh?". Lý do là trong tiếng Hán, chữ “一 合 酥” có thể tách thành “一人一口酥” (bỏ cái mũ của chữ xuống thành chữvà chữ) có nghĩa là “mỗi người một miếng“. Lúc này Tào đã bắt đầu cảnh giác với Dương Tu.

Cứ lặp lại như thế, Tào Tháo rốt cuộc không thể chịu đựng được nhiều lần vi phạm của Dương Tu, và Dương Tu cuối cùng cũng bởi vì không giữ được miệng của mình, mà đã mất đi tính mệnh.

Họa từ miệng mà ra, nói nhiều ắt có lúc nói hớ. Người nói nhiều giống như đi đường ban đêm, lâu khó tránh khỏi dẫm lên một cái hố.

Lão Tử từng nói: "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri", người biết thì không nói, người nói thì không biết.

Người thông minh thường hay kiệm lời, biết nói chuyện, lời nói ít mà tinh. Họ biết rõ lời mình nói là đại biểu cho sự tu dưỡng và trí tuệ, cho nên mỗi câu đều cân nhắc, lúc nào cũng suy nghĩ chắc chắn.

Im lặng là vàng. Kiệm lời là trang phục thanh tịnh nhất, cũng là cảnh giới hàm dưỡng rất cao.

vận mệnh tốt
Người thông minh thường hay kiệm lời, biết nói chuyện, lời nói ít mà tinh.

Kiệm sự dưỡng thần

Trên Internet thường có thể trông thấy không ít cư dân mạng phàn nàn về bản thân mình, khi đang làm dự án của công ty thì muốn làm theo ý mình, nhưng tiếc rằng chỉ ba phút hăng hái, cuối cùng chẳng những việc bên lề không đạt được kết quả, mà dự án công ty cũng mất trắng.

Nhân sinh tựa như chiến trường, bởi vậy tốt nhất nên tập trung tinh lực để làm tốt một việc, từ đó sẽ tìm thấy con đường đi của chính mình. Nếu không kết quả chỉ là công dã tràng.

"Quản Tử" đã nói: "Quả sự thành công, vị chi tri dụng", ý rằng biết tiết chế bản thân, làm việc cần làm đúng lúc đúng nơi, mới gọi là biết làm. Lưu Bị chính là điển hình về phương diện này.

So với Tào Tháo, Tôn Quyền bẩm sinh không có bất kỳ ưu thế nào, nhưng sở dĩ có thể có ba phần thiên hạ, một nguyên nhân rất lớn, chính là ông "quả sự tình".

Lưu Bị thu nhận hiền tài trong thiên hạ, dùng người thì không nghi người, sự tình một khi đã giao cho thuộc hạ thì cơ hồ sẽ không nhúng tay, cho thuộc hạ đầy đủ quyền lực. Cuộc đời của ông chỉ là làm tốt chuyện biết dùng người này, lại có thêm Khổng Minh và các hiền thần khác phò tá, nên đã giành được quyền bá chủ.

Kết cấu của chữ bận “忙” là “忄” (bộ tâm) cộng với “亡” (vong), vậy nên có thể hiểu, một khi chân tâm đã chết (chân tâm bị đánh mất, mê mờ) thì chính là bận (忙). Tâm vong thì bận bịu, rất nhiều người chuyện gì cũng làm, nhưng mọi chuyện đều làm không tốt, cuối cùng chỉ là khiến cho thể xác tinh thần của bản thân mình mệt mỏi. Người thực sự có trí tuệ, biết nặng biết nhẹ, sẽ chuyên chú vào sự tình phải làm, kết quả là có thể làm tốt.

dùng người thì không nghi người
Lưu Bị thu nhận hiền tài trong thiên hạ, dùng người thì không nghi người, sự tình một khi đã giao cho thuộc hạ thì cơ hồ sẽ không nhúng tay, cho thuộc hạ đầy đủ quyền lực. (Ảnh miền công cộng)

Quả tư dưỡng tinh

Dương Giáng, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc từng khuyên bảo những người trẻ tuổi rằng, vấn đề của họ không nằm ở chỗ không đọc sách nhiều, mà là nghĩ quá nhiều. Suy nghĩ quá nhiều, chỉ làm cho tinh thần bị bó buộc bởi gông xiềng, mang gánh nặng tiến về phía trước.

