Nguyên nhân Gia Cát Lượng 5 lần Bắc phạt đều không thành công

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gia Cát Lượng năm lần Bắc phạt, đều trước thắng sau thua, nguyên nhân ở đâu? Từ câu nói cuối cùng trước khi chết của Đại tướng Khương Duy, có thể thấy được nguyên nhân gốc rễ. 

Năm 221, Lưu Bị vì để báo thù cho huynh đệ kết nghĩa Quan Vũ nên đã phát động đại bại trở về. Ở thành Bạch Đế, sau khi phó thác con trai cho Gia Cát Lượng, Lưu Bị nhắm mắt xuôi tay ra đi. Nhà Thục Hán dưới sự trị sửa của Gia Cát Lượng vẫn giữ được thế chân vạc, hùng cứ một phương, tuy nhiên trên chiến trường lại liên tiếp thất bại, mãi không thể giành được chiến thắng. Lẽ nào khi đó Thục Hán hoàn toàn không có cơ hội đánh thắng Ngụy, Ngô sao? Thực ra sau khi Gia Cát Lượng phóng lửa thiêu đốt thung lũng Thượng Phương thất bại, và một câu nói trước khi chết của Đại tướng Khương Duy đã nói ra nguyên nhân gốc rễ của thất bại rồi.

Lưu Bị để lại nhà Thục Hán cho Gia Cát Lượng, khi đó đang là một quốc gia lung lay sắp sụp đổ. May mà nhờ khả năng trị quốc xuất chúng của Gia Cát Lượng, ông đã dốc sức phát triển dân sinh, kinh tế, quân sự, thế nên chỉ trong vài năm ngắn ngủi, ông đã đưa nước Thục trở về đúng quỹ đạo, và còn tạo ra một đội quân dũng mãnh không gì ngăn cản nổi. Nước Thục lại lần nữa có đủ khả năng tiến hành Bắc phạt. Nhưng có rất nhiều nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng lần nào Bắc phạt cũng hao binh tổn tướng, không thể giành được chiến thắng cuối cùng, thậm chí còn bị mất cả sinh mạng bản thân.

Năm Kiến Hưng thứ 5 (năm 227), Gia Cát Lượng thống lĩnh Thục quân xuất khỏi Hán Trung, bắt đầu hành trình Bắc phạt. (Ảnh chụp màn hình Tam Quốc Diễn Nghĩa liên hoàn hoạ)

Lần Bắc phạt thứ nhất, Gia Cát Lượng đánh cho Tào Ngụy trở tay không kịch, khiến cho 3 trong số 5 quận vùng Lũng Hữu đều đã đầu hàng Thục Hán. Chiến dịch này Gia Cát Lượng vốn có thể hoàn toàn chiếm được toàn bộ Lương Châu, nhưng Mã Tốc, viên tướng phụng mệnh trấn thủ Nhai Đình lại bỏ thành lên núi đóng quân, bị tướng Tào Ngụy là Trương Cáp cắt đứt nguồn nước, khiến quân Thục không đánh mà tự vỡ, khiến kế hoạch của Gia Cát Lượng bị đảo lộn hoàn toàn, đành phải rút quân.

Lần Bắc phạt thứ hai, Gia Cát Lượng gặp Tào Chân, hai bên kịch chiến ở Trần Thương, nhưng Gia Cát Lượng vẫn không thể nào công hạ được Trần Thương, cuối cùng viện binh Tào Ngụy kéo đến, Gia Cát Lượng buộc phải rút lui.

Chiến dịch Bắc phạt lần thứ ba, Gia Cát Lượng đánh trận đầu chiếm được hai quận là Vũ Đô và quận Âm Bình. Gia Cát Lượng phủ dụ dân chúng và cho quân trấn giữ, còn ông rút về Hán Trung.

Gia Cát Lượng đợi cho đến khi Tào Chân qua đời mới xuất quân từ Kỳ Sơn tiến hành cuộc Bắc phạt lần thứ tư. Lần này Gia Cát Lượng không những đã cắt đứt được đường vận chuyển lương thực của đối phương, mà còn đánh bại Tư Mã Ý ở trận chiến Lỗ Thành, giết được 3000 quân địch. Từ khí thế này tiếp tục tiến công thì Gia Cát Lượng hoàn toàn có cơ hội đánh tan quân Ngụy, tấn công kinh đô Hứa Xương nhà Ngụy. Đúng lúc đó thì Hậu chủ Lưu Thiện đột nhiên ra Thánh chỉ, lệnh cho Gia Cát Lượng rút quân. Thế là lần Bắc phạt thứ tư này lại kết thúc bằng thất bại.

