Nhàn khán cuộc sống người ngư phủ qua tranh vẽ - Giang hành sơ tuyết đồ (P-1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Triệu Can, người Giang Ninh tỉnh Giang Tô, là một học trò tại học viện hội hoạ (là một phẩm bậc của quan sứ trong học viện) thời Nam Đường Lý Hậu Chủ. Ông sinh thời vốn là người Giang Nam, luôn thích vẽ những phong cảnh thơ mộng nơi đó, vậy nên các họa phẩm của Triệu Can cũng phần nhiều liên quan đến cảnh sông núi nước non.

Triệu Can, người Giang Ninh tỉnh Giang Tô, là một học trò tại học viện hội hoạ (là một phẩm bậc của quan sứ trong học viện) thời Nam Đường Lý Hậu Chủ. Ông sinh thời vốn là người Giang Nam, luôn thích vẽ những phong cảnh thơ mộng nơi đó, vậy nên các họa phẩm của Triệu Can cũng phần nhiều liên quan đến cảnh sông núi nước non. Các nhà phê bình hội hoạ đều khẳng định tài năng của ông, cho rằng bút pháp của Triệu Can sinh động, nhạy bén, tả thực có hồn. Trong cuốn Tuyên Hoà Họa Phổ đã bình luận về tranh của ông như sau: “Tuy rằng ở nơi phồn thị cát bụi, nhưng vừa thấy cảnh sông nước, liền muốn kéo quần vén áo mà lội xuống, tìm thuyền mà bơi ra”. Ý muốn nói hoạ tác của Triệu Can sinh động đến nỗi khiến người xem như có cảm giác bước vào viễn cảnh chân thực, bất tri bất giác như muốn kéo quần lội qua sông hoặc tìm một chiếc đò nào đó.

Bức họa Giang Hành Sơ Tuyết Đồ của Triệu Can chỉ cao vỏn vẹn 25 cm, dài 375 cm, xếp vào hàng tiểu phẩm, cũng là một bức “thủ quyển” (bức vẽ cuộn tay hay “trường quyển”).

“Thủ quyển” là một hình thức của các tác phẩm hội họa được đóng khung cổ xưa của Trung Quốc. Mặt trước của khung có phần “lời dẫn", mặt sau là "tái bút", và phần giữa được ngăn cách bởi một dải lụa, được gọi là "cách thủy".

“Thủ quyển” là một hình thức của các tác phẩm hội họa được đóng khung cổ xưa của Trung Quốc.
“Thủ quyển” là một hình thức của các tác phẩm hội họa được đóng khung cổ xưa của Trung Quốc. (Miền công cộng)

Đập vào mắt người xem khi mở tác phẩm ra sẽ là hàng loạt những ấn triện, cùng các đề thiêm: “Triệu Can - Giang Hành Sơ Tuyết Đồ". “Đề thiêm" thường là để chú thích tên tác giả và tên tác phẩm, để người sau có thể từ ngay trang nhất mà có thể hiểu được những thông tin tương đối quan trọng liên quan đến tác phẩm. “Đề thiêm" có lúc viết ở “tiền cách thuỷ", có lúc tại bên cạnh “cách thuỷ", hoặc gắn ở một nơi nào đó, viết tên tác giả và tác phẩm. Ví như thư thiếp (dấu tích bản chữ trên giấy) Bình An, Hà Như, Bổng Quất Thiếp của Vương Hi Chi, hay Nha Đầu Hoàn Thiếp của Vương Hiến Chi, v.v. đều có người chú thích ở bên cạnh. Để người đời sau một khi xem các bức hoạ liền biết rằng tác giả là ai.

Ngoài ra, phía bên trái của “đề thiêm" còn có đề ký của Nam Đường Lý Hậu Chủ: “Giang hành sơ tuyết, họa viện học sinh Triệu Can tráng”. Lý Hậu Chủ dùng bút pháp “kim thác lực" để viết lên đó. Cái gọi là “kim thác lực" chính là một phương pháp đặc thù dùng bút lông để tạo hình dạng sóng để viết hoặc vẽ, nhưng hiện tại không thể tìm thấy bức tranh cụ thể nào để tham khảo.

Vừa nhìn vào bức họa "Giang Hành Sơ Tuyết Đồ" chúng ta có thể thấy ba người đánh cá đang đồng tâm hiệp lực kéo chiếc thuyền qua sông, giống như đang kéo lưới cá vậy. Hai người phía bên phải dùng dây thừng dài để kéo thuyền đánh cá dọc bờ sông, trong khi người còn lại chèo và bẻ hướng thuyền. Hai người trên bờ mang theo sợi dây, và đầu kia của sợi dây được buộc vào thuyền đánh cá, cầm sợi dây và đi ngược chiều gió. Ba người như thể là một, tâm ý đồng nhất, hoạ lên bầu không khí kiên cường và bất khuất ngưng tụ trên bờ sông gồ ghề.

