Người xưa nhìn nhận và thoát khỏi đại nạn châu chấu như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những vị cổ thánh tiên hiền quan sát và cảm nhận được thực sự thiên tượng và nhân gian con người có đối ứng với nhau, chính là nói hành vi của con người trời xanh có thể thấy rõ và ông trời điều động chuyện gì cũng sẽ ảnh hưởng đến các sự vụ nơi thế gian.

Một đàn châu chấu lớn với quy mô khoảng 400 tỷ con đang tiến vào biên giới Trung Quốc Đại lục, quốc gia này đang phải đối mặt với nguy cơ bị “quân đội châu chấu" xâm chiếm. Các chuyên gia được chính quyền Trung Quốc phái sang Pakistan để nghiên cứu tình hình cũng bị những con châu chấu cắn. Nhưng điều đáng báo động hơn là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho hay, nạn châu chấu đã vượt khỏi tầm kiểm soát ngay từ giai đoạn ban đầu, nó có thể kéo dài đến tháng 6 năm 2020, và quy mô của đàn châu chấu có thể tăng gấp 500 lần hiện tại. Tình trạng thiếu hụt lương thực do “đội quân châu chấu" gây ra luôn là một cơn ác mộng đối với con người. Nạn châu chấu cũng là một trong những thảm hoạ sớm nhất trong lịch sử loài người. Đứng trên góc độ của văn hoá Trung Hoa truyền thống, “đội quân diễu hành châu chấu" này dường như cũng có linh tính cảm ứng, riêng một số khu vực, một số người thì nó hoàn toàn không hề bén mảng tới, gần như là không quấy nhiễu. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Lật lại các trang của lịch sử chúng ta có thể thấy rõ.

Những con châu chấu thường bay theo đàn. Từ xưa đến nay châu chấu đã có thanh thế lẫy lừng, thời cổ đại chúng ào ào tới với những thanh âm kêu reo réo thé tai. Trong từ điển cổ đại Nhĩ Nhã có viết: “Sâu keo ăn nõn lúa, đặc ăn lá lúa, mâu cắn gốc lúa, tặc ăn hại cả cây, là tên của bốn loại châu chấu thường gặp". Trong Thuyết Văn cũng có bổ sung: “Minh (sâu keo ăn nõn lúa), đặc (sâu ăn lá lúa), mâu (sâu cắn gốc lúa), tặc (sâu chuyên ăn lúa), cùng chung (cũng là giống châu chấu phá hoại), năm loại sâu này đều cùng một họ nhà châu chấu”. Nhìn lại biên niên của lịch sử, nạn châu chấu đem đến tai hoạ rất nghiêm trọng đặc biệt vào thời kỳ mùa xuân và mùa thu. Một đàn châu chấu có thể đến cả trăm tỷ con, vượt gấp hàng trăm lần tổng số người trên trái đất. Châu chấu vượt biên như một đội quân, che kín bầu trời và mặt đất, ngay lập tức có thể quét sạch những cây trồng, hoa màu ngũ cốc, lúa gạo trên cánh đồng. Nạn châu chấu lần này khiến không ít người nhớ lại trận “mưa châu chấu” trong lịch sử trước đây.

Một đàn châu chấu có thể đến cả trăm tỷ con, vượt gấp hàng trăm lần tổng số người trên trái đất.
Một đàn châu chấu có thể đến cả trăm tỷ con. (Ảnh: TONY KARUMBA/AFP qua Getty Images)

“Thiên nhân cảm ứng” và trận mưa châu chấu

Trong các cuốn Xuân Thu Tam Truyện, Sử Ký, Hán Thư đều có ghi chép về nạn mưa châu chấu trong lịch sử. Mùa thu năm Lỗ Văn Công thứ 3 (năm 624 TCN) thời Xuân Thu nước Tống xuất hiện mưa châu chấu như rợp trời dậy đất, nó nhiều đến độ như trời đổ mưa lớn không dứt. Bởi vì lương thực ngũ cốc bị chúng ăn sạch, hậu quả vô cùng nghiêm trọng, rất nhiều cuốn chính sử đều ghi chép về thảm hoạ kỳ dị này.

