Nguy hiểm của sự tưởng tượng không giới hạn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà văn của Anh, ông G.K. Chesterton đã viết: “Chức năng của trí tưởng tượng không phải là làm cho những điều kỳ lạ trở nên ổn định, mà là để làm cho những điều ổn định trở nên kỳ lạ; không phải biến điều kỳ diệu thành sự thật mà là sự thật trở nên kỳ diệu”.

Hãy tưởng tượng khi so sánh quái vật hiện đại ngày nay như Godzilla và King Kong với quái vật nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp như Pegasus (thiên mã có cánh như đại bàng) và Chimera (quái vật có đầu và thân mình giống sư tử, có thêm đầu dê, chân rồng và đuôi rắn). Sự so sánh giữa những đối tượng cách xa nhau hàng ức vạn năm này dường như nói lên điều gì đó về mục đích tưởng tượng quái vật. Trong khi quái vật khổng lồ thời cổ đại rất hung tợn, mãnh liệt, bản chất của chúng thể hiện sức mạnh của giống đực, trong khi thằn lằn nguyên tử - the atomic lizard (có lẽ là muốn thể hiện giống rồng) thì quá khủng khiếp. Một số quái vật còn quái dị hơn thế.

Sự tương phản này cũng tồn tại trong các nhóm chiến binh, cũng phân biệt rõ chúng ở hai bên ranh giới kỳ lạ của trí tưởng tượng: Cả Pegasus (thần mã có cánh) và Chimera (với đầu sư tử, thân dê và đuôi rồng) đều là những dã thú lai tạp, nhưng ở Pegasus có cái gì đó đúng đắn một cách tự nhiên và cao quý, còn Chimera lại có gì đó hỗn loạn, điên rồ, và bất thường. Thần mã Pegasus là một quái vật xinh đẹp, nếu có thể nói một cách tương xứng thì nó là chiến mã của anh hùng.

Trong khi đó, ngược lại Chimera là một con quái vật tàn bạo, đối nghịch lại hẳn với Pegasus, và vì thế nó muốn giết chóc. Những con quái vật này là biểu tượng cho sự hòa hợp trong trí tưởng tượng và sự bất hòa hợp trong trí tưởng tượng, với một hình tượng tôn trọng sự chân thật, hình tượng còn lại thì nổi loạn, đi ngược lại với chân thật. Mặc dù trí tưởng tượng có khả năng biến đổi vô cùng nhưng có lẽ một số hình ảnh không nên tưởng tượng.

Một số quái vật thậm chí còn cực kỳ đáng sợ. Tấm áp phích giới thiệu bộ phim “King Kong vs. Godzilla” của Nhật Bản năm 1962. (Toho)

Biên giới của trí tưởng tượng

Giáo sư kiêm nhà văn John Senior của Đại học Kansas có trí tưởng tượng mạnh mẽ và ông đã từng chỉ trích nhân vật chú voi biết bay Dumbo của Walt Disney. Ông xin lỗi những người có tình cảm với loài động vật này và nói: “Dumbo là một sự ghê tởm của trí tưởng tượng. Voi không thể bay. Ngựa thì có thể bay”.

Tuyên bố của Tiến sĩ Senior nêu lên rằng ngay cả trí tưởng tượng cũng phải có ranh giới, điều này vốn không phải là một quan niệm phổ biến.

Rõ ràng là có những giới hạn đối với tưởng tượng đạo đức - nghĩa là, một số điều tưởng tưởng trong tâm trí rõ ràng là sai - nhưng tưởng tượng sáng tạo cũng có giới hạn thì ít rõ ràng hơn. Nhưng khi trí tưởng tượng sáng tạo tách rời khỏi biểu hiện của sự thực và lý tính, nó sẽ dễ bị giả dối và cuối cùng có xu hướng rối loạn và thậm chí là vô đạo đức.

Mặc dù phạm vi của trí tưởng tượng là “không thực”, và giống như một hoạt động thẩm mỹ, nó có xu hướng chủ quan hóa, nhưng trí tưởng tượng nên phản ánh thực tế hơn là đề cao sự kỳ quái. Nói cách khác, không nên tưởng tượng những thứ ghê rợn kỳ quái. Hoặc nếu có, chúng nên được xem như mối nguy hại cho sức khỏe tinh thần và đạo đức. Và một thách thức đặt ra trong việc khôi phục văn hóa chân thật là nhận ra giới hạn của trí tưởng tượng.

Bước đầu tiên là nhận ra rằng đời sống tưởng tượng, giống như đời sống trí tuệ, chỉ hoàn hảo nhất khi nó nằm trong khuôn khổ của sự chân thực, là sự đồng nhất của tâm trí và thực tế. Nhà văn của Anh, ông G.K. Chesterton đã viết: “Chức năng của trí tưởng tượng không phải là làm cho những điều kỳ lạ trở nên ổn định, mà là để làm cho những điều ổn định trở nên kỳ lạ; không phải biến điều kỳ diệu thành sự thật mà là sự thật trở nên kỳ diệu”.