Dưới ngòi bút của Triệu Can, động tác chuyển động của họ rất sống động có hồn, từ trang phục đến giày rơm trông rất rõ ràng, và những chiếc mũ họ đội cũng là nhiều kiểu cách nhau.
Dưới ngòi bút của Triệu Can, động tác chuyển động của họ rất sống động có hồn, từ trang phục đến giày rơm trông rất rõ ràng, và những chiếc mũ họ đội cũng là nhiều kiểu cách nhau. (Miền công cộng)

Dưới ngòi bút của Triệu Can, động tác chuyển động của họ rất sống động có hồn, từ trang phục đến giày rơm trông rất rõ ràng, và những chiếc mũ họ đội cũng là nhiều kiểu cách nhau. Từng chi tiết mà Triệu Can vẽ được chau chuốt một cách tinh tế, thậm chí sợi dây được vắt qua cổ của họ cũng được nhìn thấy rõ ràng. Thuyền của ba người là một chiếc thuyền gỗ không có tán, và có một số giỏ tre có nắp trên thuyền. Mọi thứ trông rất tươm tất, đồ trên thuyền đều được đóng nắp tre, dường như họ đang chuẩn bị về nhà.

Những ngư dân trong bức tranh này ăn mặc đều rất mỏng mảnh đạm bạc, thân thể gầy guộc, biểu cảm khắc khổ, tuy nhiên lại rất giản dị, họ cũng đang thực hiện một công việc thường ngày như bao người khác. Bức họa lột tả cuộc sống của những người dân bình thường không thể dung dị hơn. Thông qua việc chạm khắc những chiếc móc lưới đơn giản, người xem đều có thể cảm nhận được khung cảnh sông nước trong lành mà thanh tĩnh.

Xuyên suốt khung hình, người ngư dân được Triệu Can miêu tả đang siêng năng làm những gì họ nên làm. Từ điều này chúng ta cũng có thể thấy tầm quan trọng của mỗi người ngư phủ như một phần không thể thiếu của chỉnh thể việc đi bắt cá, cũng cho thấy được vẻ đẹp của mỗi ngành nghề khác nhau, con người có thể tự đạt đến công phu cao thâm trong chính công việc của mình. Trong quá trình vẽ tranh, họa sĩ thực sự đã mang đầy đủ tâm huyết, sự khoan dung và lòng trắc ẩn của chính mình vào đó.

Ở phía sau thuyền đánh cá là một hàng lau sậy rất cao, ở khu vực Giang Nam có rất nhiều nơi có cỏ lau này. Những cây sậy này thông qua việc khắc hoạ tỉ mỉ cẩn thận của hoạ sĩ đã mang lại cảm giác khá tự nhiên và chân thực cho người xem. Hơn nữa dường như còn có một vài bông hoa xoài, màu trắng nhỏ ở dưới bãi lau sậy. Dưới cây bút của họa sĩ, chúng dường như muốn nổi theo gió mà bay lên.

Ở phía bên trái của cuộn tranh, có một vài cây to khô héo, ở giữa có một ông lão ngồi trên lưng lừa, chậm rãi thuận theo những cơn gió thổi mạnh tiến về phía trước, sau ông còn có một tiểu thư đồng. Biểu cảm buồn bã của ông lão, vẻ ngoài ngây thơ của cậu bé, và thậm chí cả ánh mắt của con lừa với đôi lông mày sâu, co rút cơ mặt lộ xương mặt cùng y phục của hai người cho thấy một hành trình dài mệt mỏi.

Biểu cảm buồn bã của ông lão, vẻ ngoài ngây thơ của cậu bé, và thậm chí cả ánh mắt của con lừa với đôi lông mày sâu, co rút cơ mặt lộ xương mặt cùng y phục của hai người cho thấy một hành trình dài mệt mỏi.
Biểu cảm buồn bã của ông lão, vẻ ngoài ngây thơ của cậu bé, và thậm chí cả ánh mắt của con lừa với đôi lông mày sâu, co rút cơ mặt lộ xương mặt cùng y phục của hai người cho thấy một hành trình dài mệt mỏi. (Miền công cộng)

Không xa phía sau họ, có một lữ đoàn khác gồm bốn người, tuy nhiên chuyển động của họ khoan thai hơn khá nhiều. Trên con đường gồ ghề dọc bờ sông, người đi trước cũng quay lại, nói chuyện với những người phía sau, không mảy may để ý đến con đường lầy lội gồ ghề và tuyết rơi. Trang phục của họ cũng khá gọn gàng và ấm áp, lữ đoàn đa số lại là người trẻ, dưới cùng một thời tiết lạnh giá, những cơn gió thổi mạnh, hai nhóm ngựa đã cho thấy được sự khác biệt rõ ràng.

Không xa phía sau họ, có một lữ đoàn khác gồm bốn người, tuy nhiên chuyển động của họ khoan thai hơn khá nhiều.
Không xa phía sau họ, có một lữ đoàn khác gồm bốn người, tuy nhiên chuyển động của họ khoan thai hơn khá nhiều. (Miền công cộng)

(còn tiếp)

Anh Kỳ
Theo: Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nhàn khán cuộc sống người ngư phủ qua tranh vẽ - Giang hành sơ tuyết đồ (P-1)