Xuất hiện đại nạn mưa châu chấu, hoa màu bị tàn phá, lương thực thiếu hụt đều không phải chuyện ngẫu nhiên. Trong văn hoá truyền thống Trung Hoa có giảng về vũ trụ quan, nhân sinh quan và sự cảm ứng giữa con người và thiên thượng, nhận thức được rằng con người và thiên thượng đều có sợi dây liên kết với nhau. Những vị cổ thánh tiên hiền quan sát và cảm nhận được thực sự thiên tượng và nhân gian con người có đối ứng với nhau, chính là nói trời xanh có thể thấy rõ hành vi của con người và ông Trời sắp đặt chuyện gì cũng sẽ ảnh hưởng đến các sự vụ nơi thế gian.

Đại học vấn gia Lưu Hướng thời nhà Hán trong cuốn Hồng Phạm Ngũ Hành Truyện cũng đã giải thích nguyên do chính của nạn châu chấu xảy đến với con người có một số điểm lớn chú ý như: Bởi vì hình phạt tàn khốc bạo ngược, bởi vì lòng tham vô đáy, bởi vì huy động dân chúng phát triển quân đội, chinh chiến liên miên. Lưu Hướng cho rằng “mưa châu chấu" ở nước Tống là một hiện tượng “thiên nhân cảm ứng", thảm hoạ kỳ dị này có liên quan đến việc người cầm quyền nước này “bị báo ứng do chế độ độc tài bạo lực", bởi lẽ những kẻ trong triều đình lạm quyền giết chóc người vô cớ, dùng bạo lực khổ hình, liên tục thu thuế của dân chúng không nương tay, càng không màng tới cuộc sống của họ.

Vậy nên mới nói, nạn châu chấu và hiện tượng “Thiên nhân cảm ứng" là có đối ứng, kẻ xấu bạo quyền chắc chắn sẽ bị trời xanh trừng phạt. Vậy thì đối với những hiền sĩ thanh liêm thì nạn châu chấu sẽ thể hiện ra như thế nào. Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu một số câu chuyện sau trong các sách sử:

Châu chấu kính sợ né tránh quan hiền thanh minh

Trong cuốn Luận Hành của Vương Sung thời Đông Hán có ghi chép việc thế nhân lưu truyền một câu chuyện kể rằng: “Khi Trác Công làm huyện lệnh ở Nam Dương (nay là Lạc Dương tỉnh Hà Nam) thì châu chấu không dám vào huyện. Bởi lẽ Trác Công là một vị hiền minh lại rất chân thành tốt bụng, vì vậy nạn châu chấu không hề bay vào địa phận của ông cai quản”.

Cuốn Quảng Đông Tiên Hiền Truyện cũng có ghi chép câu chuyện tương tự rằng: “Hoàng Hào nhậm chức Hoàng huyện lệnh (quận Trần Lưu, nay thuộc thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam), ông vốn dĩ là người yêu dân như con, luôn vì người trước vì mình sau. Huyện lệnh luôn ăn uống rất đạm bạc, mặc đơn giản, ăn uống chỉ cần qua loa cơm rau không cần thịt, tất cả bổng lộc mà ông có đều đem dùng cứu tế người nghèo, trong ngoài huyện lúc nào cũng vui tươi thái bình. Năm đó các huyện khác bị nạn châu chấu, riêng chỉ có mình huyện Hoàng không hề có nạn, năm nào ngũ cốc cũng đầy đủ phong phú.

ông vốn dĩ là người yêu dân như con, luôn vì người trước vì mình sau.
Ông vốn dĩ là người yêu dân như con, luôn vì người trước vì mình sau. (Ảnh chụp phim Tam Tự Kinh)

Cuốn Hậu Hán Thư cũng có ghi chép một câu chuyện tương tự như vậy, ở huyện Ngô có quan Từ Hủ là một người rất thanh liêm, yêu dân như con. Khi ông làm huyện lệnh ở huyện Tiểu Hoàng, quận Trần Lưu gặp phải nạn châu chấu, tuy nhiên đàn châu chấu này chỉ đi qua huyện, không ở lại, cũng không gặm nhấm chút lương thực nào. Khi đó Thứ sử trách tội Từ Hủ không trị nạn châu chấu, tiểu huyện lệnh thừa nhận bản thân vô dụng liền cáo quan từ chức. Khi ông vừa nghỉ quan thì đàn châu chấu lại quay trở lại. Thứ sử lúc đó giật mình hiểu ra vấn đề, liền hối lỗi sai lầm với Từ Hủ, mong ông phục quan trị vì huyện Tiểu Hoàng. Khi Từ Hủ quay lại nhậm chức huyện lệnh, toàn bộ đàn châu chấu lại bay đi nơi khác.