Chẳng hạn, như tộc người cây Ents của nhà văn J.R.R. Tolkien, ông đã biến một khu rừng thực tế trở nên kỳ diệu hơn. Những lời thì thầm và thận trọng, gốc rễ vững chắc cắm sâu giống như thực trạng của cây giúp bổ sung và mở rộng nhận thức về một khu rừng thực tế.

Một bức vẽ người cây Ents của J.R.R. Tolkien. Giống như rễ cây, nhưng nhanh hơn rất nhiều, người Ents của Tolkien có thể phá vỡ đá. (TTThom / CC-BY-SA 3.0)

Bằng cách này, trí tưởng tượng có thể tuyệt vời mà không làm mất đi mối liên hệ của nó với sự thật. Sau tất cả, thì sự thật khá kỳ diệu và trí tưởng tượng tô điểm thêm cho thực tế kỳ ảo của vạn vật. Do đó, toàn bộ mục đích của trí tưởng tượng là vẽ ra và tăng thêm thực tế cùng những biểu hiện ẩn ý của nó, mang lại cho vật thể thực tế hình tượng không nhìn thấy nhưng được coi là không thể tách rời với bản chất của chúng.

Do đó, khi chúng ta nghĩ tới con cáo luôn tưởng tượng tới sự ranh mãnh, con cú liên quan tới sự khôn ngoan, lừa thì bướng bỉnh và sư tử là chúa tể sơn lâm. Đây không chỉ đơn giản là một quy ước; nó là biểu hiện tưởng tượng dựa trên thực tế và được công nhận từ truyện ngụ ngôn Aesop (một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa).

Ảo tưởng hay thực tế?

Xét đến tính tượng trưng của sự vật, tưởng tượng nắm chủ đạo về phương diện vô hình của thế giới hữu hình, nhận thức một cái gì đó không thực mà không phủ nhận hoàn toàn thực tế. Ngay cả khi chúng có sự khác biệt, cái thực và cái không thực vẫn nên giữ lại một sự liên kết thi vị. Vì thế hình tượng ngựa bay ở trên thích hợp vì nó có cảm giác rất chân thực, trong khi đó voi bay hoàn toàn không cho thấy cảm giác chân thực bởi nó có trọng lượng khổng lồ và dáng vẻ chậm chạp.

Trong khi cả hai hình tượng đều là những sáng tạo không có thật, thì ngựa bay là phóng đại sự thật; còn nhân cách hóa voi bay tách rời hẳn với sự thật. Nguyên tắc là: tưởng tượng không nên là ảo tưởng kỳ dị mà là những ám chỉ thực tế - hình ảnh tưởng tượng một cách tương đối về ngựa bay khác xa với tưởng tượng quá chênh lệch về voi biết bay.

Như những câu chuyện cổ tích truyền thống cho thấy, trong quan niệm tưởng tượng cái ác có thể được miêu tả là xấu xí, và đó là hiển nhiên. Nhưng nó nên tồn tại đối lập rõ ràng giữa cái tốt và cái đẹp, duy trì chuẩn mực đạo đức. Nói cách khác, những con sói phải to lớn và xấu, những kẻ khổng lồ độc ác phải hung dữ và những con rồng sẽ có dáng vẻ khủng khiếp. Mặt khác, tính cách nhân vật anh hùng phải mạnh mẽ, cuộc sống có lý tưởng thiêng liêng với một thế giới đầy kỳ diệu. Nói tóm lại, tưởng tượng nên là một tấm gương phản chiếu, không phải là một cánh cổng ảo giác, có thể siêu việt thực tế mà không vứt bỏ thực tế.

Nhưng khi trí tưởng tượng không có giới hạn, hãy liên tưởng tới những Ninja rùa biến dị tuổi teen, thì sự thật được nâng lên tới mức nào? Dù bề ngoài có vẻ vô hại, nhưng mục đích và tác dụng của những sáng tạo tùy tiện, kỳ lạ như vậy là gì?

Vì lén lút và trộm không phải là thuộc tính của rùa, nên ý tưởng về Ninja rùa đi ngược lại hiểu biết của chúng ta về thực tế. Một cảnh quay công khai từ phim "Teenage Ninja Mutant Turtles III." (Ảnh của Paramount)

Mặc dù Ninja rùa hoặc voi biết bay có thể được coi là loại tưởng tượng đáng sợ, nhưng chúng chắc chắn không khủng khiếp như nội dung khiêu dâm, hình ảnh bạo lực, sự méo mó đáng lo ngại hoặc đơn thuần là vô đạo đức. Nhưng những hoạt động ban đầu dù nhỏ đến đâu cũng cần chú ý vì chúng có thể là sự khởi đầu của một thói quen hoặc mô thức giàu trí tưởng tượng không phù hợp. Nếu tưởng tượng là đạo đức, thì trong hoạt động tưởng tượng ấy, sự chân thật giữa cái tốt và cái đẹp là rất trọng yếu.

Thuyết tưởng tượng tương đối tạo tiền lệ cho thuyết tương đối nói chung và chỉ cần có một nửa cơ hội thì thuyết tương đối đạo đức sẽ nhanh chóng có được chỗ đứng. Trí tuệ cổ đại, từ thần thoại Hy Lạp đến Kinh thánh, đều nhấn mạnh mối tương quan và sự kết nối của con mắt, trí tưởng tượng và đời sống đạo đức.