Nguyên nhân Lưu Thiện hạ chỉ chính là vì Lý Nghiêm nói dối rằng quân lương không đủ, nhưng khi Gia Cát Lượng trở về thì thấy quân lương đầy đủ. Sau khi điều tra, ông mới biết Lý Nghiêm đã giở trò, Gia Cát Lượng đã cách chức Lý Nghiêm và tiếp tục dẫn quân Bắc tiến, đây là chiến dịch Bắc phạt lần thứ năm. Đáng tiếc là Gia Cát Lượng ngày đêm vất vả, thân thể mệt nhọc, cuối cùng ốm chết ở gò Ngũ Trượng.

Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", cuộc đọ sức đặc sắc nhất giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, khiến bao nhiêu thế hệ nức lòng thì không gì khác ngoài kỳ tích "Thành trống đẩy lùi quân địch". (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", cuộc đọ sức đặc sắc nhất giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, khiến bao nhiêu thế hệ nức lòng thì không gì khác ngoài kỳ tích "Thành trống đẩy lùi quân địch". (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Gia Cát Lượng năm lần Bắc phạt, đều trước thắng sau thua, nguyên nhân ở đâu? Từ câu nói cuối cùng trước khi chết của Đại tướng Khương Duy, có thể thấy được nguyên nhân gốc rễ.

Năm 253, Khương Duy chống cự với đại quân của Tư Mã Chiêu ở tiền tuyến, nhưng Đại tướng Đặng Ngải chỉ huy đại quân của Tào Ngụy lại dẫn quân theo con đường hẻm Âm Bình tiến đánh Thành Đô, kinh đô nhà Thục Hán. Khi đó các địa phương trong nước Thục Hán đều đem quân cứu viện, nhưng Lưu Thiện lại lập tức mở cổng thành đầu hàng, việc này khiến Khương Duy bùng lên nỗi tức giận, nhưng để phục quốc nên đành giả đầu hàng.

Sau đó Khương Duy liên kết với Chung Hội tạo phản, nhưng sự việc bị bại lộ. Thấy đại thế đã mất, Khương Duy ngửa mặt lên trời thét lớn: "Kế của ta không thành, đó là do mệnh Trời!"

Sau đó Khương Duy rút kiếm đâm vào cổ tự vẫn. Câu nói này của Khương Duy có hai tầng ý nghĩa, thứ nhất là nói thực lực nhà Thục Hán vốn không phải là đối thủ của Tào Ngụy, đó là Thiên ý. Ý nghĩa thứ hai là trách tội Lưu Thiện, vì Lưu Thiện từ bỏ chống cự, mới dẫn đến nhà Thục Hán nhanh chóng diệt vong.

Câu nói này của Khương Duy cũng giải thích rất chính xác nguyên nhân Gia Cát Lượng Thần cơ diệu toán như vậy mà luôn luôn chịu thất bại. Ngoài việc quốc lực nước Thục Hán không bằng Tào Ngụy ra, còn do Lưu Thiện nghe theo lời sàm ngôn, muốn Gia Cát Lượng rút quân, khiến Bắc phạt thất bại. Nếu quốc lực Thục Hán và Tào Ngụy tương đương thì nhất định Gia Cát Lượng đã có thể dễ dàng giành được chiến thắng. Hoặc nếu không bị Lưu Thiện ngáng chân thì cũng có thể Gia Cát Lượng đã đánh bại được quân Ngụy, chiếm được Trung Nguyên. Thực ra Gia Cát Lượng đã biết rõ nguyên nhân từ lâu rồi. Sau khi mưu kế lừa cha con Tư Mã Ý vào hẻm núi Thượng Phương rồi phóng lửa bị thất bại bởi cơn giông tố mưa to bất ngờ, Gia Cát Lượng ngửa mặt lên trời than rằng: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên". Biết thất bại, biết mệnh Trời, nhưng ông vẫn làm, chỉ để diễn nghĩa chữ Trung "Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi", để tạ ân tri ngộ "Tam cố mao lư".

Ba lần cầu kiến cao nhân
Hai triều đã tỏ lão thần tận tâm
Kỳ Sơn giữa trận từ trần
Khách anh hùng để tần ngần lệ rơi.

(Thơ Đỗ Phủ)

Trung Hòa
Theo Vision Times

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Nguyên nhân Gia Cát Lượng 5 lần Bắc phạt đều không thành công