Trong cuốn Đông Quan Hán Ký - Truyện Thất có ghi chép: Mã Lăng làm Thái thú ở Quảng Lăng (nay là thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô), trong quận thường có châu chấu đến phá hoại ngũ cốc, khiến cho giá cả lương thực tăng cao. Mã Lăng trị vì địa phương này có rất có uy đức, ông kiểm tra các vị quan sứ trong quận, tấu lên vua bãi miễn những tham quan vô lại, cắt giảm thuế má, giúp đỡ người nghèo, khiến người dân ở Quảng Lăng yên tâm an cư lạc nghiệp. Hơn nữa ông còn cải cách lại hệ thống ao hồ, giúp bách tính có thêm thu nhập. Cứ như vậy những con châu chấu liền kéo nhau thành đàn bay ra biển lớn, từ đó về sau không quay lại tàn phá nữa.

Châu chấu kính nể tránh xa người hiếu thuận

Châu chấu không chỉ kính sợ những nơi có quan thanh liêm, chúng còn kính nể và tránh xa những nơi có người hiếu thuận sinh sống. Trong cuốn Trần Lưu Kỳ Cựu Truyện có chép một câu chuyện rằng: Con trai của Cao Thận ở Trần Lưu vô cùng hiếu thuận với cha già, thường tận lực phục dưỡng thân sinh. Một năm nạn châu chấu hoành hành nghiêm trọng, tuy nhiên châu chấu dường như nhận biết được người con hiếu thuận, chỉ riêng lúa mạch nhà họ Cao là châu chấu không ăn.

Con trai của Cao Thận ở Trần Lưu vô cùng hiếu thuận với cha già
Con trai của Cao Thận ở Trần Lưu vô cùng hiếu thuận với cha già. (Ảnh chụp phim Tam Tự Kinh)

Thật trùng hợp, thời Hán Hòa Đế cũng có câu chuyện kể về châu chấu kính sợ con hiếu quan hiền. Trong Hiếu Tử Truyện có chép rằng: Ngụy Liên rất hiếu thuận với cha, nhận chức huyện lệnh ấp Xương. Bách tính đều yêu quý vị quan hiếu thuận này, họ cũng được ông cảm hoá trở nên thành thật không dối trá. Một năm gặp phải đại nạn châu chấu, nhưng trong ngoài ấp của ông lương thực đều rất đầy đủ phong phú.

Liên kết các mắt xích mà nhìn nhận, đàn châu chấu ào ào hung hăng kéo nhau đến, kỳ thực là nhắm đến những “kẻ dùng hình phạt tàn khốc bạo ngược, lòng tham vô đáy, huy động dân chúng phát triển quân đội, chinh chiến liên miên”. Lịch sử đã có những bài học sâu sắc làm gương cho hậu nhân, đặc biệt cho con người hiện đại ngày nay hiểu được đạo lý “thiên nhân cảm ứng". Hiền sĩ thanh quan, trung thần hiếu tử đều được nhận trợ giúp từ trời xanh, châu chấu cũng kính sợ mà rời xa, những ví dụ này trong lịch sử đều có ghi chép. Cuốn Đông Quan Hán Hý - Lương Phúc Truyện có ghi rằng: “Nạn châu chấu sẽ bị ‘Đức’ diệt, vĩnh viễn không quay lại" (Đức hay đạo đức). Nói thẳng ra, chính là muốn nhắn nhủ thế nhân khắc ghi trong tâm những giáo huấn dạy bảo, khuyên nhủ thiện lương, khiến người người hưởng lợi vô cùng...

Anh Kỳ

Theo: Epochtimes



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Người xưa nhìn nhận và thoát khỏi đại nạn châu chấu như thế nào?