Có thực là mọi thứ đều không có giới hạn?

Ngày nay, những kẻ quái dị với tưởng tượng méo mó lại được tôn vinh, điều này đã làm mờ đi ranh giới của đạo đức. Những điều này đã vứt bỏ sự tác động tương hỗ tự nhiên dựa trên thực tế, và sự hòa hợp trong bản chất của vạn vật, khiến những người trẻ tuổi tưởng tượng vượt ra ngoài giới hạn của sự thật. Ngành công nghiệp giải trí nói riêng đang biến đổi các quy chuẩn với chiêu thức làm mới lại những hình ảnh vốn dĩ hết sức bình thường, khiến nó quái dị hơn và mất đi yếu tố hài hòa.

Với việc tưởng tượng những hình ảnh không thật, biến dị lại được bình thường hóa. Sự tán thành đối với những điều dị thường phi tự nhiên, đối với những điều ghê sợ như tác phẩm “Born This Way” của Lady Gaga, thách thức tưởng tượng đạo đức bằng sự sáng tạo bất chấp tự nhiên ngay cả trong những quan niệm “phi tự nhiên”.

Vậy thì, biên giới của trí tưởng tượng ở đâu? Dù trong nghệ thuật, văn học, phim ảnh hay âm nhạc, chính xác thì khi nào hiện thực không còn được phản ánh? Hình tượng chân thật trước khi trở nên giả dối thì có thể được kéo dài bao xa? Có tiêu chí hoặc thông số nào không, hay đó chỉ tựa như khẩu hiệu nổi tiếng của Justice Stewart: “Tôi biết nó khi tôi nhìn thấy nó?”

Sự trượt dốc một cách nhanh chóng thì dễ phán đoán, ví như:

Các nghệ sĩ như Salvador Dali và Zdzisław Beksinski nổi dậy chống lại lý tính.

Các tác phẩm của H.P. Lovecraft phát tán sự đồi trụy.

Âm nhạc và video do Billie Eilish và Marilyn Manson sản xuất đang bị thoái hóa.

Sự tàn bạo của Quentin Tarantino là không thể chống đỡ nổi.

Những con vật biết nói từ Beatrix Potter, Kenneth Grahame, hoặc A.A. Milne thì sao? Nhân tính hóa trở thành chuyện đương nhiên.

Còn xẻng hơi nước hay máy xúc của Mike Mulligan? Ngay cả máy móc và xe cộ cũng có “tính cách”.

Vũ trụ Marvel và thiên hà “Chiến tranh giữa các vì sao” có mở rộng quá xa ra ngoài Narnia và Trung Nguyên (Middle Earth) hay không? Tính hiện đại phải tạo ra sự thần thoại của nó.

Vấn đề xác định nền tảng khách quan cho thẩm mỹ, dù là sáng tạo hay tiếp thu, cũng tương tự như vấn đề xác định mức độ đạo đức bên trong cho thẩm mỹ. Mặc dù không xác định, nhưng nó không thay đổi nguyên tắc rằng không được tưởng tượng những hình ảnh không phục vụ một cách bản năng và trực giác cho điều tốt, sự thật và cái đẹp.

Nếu trí tưởng tượng không bị ràng buộc bởi sự thật, nó có thể trôi vào giấc mơ của John Lennon, tưởng tượng ra thiên đường và địa ngục thay vì nuôi dưỡng một cái nhìn hoàn hảo hơn về sự thật. Tuy có chỗ cho sự ảo tưởng, và thậm chí là phi lý trong tưởng tượng sáng tạo, nhưng như Tiến sĩ Senior chủ trương rằng: nên giữ lại thuộc tính năng động và phái sinh có lợi cho những sinh vật có lý trí và cấm những thứ có tính quái dị về mặt tinh thần siêu hiện thực.

Ninja rùa, voi biết bay và khỉ Gorilla khổng lồ đấu vật với một con thằn lằn nguyên tử có thể biểu hiện ra bên ngoài sự kỳ lạ thậm chí thú vị, nhưng chúng cũng có thể âm thầm phát triển mối nguy hiểm vượt qua giới hạn của tưởng tượng lành mạnh. Khi nói tới tưởng tượng, không phải tất cả đều có thể. Sự thật đúng là như thế!

Minh An
Theo The Epoch Times

Biên dịch từ bài viết của tác giả Sean Fitzpatrick.

Thông tin về tác giả:

Ông Sean Fitzpatrick giảng dạy về khoa học nhân văn tại Học viện Đại học Gregory, một trường nội trú ở Elmhurst, Pennsylvania. Các tác phẩm nổi tiếng của ông về giáo dục, văn học và văn hóa đã được xuất bản trên các tạp chí “Crisis Magazine” (Tạp chí khủng hoảng), “Catholic Exchange” (Trao đổi Công giáo) và “The Imaginative Conservative” (Phe Bảo thủ giàu sức tưởng tượng).



BÀI CHỌN LỌC

Nguy hiểm của sự tưởng tượng không giới hạn