Ngày xưa, nước Kỷ có người lo sợ trời đất sụp đổ, bản thân không có chỗ để ở, nên cả ngày không ăn không uống. Có người hiểu chuyện đến giải thích, nói rằng: “Trời là do khí tích tụ lại, không chỗ nào là không có khí. Như anh khom lưng ưỡn ngực hít thở, suốt ngày trong không trung đi đứng, sao lại sợ trời sụp”. Người nọ lại nói: “Nếu quả trời tích tụ khí, thế thì mặt trời mặt trăng cùng tinh tú, không rơi xuống sao?”. Người hiểu chuyện giải thích: “Mặt trời, mặt trăng cùng tinh tú cũng là vật thể có ánh sáng do không khí tích tụ lại, cho dù có rơi xuống, cũng không làm tổn hại đến vật gì”. Người nọ lại hỏi: “Đất sụp thì làm sao?”. Người hiểu chuyện lại giải thích: “Đất do cát đá tích tụ lại, lấp đầy chỗ trống bốn bên, không chỗ nào là không có cát đá. Như anh đi đứng chạy nhảy, cả ngày sống trên đó, sao lại sợ đất sụp”. Người nọ ngộ ra vui mừng phơi phới, người kia cũng vui mừng phơi phới.

Câu thành ngữ "Kỷ nhân ưu thiên" - dùng để ví với sự lo lắng việc không đâu, buồn lo vô cớ, tự làm khổ cho bản thân, cũng từ điển cố đó mà có.

Rất nhiều người nhìn con người này sẽ cảm thấy thật nực cười, nhưng hãy thử nghĩ lại một chút, có bao nhiêu người không giống như người kia?

Làm tốt việc trước mắt, sống trong hiện tại, vứt bỏ những suy nghĩ lung tung, phiền não tự nhiên tiêu. Nghĩ quá nhiều, phiền não sẽ chỉ tự động tìm tới cửa. Tương lai là đi mà tới, không phải nghĩ mà ra được.

Nghĩ quá nhiều, phiền não sẽ chỉ tự động tìm tới cửa.
Nghĩ quá nhiều, phiền não sẽ chỉ tự động tìm tới cửa. (Ảnh qua Secretchina)

Quả dục dưỡng tính

Vương Hi Chi là nhà thư pháp danh truyền thiên cổ, trong đó "Lan đình tập tự" được khen là thiên hạ đệ nhất hành thư. Nhưng có một cố sự ông tham lam lúc về già lại hiếm ai biết. Bởi vì Vương Hi Chi sau khi công thành danh toại, hi vọng có thể trường sinh bất lão, cho nên liền bắt đầu dùng một lượng lớn bài thuốc ngũ thạch tán đang thịnh hành lúc bấy giờ, kết quả tráng niên mất sớm.

Con người một khi tham muốn, dẫu thấy họa cũng truất ngựa đuổi theo. Những dục vọng không đúng đắn sẽ đưa con người đến thung lũng sâu nhất với tốc độ nhanh nhất. Dục vọng là một thứ độc tố đối với tâm hồn, nếu nó tích tụ quá nhiều, lòng tham sẽ sớm sinh bệnh và suy sụp.

Học được "quả dục", ít ham muốn, mới có thể vĩnh bảo thanh tâm, giữ được một trái tim trong sáng.

Trên con đường nhân sinh, có thể dần dần hiểu được "quả", biết tiết chế bản thân mình, mới không bị mê mờ nơi thế tục, cuộc sống cũng nhờ vậy mà càng thêm tự tại thong dong.

An Nhiên
Theo secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Nhân sinh càng ít 4 thứ này càng tốt vận